Sensing vs Intuition là gì

1. HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI

Cặp kí tự này thể hiện cách bạn dành sự chú ý và năng lượng của mình. Nếu bạn thích dành thời gian để chơi bời với bạn bè, ăn uống, … thì bạn là người hướng ngoại. Ngược lại, nếu bạn thích dành thời gian để suy nghĩ, sống với thế giới nội tâm và nghĩ về những ý tưởng của mình,… bạn là người hướng nội.

E và I là 2 kí tự được C.G.Jung đặt ra và sử dụng nhằm mục đích giải thích cho cách bạn hướng năng lượng của mình vào đâu. Và chính vì vậy, ý nghĩa của 2 kí tự này trong tâm lí học sẽ hoàn toàn khác biệt với chức năng sử dụng trong ngôn ngữ của chúng.

Đừng nhầm lẫn rằng hướng nội là nhút nhát, e thẹn, thiếu khả năng giao tiếp hay thích sống ẩn dật. Nhầm to đấy =]]

Hướng ngoại [Extraversion – E]

Bạn thích dành năng lượng của mình để tham gia nhiều sự kiện hay nhiều hoạt động khác nhau? Bạn thích thú khi được ở nơi đông người? Bạn thích hành động và biến mọi thứ thành hiện thực? Bạn dễ dàng nắm được mọi vấn đề nếu bạn có thể nói, thảo luận về nó và lắng nghe ý kiến từ người khác? Dưới đây là những miêu tả dành cho người hướng ngoại:

  • – Cởi mở, hòa đồng.
  • – Cảm thấy thoải mái hơn khi có người xung quanh và làm việc tập thể.
  • – Có rất nhiều bạn và quen biết nhiều người.
  • – Đôi khi hơi nóng vội, làm trước nghĩ sau.

Hướng nội [Introversion – I]

Bạn thích tập trung năng lượng của mình cho việc suy nghĩ về những ý tưởng, hình ảnh, kí ức, … nói chung là mọi thứ diễn ra trong não bạn? Bạn thích làm việc một mình hoặc chỉ làm việc với một nhóm ít người? Bạn thường suy nghĩ cẩn thận rồi mới hành động [không nóng vội]? Đôi khi lại cho rằng ý nghĩ trong đầu đôi khi tốt hơn là hành động ra ngoài? Nếu như thế, bạn được miêu tả là:

  • – Có xu hướng giữ những ý nghĩ cho riêng mình
  • – Cảm thấy thoải mái hơn khi ở 1 mình và làm mọi thứ 1 mình
  • – Thích thân với 1 số ít người hơn là quen với nhiều người.
  • – Nhiều lúc dành quá nhiều thời gian suy ngẫm mà không chịu biến nó thành hành động
  • – Đôi khi lại không kiểm tra tính thực tế của những ý nghĩ của mình.

TRỰC GIÁC HƯỚNG NỘI LÀ GÌ?

Trực giác hướng nội là một chức năng tiếp nhận thông tin. Nó thường được ký hiệu là Ni, viết tắt cho Introverted Intuition.

Chức năng này sẽ được thể hiện rõ nét nhất ở những type như INFJ hay INTJ.

Đặc điểm dễ thấy của Ni ở những type này, đó là họ thường không quá quan tâm tới bề mặt vật lý của sự vật hiện tượng, mà sẽ tập trung hơn vào cái “chân giá trị” của chúng.Vậy nó được vận hành như thế nào?

Khi đứng trước một sự vật hiện tượng, những thông tin thực tế từ thế giới khách quan vật lý bên ngoài sẽ được thu nạp thông qua các giác quan vào trong vô thức. Bên trong vô thức là một hệ thống thông tin lưu trữ những khuôn mẫu, quan điểm, niềm tin, triết lý mang tính chủ quan mà một người đã sẵn có, dù là bẩm sinh, hoặc tự mình tích lũy được. Hệ thống này sẽ tự động phân tích và diễn giải những thông tin khách quan mà người đó mới tiếp nhận.

Và sản phẩm cho ra sau quá trình này là một tín hiệu của trực giác. Nó xuất hiện dưới dạng một linh tính, một ảo ảnh, hoặc một cảm nhận chủ quan, mà như chúng ta vẫn thường gọi là “giác quan thứ 6”. Nó báo hiệu cho người đó về những ý nghĩa, nguyên nhân, bản chất, hay một cái nhìn tổng quan về sự vật hiện tượng trước mắt.

Đối với một người thuộc type INxJ thì cái tín hiệu của trực giác này hiện lên rất rõ nét, thuyết phục, chắc chắn, đến độ trở thành thực tại đối với người ấy – một thực tại tâm lý chủ quan. Tức là, mắt họ có thể hướng ra sự vật bên ngoài, nhưng họ lại nhìn thấy cái linh cảm bên trong.

Trong Psychological Types thì trực giác hướng nội được Carl Jung mô tả là chức năng kỳ lạ nhất. Nó có vẻ gì đó huyền bí, vì những linh cảm thường đến một cách ngẫu nhiên, không hiểu từ đâu xuất hiện.

Vì hoạt động của nó diễn ra sâu trong vô thức của một người, nằm ngoài phạm vi của ý thức. Do đó mà người dùng trực giác hướng nội sẽ có cảm giác “biết mà không hiểu tại sao mình lại biết”, hoặc là không lý giải được cái nhìn của mình cho người khác hiểu.

Tuy nhiên thì, về bản chất, Ni chỉ cung cấp một cái nhìn chủ quan về thế giới, nhưng không trực tiếp đưa ra phán xét hay thể hiện ra ngoài thành hành động. Để làm được điều này nó cần phải được hỗ trợ bởi một chức năng ra quyết định. Với INFJ thì đó là Fe: cảm xúc hướng ngoại, và với INTJ thì đó là Te: tư duy hướng ngoại.

Video liên quan

Chủ Đề