So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học năm 2024

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày nhưng bạn có phân biệt được kem chống nắng vật lý và hóa học? Ngoài cơ chế chống nắng, thành phần sản phẩm, hai loại kem này còn có những ưu nhược điểm khác nhau mà người dùng nên phân biệt để chọn đúng sản phẩm phù hợp nhằm bảo vệ làn da một cách tốt nhất.

Kem chống nắng có mấy loại?

Kem chống nắng uv được chia thành 3 loại cơ bản: Kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học và kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học.

1. Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý (Sunblock) được sản xuất với thành phần chính là ZinC Oxide và Titanium Dioxide. Sản phẩm bảo vệ da nhờ cơ chế phản xạ lại các tia UV gây hại, ngăn không cho các tia UV xuyên qua da, gây nên sạm đen, tàn nhang, làm đứt gãy các liên kết Collagen khiến da lão hóa sớm.

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học năm 2024

2. Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) được sản xuất với các thành phần chính gồm Oxybenzone, Avobenzone, Sulisobenzone, Octylcrylene… Nếu như kem chống nắng vật lý hoạt động với cơ chế phản xạ lại UV thì kem chống nắng hóa học hấp thụ UV, thẩm thấu và chuyển hóa thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với da.

3. Kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học

Nếu như trước kia chỉ phân loại kem chống nắng vật lý và hóa học thì hiện nay rất nhiều thương hiệu cho “lai” giữa 2 loại kem này. Kem chống nắng vật lý lai hóa học này giúp bảo vệ da toàn diện thông qua việc kết hợp, bù trừ ưu nhược điểm, mang tới hiệu quả bảo vệ da được đánh giá cao là không tạo màng trắng trên da, giữ được độ bền lâu dưới nắng.

\>>> Xem thêm: Kem chống nắng có tác dụng gì? 5 lý do nên dùng kem chống nắng hàng ngày

\>>> Xem thêm: Top 10 kem chống nắng tốt nhất hiện nay cho mọi loại da

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Dễ dàng phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học thông qua các tiêu chí sau:

Thành phần

Cơ chế bảo vệ

Loại da phù hợp

Ưu điểm

Nhược điểm

Kem chống nắng vật lý

ZinC Oxide và Titanium Dioxide

Phản xạ tia UV

Da nhạy cảm, kích ứng

Lành tính, ít kích ứng. Khả năng chống nắng ngay sau khi thoa. Thời gian chống nắng da dài

Để lại vệt trắng trên da, dễ gây bí da hình thành mụn.

Kem chống nắng hóa học

Oxybenzone, Avobenzone, Sulisobenzone

Hấp thu & chuyển hóa UV thành nhiệt vô hại

Da dầu, da mụn

Mỏng nhẹ, không bít tắc lỗ chân lông. Không để lại vệt trắng, hạn chế bóng dầu

Cần thoa trước 20 phút khi ra ngoài. Thời gian chống nắng kém hơn, dễ gây kích ứng da

Kem chống nắng lai vật lý và hóa học

ZinC Oxide, Titanium Dioxide, Oxybenzone, Avobenzone

Kết hợp 2 cơ chế trên

Mọi loại da

Hạn chế kích ứng da, không để lại vệt trắng, không bít tắc lỗ chân lông, thẩm thấu nhanh vào da

Có thể gây bóng dầu do thành phần Tinosorb

Để phân biệt và lựa chọn được sản phẩm phù hợp, cần xác định được loại da và đọc kỹ bảng thành phần sản phẩm. Điều này sẽ giúp chọn được sản phẩm, phát huy được hiệu quả bảo vệ và hạn chế nguy cơ kích ứng da.

\>>> Xem thêm: So sánh các loại kem chống nắng tốt nhất hiện nay

\>>> Xem thêm: Review Top 5 kem chống nắng cho da treatment hiệu quả nhất được khuyên chọn

Nên chọn kem chống nắng nào cho da?

Dựa trên yếu tố loại da, khi trang điểm và khi hoạt động ngoài trời, dưới đây là một hướng dẫn để bạn chọn kem chống nắng mặt phù hợp:

Theo từng loại da

- Da nhạy cảm: Nếu bạn sở hữu da nhạy cảm, dễ kích ứng thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn tốt. Thành phần vật lý như ZinC Oxide và Titanium Dioxide lành tính, ít gây kích ứng và phù hợp với da nhạy cảm.

- Da dầu và da mụn: Kem chống nắng hóa học thẩm thấu nhanh hơn, không bóng dầu, không gây bít tắc nên rất thích hợp cho da dầu hoặc da mụn bởi không làm trầm trọng thêm tình trạng này.

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học năm 2024

- Da khô, da thường: Cả kem chống nắng vật lý và hóa học đều có thể phù hợp cho da khô. Tùy vào sở thích và nhu cầu bạn dễ dàng chọn được sản phẩm cho mình.

Khi trang điểm

Dù các loại kem nền, cushion đều có chỉ số chống nắng tốt (SPF 50+, PA+++) nhưng việc yêu cầu lớp nền mỏng nhẹ không giúp da được bảo vệ tối đa. Vì vậy, việc thoa kem chống nắng trước khi trang điểm là rất cần thiết.

- Da nhạy cảm, cần nâng tone: Nhờ khả năng nâng tone nên khi trang điểm, bạn có thể tận dụng kem chống nắng vật lý làm lớp kem lót. Kem chống nắng vật lý cũng rất lành tính, không gây kích ứng khi trang điểm.

- Da cần lớp finish khô ráo, bền màu: Thẩm thấu nhanh, hỗ trợ kiềm dầu, kem chống nắng hóa học là chân ái cho những ai cần lớp nền khô ráo, hoạt động suốt ngày dài.

Khi hoạt động ngoài trời

Kem chống nắng vật lý và hóa học đều có thể được sử dụng khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đặc điểm da của mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nên ưu tiên sản phẩm có khả năng chống nước, chống mồ hôi, tránh tình trạng kem trôi nhanh do vận động đổ mồ hôi hay khi đi bơi.

\>>> Xem thêm: Kem chống nắng nào tốt cho da được chuyên gia khuyên chọn năm 2024

\>>> Xem thêm: Top 7 kem chống nắng vật lý tốt cho da nhạy cảm, không gây kích ứng

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng mỗi ngày

Khi sử dụng kem chống nắng hàng ngày, hãy lưu ý các điểm sau để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da và sức khỏe tổng thể:

- Chọn kem chống nắng phổ rộng. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30+ (~95%), PA tối thiểu +++ (~98%). SPF thể hiện mức độ bảo vệ da khỏi tia UVB, PA cho biết mức độ chống lại tia UVB. Với các sản phẩm chống nắng phổ rộng, da sẽ được bảo vệ toàn diện khỏi đen sạm, đốm nâu, lão hóa da sớm và cả ung thư da hắc tố.

- Sử dụng đủ lượng kem chống nắng. Thoa một lượng kem chống nắng đủ để bảo vệ toàn bộ khuôn mặt và vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Nên lấy khoảng 2mg trên 1cm2 diện tích da. Vậy lượng chống nắng cần cho toàn bộ khuôn mặt là 2g hay 1 quả nho/1 đồng xu/2 ngón tay.Không quên áp dụng lên các vùng da khác như cổ và sau cổ.

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học năm 2024

- Thoa kem chống nắng đúng cách. Thoa kem chống nắng lên da khoảng 15-30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng (đối với kem chống nắng hóa học). Điều này cho phép sản phẩm thẩm thấu và hoạt động tốt trên da. Lặp lại việc thoa kem sau mỗi 2 - 4 giờ hoặc sau khi tiếp xúc với nước, đổ mồ hôi nhiều hoặc va quệt trên da.

- Kết hợp với các biện pháp bảo vệ khác. Bên cạnh việc thoa kem chống nắng mỗi ngày, hãy sử dụng các biện pháp che chắn khác như đội mũ, kính râm, áo dài tay để bảo vệ da. Đặc biệt, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UVB và UVA mạnh nhất. Đồng thời, nên sử dụng viên uống chống nắng để đạt được hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.

\>>> Xem thêm: Top 10 viên uống chống nắng trắng da tốt nhất hiện nay

\>>> Xem thêm: Tác hại tiềm ẩn từ việc dùng 2 loại kem chống nắng trong 1 ngày

Gợi ý kem chống nắng được chuyên gia khuyên chọn

Được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu mỹ phẩm sinh học Geneworld, kết hợp cả 2 cơ chế bảo vệ da của kem chống nắng vật lý và hóa học, kem chống nắng Bio Sunscreen SPF 50+, PA+++ được các chuyên gia da liễu đánh giá cao bởi hiệu quả và tính an toàn mà sản phẩm mang lại.

Ưu điểm của kem chống nắng Bio Sunscreen:

- Chống nắng phổ rộng, bảo vệ da vượt trội khỏi lão hóa da sớm, tăng sinh sắc tố melanin và tàn nhang

- Lai giữa kem chống nắng vật lý và hóa học, khắc phục được nhược điểm, phát huy ưu điểm của từng loại sản phẩm

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học năm 2024

- Bổ sung thành phần sinh học (chiết xuất nhân sâm lên men và vitamin E dạng vi nang) dưỡng ẩm, làm dịu, trẻ hóa da

- Chất kem mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, có thể dùng như lớp kem lót trang điểm

- Hỗ trợ kiềm dầu, khô thoáng, không bít tắc lỗ chân lông, không gây mụn trứng cá

- Phù hợp với mọi loại da, kể cả da dễ kích ứng, da nhạy cảm

(*) Chi tiết thành phần: Aqua, Homosalate, Ethylhexyl Methoxycinnamate, Zinc Oxide, Ethylhexyl Salicylate, Butyl Methoxydibenzoylmethane, Bis-Ethylhexyl Hydroxydimethoxy Benzylmalonate, Hydrogen Dimethicone, Silica, PVP, Phenoxyethanol, Chlorphenesin, Disodium EDTA, BHT, Boron Nitride, Butylene Glycol Cocoate, Caprylic/capric triglyceride, Polyglyceryl-3 Diisostearate, Polymethylsilsesquioxane, Dimethicone, Cyclopentasiloxane, Trimethylsiloxysilicate, Titanium Dioxide, Lactobacillus, Lactobacillus/Panax Ginseng Root Ferment Filtrate, Butylene Glycol, Octyldodecanol, Octyldodecyl Xyloside, PEG-30 Dipolyhydroxystearate, Dextrin Palmitate, Diethylhexyl Syringylidenemalonate, Tocopherol, Polymethyl Methacrylate, Tricaprylin.

Kem chống nắng vật lý khác gì kem chống nắng hóa học?

Sự khác biệt trong hai loại kem chống nắng này còn nằm ở cách thức hoạt động: Kem chống nắng hóa học hấp thụ tia UV và chuyển đổi chúng thành nhiệt, sau đó giải phóng nó khỏi da của bạn. Kem chống nắng vật lý nằm trên bề mặt da và tạo ra một rào cản vật lý phản chiếu tia nắng mặt trời.2 thg 3, 2023nullPhân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa họcimageskincare.vn › Blognull

Kem chống nắng lại vật lý và hóa học là gì?

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là sự kết hợp giữa chất chống nắng vật lý và chất chống nắng hóa học, tạo nên một sản phẩm chống nắng bảo vệ da toàn diện và hiệu quả. Đặc điểm của kem chống nắng vật lý lai hóa học: Kết hợp ưu điểm của chất chống nắng vật lý và hóa học. Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA, UVB.nullKem chống nắng vật lý lai hóa học là gì? Ưu và nhược điểmlaboratoriosbabe.com.vn › kem-chong-nang-vat-ly-lai-hoa-hocnull

Tại sao gọi là kem chống nắng vật lý?

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ có khả năng phản xạ lại các tia UV, không cho tia UV xuyên qua da. Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý thường có Zinc Oxide và Titanium Dioxide… Kem chống nắng vật lý có tên tiếng anh là Sunblock.nullCách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa họcpaulaschoice.vn › Cách chống nắng cho làn danull

Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) là loại kem chống nắng chứa các thành phần hữu cơ chủ yếu như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,... hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây tổn hại đến da.nullƯu nhược điểm của kem chống nắng hóa học - Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › uu-nhuoc-diem-cua-kem-chong-nang-hoa-hocnull