Sáng tạo khoa học kỹ thuật môn lịch sử

Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật, Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật hay Hội thi Khoa học kỹ thuật [SEF: Science and Engineering Fair] là các cuộc thi trưng bày và trao giải cho các phát minh, giải pháp khoa học kỹ thuật công nghệ có ích của các cá nhân và tổ chức.

Mục lục

  • 1 Mục đích
  • 2 Các tổ chức phát động cuộc thi
    • 2.1 Bộ Khoa học và Công nghệ
    • 2.2 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
      • 2.2.1 Đồng tổ chức
      • 2.2.2 Các cuộc thi
    • 2.3 Bộ giáo dục và đào tạo
    • 2.4 Intel
  • 3 Hạn chế
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Mục đíchSửa đổi

Phát hiện, tôn vinh, khuyến khích cũng như thúc đẩy sự phát triển, nhân rộng các mô hình, giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao, rộng rãi, dễ dàng và chi phí thấp nhằm đáp ứng, phục vụ các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, cải thiện, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương, cũng như sự phát triển chung của đất nước. Cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Các tổ chức phát động cuộc thiSửa đổi

Bộ Khoa học và Công nghệSửa đổi

  • Hội thi sáng tạo Kỹ thuật. Được tổ chức lần thứ nhất [2008-2009] trong 8 lĩnh vực[1]
  • Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày[2]

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamSửa đổi

Đồng tổ chứcSửa đổi

Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam [VIFOTEC], Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh[3]

Các cuộc thiSửa đổi

  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc Việt Nam[3]
  • Cuộc thi - Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ
  • Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc

Bộ giáo dục và đào tạoSửa đổi

  • Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia ViSEF[4]
  • Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học[5] [cơ sở và phổ thông]

IntelSửa đổi

Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel ISEF [The Intel International Science and Engineering Fair] là hội thi khoa học dành cho học sinh phổ thông lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm vào tháng 5 tại Hoa Kỳ, với học bổng tổng trị giá hơn 4 triệu USD hàng năm[6] Các giải thưởng cuộc thi cũng là động lực tích cực, khuyến khích đam mê tìm hiểu khám phá, phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo phát triển phổ biến trong giới học sinh tương lai đất nước.

Hạn chếSửa đổi

Các phát minh, giải pháp cải tiến của học sinh thường không có nhiều giá trị ứng dụng vào thực tế do kiến thức, trình độ học sinh cấp 3 không đủ, khối lượng kiến thức nội dung học cấp 3 khá nặng khiến thời gian nghiên cứu hạn hẹp đẫn đến chất lượng nghiên cứu không đạt, kết quả nghiên cứu không có khả năng cạnh tranh với những đàn anh sinh viên giàu kinh nghiệm cũng như các nhà khoa học [thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư] tiền bối có trình độ chuyên môn cao

Vì bệnh thành tích và vụ lợi cá nhân, nên

  • Một số người có địa vị, quyền lực trong xã hội gửi gắm con em [còn gọi là con ông cháu cha] vẫn đang là học sinh cho đi thi
  • Các trường chuyên có tiếng cấp 3 gửi gắm học sinh cho đi thi

bằng cách sao chép rồi chỉnh sửa nội dung các đề tài luận án có sẵn của sinh viên hoặc thạc sĩ, tiến sĩ đang là giáo viên cao đẳng, đại học thành tài liệu nghiên cứu riêng để mang đi thi dự giải nhằm lấy giải thưởng về để

  • Làm đẹp bảng thành tích học tập cho con em để được tuyển thẳng vào đại học hoặc lấy học bổng du học nước ngoài.
  • Lấy danh tiếng về cho trường.

Xem thêmSửa đổi

  • Hội thi Tin học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Tiến Dũng. “Lần đầu tiên Bộ Khoa học tổ chức thi sáng tạo kỹ thuật”. Vnexpress. Thứ năm, 30/10/2008.
  2. ^ Hương Thu. “Bộ Khoa học phát động cuộc thi sáng tạo công nghệ”. Vnexpress. Thứ ba, 5/8/2014.
  3. ^ a b “Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 [2014- 2015]”. Vifotec. Thứ năm, 31 Tháng 5 2012.
  4. ^ Cộng đồng giáo dục Stem Việt Nam. “Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia ViSEF 2016”. Stem. 09:00 02/03/2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013”. moet.gov.vn. 25-09-2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ ThS. Hồ Sỹ Anh Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. “Intel Isef - Hội thi của những ý tưởng sáng tạo trẻ toàn thế giới”. ier.edu.vn. 18-09-2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật

Video liên quan

Chủ Đề