Nhịp tự thất là gì

Nội dung chính trong bài [Ẩn]

  • 1. Nhịp nhanh thất làgì?
  • 2. Những ai dễ bị bệnh nhịp nhanh thất?
  • 3. Triệu chứng của nhịp nhanh thất
  • 4. Nguyên nhân gây bệnh nhịp nhanh thất
  • 5. Chẩn đoán nhịpnhanh thất
  • 6. Điều trị nhịp nhanh thất như thế nào?
    • 6.1. Sử dụng thuốc điều trị nhịp nhanh thất
    • 6.2. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa điều trị nhịp nhanh thất
    • 6.3. Sử dụng thảo dược Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim
  • 7. Bị nhịp nhanh thất nên ăn gì và lưu ý sinh hoạt ra sao

Nhịp nhanh thất là tình trạng rối loạn nhịp tim đập với tần số nhanh bất thường trên 100 nhịp/phút xuất phát từ buồng trên của tim [tâm thất]. Bệnh làm giảm khả năng bơm máu của tim và có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu thêm những thông tin cụ thể hơn về nhịp nhanh thất qua bài viết sau đây nhé!

Nhịp nhanh thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Nhịp nhanh thất làgì?

Nhịp nhanh thất là tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh với tần số trên 100 nhịp/ phút làm phá vỡ nhịp điệu bình thường của tim và xuất phát từ buồng tâm thất [buồng tim phía dưới].

Bản chất của nhịp nhanh thất là một chuỗi 3 nhịp ngoại tâm thu liên tiếp trở lên nối liền nhau. Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài hơn một vài giây mỗi lần sẽ trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Nhịp nhanh thất duy trì là khi rối loạn nhịp tim kéo dài hơn 30 giây, ngược lại được gọi là nhịp nhanh thất không duy trì. Nhịp tim đập quá nhanh làm cho tim không có đủ thời gian đổ đầy máu trước khi bơm đi nuôi cơ thể, làm giảm lượng máu đến các cơ quan.

Đây là dạng rối loạn nhịp tim cần được theo dõi và điều trị kịp thời vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bản chất của nhịp nhanh thất là một chuỗi các nhịp ngoại tâm thu liên tiếp nối liền nhau

Các loại nhịp nhanh thất có thể kể đến như:

  • Nhịp nhanh thất dạng ngoại tâm thu: là dạng nhịp nhanh thất xảy ra do có nhiều nhịp ngoại tâm thu liên tiếp gần nhau, như ngoại tâm thu nhịp ba, ngoại tâm thu chùm đôi, chùm ba, thành chuỗi. Tình trạng này thường gặp ở những người bị thiếu máu cơ tim, tổn thương cơ tim nặng, ngộ độc digitalis

  • Nhịp nhanh tự thất: Sự phát sinh dòng điện bất thường tại tâm thất, gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng với các dạng như xoắn đỉnh, cuồng thất, rung thất. Dạng nhịp nhanh thất này thường gặp ở những trường hợp bị sốt, viêm cơ tim, ngộ độc digitalis, nhồi máu cơ tim...

Xem thêm:

  • Nhịp tim nhanh trên thất là gì? Triệu chứng và cách điều trị

  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất: nguyên nhân và cách điều trị

Những ai dễ bị bệnh nhịp nhanh thất?

Nhịp nhanh thất thường liên quan đến các vấn đề về tim gây tổn thương hoặc thay đổi cấu trúc cơ tim, làm phát sinh các đường điện bất thường.. Một số đối tượng có nguy cơ mắc nhịp nhanh thất cao cần chú ý như:

  • Người mắc bệnh hẹp - hở van tim

  • Người bị bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, viêm cơ tim

  • Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim như hội chứng QT kéo dài hoặc hội chứng Brugada.

  • Người suy tim

  • Người bệnh mạch vành

  • Người có tiền sử gia đình bị nhịp nhanh thất

  • Người có tiền sử bị đau tim

  • Người cao tuổi

Người cao tuổi có tiền sử tim mạch là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải nhịp nhanh thất

Triệu chứng của nhịp nhanh thất

Thông thường, khi bị nhịp nhanh thất, nhịp tim của bạn sẽ đập rất nhanh có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc kéo dài lâu hơn. Sau khi những cơn nhịp nhanh thất kết thúc, tâm thất sẽ bị giảm hiệu quả bơm máu gây ra tình trạng các cơ quan khác không được cung cấp đủ máu cần thiết và gây ra những triệu chứng như:

  • Choáng váng, lâng lâng, xây xẩm, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu

  • Xuất hiện cảm giác khó chịu, tức ở ngực.

  • Khó thở, nghẹn ở cổ

  • Đánh trống ngực

  • Nhịp tim nhanh có thể lên đến 140 - 200 nhịp/ phút hay thậm chí là nhanh hơn nữa.

  • Tim đôi khi ngưng đập trong thời gian ngắn

Trong một số trường hợp, người bị nhịp nhanh thất không hề có triệu chứng nào cả.

Người mắc nhịp nhanh thất thường xuyên xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở

Nguyên nhân gây bệnh nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất tạo ra theo 2 cách, một là dòng điện tim bất thường được phát sinh hoặc đi qua tâm thất, hai là cơ tâm thất tự hoạt động để sinh ra nhịp đập bất thường. Bệnh có thể xảy ra ở người khỏe mạnh không có tổn thương cấu trúc tim hoặc những người có tổn thương tim, sẹo tim trước đó. Ở những người bệnh tim mạch gặp phải cơn nhịp nhanh thất sẽ nguy hiểm hơn và có thể đe dọa tính mạng còn những người có tim bình thường bệnh có thể tự hết mà chưa cần điều trị.

Cơ tim bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Chẩn đoán nhịpnhanh thất

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhịp nhanh thất, người bệnh sẽ được chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán như sau:

  • Đo điện tâm đồ [ECG]: giúp ghi lại thời gian và cường độ của tín hiệu điện tim. Ngoài đo điện tâm đồ tại bệnh viện, bạn có thể được chỉ định đeo máy Holter 24h để theo dõi điện tim trong vòng 24 giờ.

  • Đo điện sinh lý tim: để xác định vị trí phát sinh các ổ loạn nhịp tim.

  • Chụp hình ảnh tim chẩn đoán nhịp nhanh thất thông qua các phương pháp như:

    • Siêu âm tim: xác định khu vực máu lưu thông kém, bệnh lý van tim, cơ tim

    • Chụp cộng hưởng từ: cung cấp hình ảnh tĩnh hoặc động về cách máu lưu thông qua tim

    • Chụp cắt lớp vi tính: cung cấp hình ảnh mặt cắt ngang của tim

    • Chụp mạch vành: phát hiện các vị trí mạch vành tắc nghẽn

    • Chụp X-quang lồng ngực: phát hiện suy tim sớm

  • Nghiệm pháp gắng sức: Đánh giá hoạt động của tim khi bạn đi bộ trên máy hoặc dùng thuốc để làm tăng nhịp tim

  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về cơn ngất ở người nhịp tim nhanh.

Siêu âm tim giúp chẩn đoán những nguyên nhân gây nhịp nhanh thất

Điều trị nhịp nhanh thất như thế nào?

Việc điều trị nhịp nhanh thất cần căn cứ vào các triệu chứng cũng như mức độ cơ nhịp nhanh. Bạn sẽ không cần điều trị nếu bạn không bị bệnh tim tiềm ẩn, bạn không có triệu chứng bệnh và các cơn nhịp nhanh thất xảy ra trong thời gian rất ngắn. Ngược lại, nếu bạn được chẩn đoán nhịp nhanh thất và đang có dấu hiệu của bệnh, bạn cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Những cơn nhịp nhanh thất nếu không được điều trị có thể phát triển thành rung tâm thất và đe dọa đến mạng sống người bệnh. Trong quá trị điều trị, chuyên gia sẽ thực hiện theo mục tiêu ngăn chặn những cơn rối loạn nhịp tim và nhanh chóng ổn định nhịp tim.

Với những trường hợp gặp phải cơn nhịp nhanh thất kéo dài cần được cấp cứu khẩn cấp bằng cách sử dụng máy khử rung tim hoặc sốc tim hay dùng thuốc uống hoặc tiêm.

Cách chữa nhịp nhanh trên thất hiệu quả từ chuyên gia

Xem thêm:

  • Nhịp nhanh nhĩ là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?

  • Nhịp nhanh nhĩ đa ổ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sử dụng thuốc điều trị nhịp nhanh thất

Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trịnhịp nhanh thất kéo dài tại bệnh viện có thể kể đến như:

  • Amiodarone: được ưu tiên chỉ định cho những cơn nhịp nhanh thất do bệnh tim thiếu máu cục bộ.

  • Lidocaine [Xylocaine]: thuốc sẽ được sử dụng tim TM 1 - 1,5mg/ kg cân nặng sau đó truyền TM 1 - 4 mg/ phút.

  • Procainamid: được chỉ định sau khi sử dụng Lidocaine nhưng không có hiệu quả.

Đối với những trường hợp nhịp nhanh thất cần điều trị dài hạn có thể được chỉ định một số loại thuốc như chẹn kênh canxi, chẹn kênh natri, chẹn beta giao cảm Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tim mạch nên không được chỉ định thường xuyên.

Các biện pháp can thiệp ngoại khoa điều trị nhịp nhanh thất

Một số trường hợp nhịp nhanh thất mạn tính có thể được chỉ định một số phương pháp can thiệp ngoại khoa để ngăn ngừa tái phát các cơn nhịp nhanh như:

  • Cấy máy khử rung tim: một thiết bị nhỏ sẽ được cấy vào cơ thể bệnh nhân giúp ổn định nhịp tim.

  • Đốt điện tim bằng ống thông: có khả năng loại bỏ những mô tim gây nên nhịp tim bất thường.

  • Phẫu thuật tim điều trị bệnh tim mạch nền, chẳng hạn như tắc hẹp mạch vành, hở van tim...

  • Cấy máy tạo nhịp tim: giúp đồng bộ hoá các hoạt động co bóp của buồng tim.

Cấy máy khử rung tim là biện pháp có thể được chỉ định

Sử dụng thảo dược Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim

Bên cạnh những phương pháp y khoa về điều trị nhịp nhanh thấtđược nhắc đến ở trên, sử dụng thảo dược giúp ổn định nhịp tim cũng là một sự lựa chọn hợp lý và an toàn dành cho những bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là nhịp nhanh thất.

Khổ sâm là một trong những loại thảo dược được phát hiện có công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, rễ Khổ sâm có chứa hoạt chất oxymatrine với khả năng điều hòa nồng độ các chất điện giải bên trong cơ tim, từ đó giúp ổn định điện thế trong tim, ổn định tính dẫn truyền điện tim nên giúp ổn định nhịp tim, giảm tần suất và mức độ cơn nhịp nhanh thất hiệu quả.

Các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Khổ sâm có thể giúp người bệnh nhịp nhanh thất kiểm soát các cơn loạn nhịp hiệu quả hơn

Bị nhịp nhanh thất nên ăn gì và lưu ý sinh hoạt ra sao

Đối với những bệnh nhân đang điều trịnhịp nhanh thất, việc xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh là thực sự cần thiết. Để hạn chế những nguy cơ hoặc biến chứng do nhịp nhanh thất gây nên, bạn cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng và lưu ý những điều sau:

  • Thực phẩm giàu Magie: hạnh nhân, bí ngô, mâm xôi, đậu, cải bó xôi, măng tây, rau diếp cá. Những thực phẩm giàu magie đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nhịp tim.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: đậu tương, gạo lứt, rau củ quả, cần tây, xà lách. Chất xơ có khả năng giảm hấp thu chất béo và đường khi ăn, có lợi cho hệ tiêu hoá.

  • Sử dụng ít thực phẩm Protein: các loại thịt đỏ, các loại đậu là những thực phẩm nhiều protein mà bạn nên hạn chế vì có thể gây tăng nồng độ cholesterol trong máu. Thay vào đó, hãy thay bằng các loại thịt trắng hoặc cá biển.

  • Giảm chất béo: thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, bánh ngọt là những loại thực phẩm mà bạn cần hạn chế. Vì chất béo sẽ khiến nồng độ Cholesterol tăng và gây nguy hiểm đối với bệnh nhân nhịp nhanh thất. Vì thế, hãy thay bằng các món ăn thanh đạm hơn như những món hấp hoặc luộc.

  • Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế những cảm xúc mạnh, căng thẳng và tiêu cực.

  • Không nên sử dụng thuốc lá, hạn chế sử dụng bia, rượu, cafein, chất kích thích có hại.

  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, không nên để cơ thể trong tình trạng thừa cân, béo phì.

Nhịp nhanh thất là một dạng rối loạn nhịp tim có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong do ngừng tim hay đột quỵ. Do đó, người bệnh cần đến ngay những trung tâm y tế để thăm khám định kỳ nếu phát hiện những triệu chứng bất thường. Việc phát hiện sớm và điều trị nhịp nhanh thất kịp thời sẽ giúp người bệnh có thể bảo vệ bản thân cùng một trái tim khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo

  • //phamnguyenvinh.org/wp-content/uploads/2019/01/Bai-9-Nhip-nhanh-that-pham-nguyen-vinh.pdf
  • //www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/v/ventricular-tachycardia-1.html
  • //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ventricular-tachycardia/diagnosis-treatment/drc-20355144
  • //benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-tim-mach/con-nhip-nhanh-that.946.html

Link tham khảo chuyên khoa:

  • //www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nh%E1%BB%8Bp-tim-v%C3%A0-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-d%E1%BA%ABn-truy%E1%BB%81n/nhi%CC%A3p-nhanh-th%C3%A2%CC%81t-vt

Video liên quan

Chủ Đề