So sánh đôi tai darwin với tai bình thường

Nói tóm lại, thế giới tiến hóa đều là hai lực tích cực và tiêu cực hỗ trợ và triệt tiêu lẫn nhau, dù là ở vào thời kỳ nào thì các loại hiện tượng đều là đồng nhất, giống như trời lạnh rồi thì chỗ nào cũng lạnh, trời nóng rồi thì chỗ nào cũng nóng. Hiện nay chủ nghĩa đế quốc đang thịnh hành, đồng thời chủ nghĩa tư bản cũng thịnh hành, trong giới công thương cũng đã có những vua ô tô, vua dầu mỏ, vua sắt thép, vua ngân hàng… xuất hiện, giữa các dân tộc đã có những dân tộc tự cho rằng mình là ưu tú nhất, tất cả đều là những học thuyết tàn dư của thời kỳ thứ hai. Tiếp sau đó là tiến vào thời kỳ thứ ba, chủ nghĩa đế quốc bị tiêu diệt, đây là xu thế tất nhiên. Cho nên người nắm giữ đại kế của quốc gia cần phải nhìn rõ xu thế của thế giới để thuận theo, bằng không sẽ bị tự nhiên đào thải.

2/ Đính chính lại học thuyết của Darwin

Tôi nói chuyện với bạn bè về Darwin, bạn tôi cảnh cáo rằng: “Lý Tôn Ngô, anh cứ giảng Hậu Hắc học của anh là được rồi, tuyệt đối không được đề cập đến phạm vi khoa học đâu đấy. Darwin là chuyên gia về sinh vật học, thuyết nguồn gốc muôn loài của ông ấy là kinh nghiệm thực tiễn mấy chục năm, lần lượt khảo sát hết các loài côn trùng cây cỏ, chim bay thú chạy, đã được chứng minh là đúng đắn nên phát biểu ra, là có căn cứ khoa học đấy. Anh không phải là nhà khoa học, tốt nhất đừng có đề cập đến ông ấy, tránh gây ra trò cười”. Tôi nói: “Darwin có thể xưng là nhà khoa học, lẽ nào Lý Tôn Ngô tôi không thể xưng là nhà khoa học sao? So sánh giữa hai người thì học lực của tôi còn cao hơn cả Darwin, vì sao lại nói vậy? Thuyết nguồn gốc muôn loài của ông ấy là thúet minh cho tình hình xã hội của cầm thú, Hậu Hắc học của tôi là thuyết minh cho tình hình xã hội của loài người, ông ấy nghiên cứu cầm thú chỉ là đứng bên cạnh quan sát, tự thân vẫn chưa biến thành cầm thú, ở cùng một chỗ với chúng, khó tránh khỏi có một lớp màng ngăn cách với tình hình xã hội của cầm thú. Tôi thì đã biến thành người rồi, hơn nữa còn ở cùng một chỗ với loài người mấy chục năm, lẽ nào học lực của tôi không vượt xa hơn cả Darwin hay sao? Darwin tìm ra được một nguyên tắc trong xã hội của cầm thú, nếu chỉ dùng trong xã hội của cầm thú thì chúng ta chẳng quan tâm làm gì, nhưng nay lại ngang nhiên dùng trong xã hội loài người, chúng ta đương nhiên có thể bác bỏ ông ấy, trong xã hội loài người tìm được nhà khoa học kiểu như Darwin, nhưng trong xã hội của cầm thú không tìm được nhà khoa học kiểu như Darwin, đủ để chứng minh hai loại xã hội vốn khác biệt, cho nên học thuyết của Darwin không thích hợp để dùng với xã hội loài người”.

Ngày nay mọi người động một tí là đưa ra ba chữ nhà khoa học để dọa những người bình thường như chúng tôi, nhưng không biết rằng nhàkhoa học thông minh lên thì thông minh gấp trăm lần người bình thường, nhưng hồ đồ lên thì cũng hồ đồ gấp trăm lần người bình thường. Newton có thể coi là một nhà khoa học độc nhất vô nhị, ông nuôi hai con mèo một to một nhỏ, một hôm liền bảo người thợ mộc đục cho mình hai cái lỗ một to một nhỏ ở trên cửa, để cho con mèo to đi qua lỗ to, con mèo nhỏ đi qua lỗ nhỏ. Bất cứ người nào đều biết rằng: Chỉ cần đục một cái lỗ to, hai con mèo to và nhỏ đều có thể ra vào được, nhưng Newton lại không biết điều đó, đây chẳng phải là hồ đồ hơn người bình thường gấp trăm lần ư? Cho nên đối với các nhà khoa học và học thuyết của họ, chúng ta không thể không cẩn trọng xem xét, đề phòng trong học thuyết của họ có ẩn chứa cái lỗ cho con mèo của Newton.

Bởi vì các nhà khoa học có lúc hồ đồ hơn người bình thường tới cả trăm lần, cho nên học thuết của các chuyên gia thường không thông suốt, ví dụ Adam Smith chẳng lẽ không phải là nhà kinh tế ư, nhưng học thuyết của ông ta vẫn không thông suốt. Lời nói của thế hệ tôi không đủ để làm bằng chứng, lẽ nào lời phê bình của chuyên gia đều đáng tin hay sao? Hỡi ôi, các vị chớ có nhầm, khiến cho thế giới này náo loạn không yên đều là đặc ân của những nhà khoa học như Darwin, Smith… ban cho đó.

Darwin nói về cạnh tranh, vừa mở miệng ra đều là sài lang, hổ báo; kẻ hèn này nói về Hậu Hắc học, vừa mở miệng ra đều là Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền. Đám người Tào, Lưu là nhân kiệt nghìn đời, mức độ văn minh của họ không biết cao hơn sài lang hổ báo gấp bao nhiêu lần, tạm thời không bàn luận những chuyện khác nhưng hình mẫu mà tôi lựa chọn đã cao hơn hình mẫu mà Darwin lựa chọn rất nhiều rồi. Do vậy thế giới được tạo ra từ nền tảng học thuyết của Darwin là thế giới của hổ báo, thế giới được tạo ra từ nền tảng học thuyết của kẻ hèn này là thế giới vô cùng văn minh. Darwin có thể xưng là nhà khoa học, kẻ hèn này đương nhiên cũng có thể xưng là nhà khoa học, có điều Darwin là nhà khoa học về sinh vật học, còn kẻ hèn này là nhà khoa học về Hậu Hắc học.

Darwin (1809 – 1882) Nhà sinh vật học người Anh, người đặt nền móng cho thuyết tiến hóa. Từng tham gia chuyến đi kéo dài 5 năm trên tàu Beagle vòng quanh thế giới, tiến hành quan sát và sưu tập một lượng lớn các loài động thực vật và kết cấu địa chất. Xuất bản tác phẩm nổi tiếng vượt thời đại “Nguồn gốc của muôn loài”, đề xuất học thuyết tiến hóa luận sinh vật, từ đó lật đổ mọi lập luận về chúa tạo ra muôn loài và các loài không biến đổi của những người duy tâm. Ngoài sinh vật học, lý luận của ông đối với sự phát triển của nhân loại học, tâm lý học và triết học đều có ảnh hưởng không thể xem thường. Các tác phẩm khác gồm có “Biến dị của động vật và thực vật khi nuôi dưỡng tại nhà”, “Nguồn gốc loài người và lựa chọn tính”.

Darwin nghiên cứu sinh vật học mấy chục năm, đã nghiên cứu hết các loài côn trùng thảo mộc, chim bay thú chạy trên toàn thế giới, chỉ có riêng động vật bậc cao là chưa được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông, cho nên học thuyết của ông còn để lại chỗ sơ hở. Xin hỏi động vật bậc cao là gì? Đáp: Chính là bản thân Darwin, ông đã bỏ qua xã hội loài người, bỏ qua tâm lý và hành vi của chính mình, cho nên học thuyết mà ông sáng tạo ra không thể không có chỗ sơ hở.

Trong phòng thí nghiệm của Darwin có một động vật bậc cao mà ông chưa từng nghiên cứu, chúng ta không ngại thay ông nghiên cứu vậy. Darwin vừa được sinh ra, chúng ta liền áp dụng phương pháp sưu tầm tiêu bản động vật, bắt cả mẹ lẫn con của ông sang Trung Quốc, dùng cơm gạo trắng của Trung Quốc để nuôi lớn ông, chúng ta dùng phương pháp mà Darwin nghiên cứu động vật đứng bên cạnh quan sát, cho đến tận khi ông chết già là có thể phát hiện ra điểm tự mâu thuẫn trong học thuyết của ông.

Darwin vừa được sinh ra liền đã biết bú sữa mẹ, nếu như không cho ông ăn thì ông sẽ khóc mãi không thôi, khóc để đòi ăn, đây có thể gọi là cạnh tranh sinh tồn, quan sát từ điểm này thì học thuyết của Darwin không sai. Lớn lên một chút, đã có thể ăn được thức ăn, trong tay mẹ cầm một miếng bánh, ông nhìn thấy liền giơ tay ra đòi, bỏ vào trong miệng mình. Bà mẹ bế ông ngồi ăn cơm, ông liền thò tay giật cái bát của mẹ, nếu không đề phòng có thể bị rơi xuống đất vỡ tan, hiện tượng này cũng là cạnh tranh sinh tồn, học thuyết của Darwin cũng không sai. Nếu lớn thêm chút nữa, tự mình biết bưng bát ăn cơm rồi, ông vừa ngồi vào bàn ăn liền bê một cái bát không đưa cho mẹ để xới cơm, ăn hết lại đưa mẹ xin thêm cơm nữa, trước mặt người mẹ có đặt một bát cơm đầy, ông không giằng lấy nữa, hiện tượng cạnh tranh đột nhiên giảm bớt, chẳng phải là chuyện rất kỳ lạ hay sao? Lại lớn thêm chút nữa, tự ông biết xới cơm ở trong nồi, không cần mẹ phải xới cơm cho mình nữa, có lúc trong nồi không đủ cơm, ông vẫn chưa ăn no bèn ôm lấy mẹ mà khóc, mẹ liền sẻ một nửa bát cơm của mình cho ông ăn, ông mới chịu yên, nhưng nếu mẹ không chia cơm cho ông thì ông cũng không đi giằng lấy. Lại lớn thêm chút nữa, cơm không đủ ăn, mẹ sẻ một nửa bát cơm của mình cho ông ăn nhưng ông không cần, ông sẽ tự mình lấy tiền trong túi ra ngoài phố mua đồ về ăn. Đến lúc đó, hiện tượng cạnh tranh đã không còn, há chẳng phải kỳ lạ hơn hay sao? Đó là vì lúc đứa trẻ mới ra đời chỉ nhìn thấy sữa trên người cha mẹ, lớn lên chút nữa thì nhìn thấy cơm trong bát của mẹ, lại lớn thêm chút nữa thì nhìn thấy cơm trong bát của mẹ, lại lớn thêm chút nữa thì nhìn thấy cơm trong nồi, lại lớn thêm chút nữa thì nhìn thấy đồ ăn ở ngoài phố. Không chỉ như vậy, sau khi Darwin trưởng thành, nhờ có học vấn rất tốt nên được làm giáo sư đại học, có người bạn nghèo khó đến vay tiền của ông, ông liền khảng khái cho bạn vay, sau này dư dả về tiền bạc còn đem tiền đi làm từ thiện hoặc những việc công ích, hiện tượng này hoàn toàn trái ngược với cạnh tranh, chẳng phải càng kỳ lạ hơn nữa hay sao? Bởi vậy chúng ta có thể đặt ra một nguyên tắc: “Cùng là một con người, tri thức càng tiến bộ, tầm nhìn càng sâu rộng, cạnh tranh càng giảm bớt”. Darwin viết sách lập thuyết chỉ kể cho mọi người những chuyện khi đứa trẻ còn nhỏ khóc đòi bú mẹ, giằng miếng bánh trong miệng người mẹ mà không kể cho mọi người những chuyện ông bố thí tiền bạc, chu cấp cho người nhà, làm việc từ thiện khi làm giáo sư, đây là một chỗ nên sửa chữa trong học thuyết của Darwin.