Rượu sake nhật bản nồng độ cồn là bao nhiêu

Năm 2013, ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, hay còn gọi là “Washoku” được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Sake được coi là một nửa hoàn hảo cho Washoku. Rượu Sake Nhật Bản được yêu thích bởi cả những chuyên gia và giới không chuyên trên toàn thế giới.

1. Sake là gì?

Sake là đồ uống có cồn được làm từ gạo, thông qua quá trình len men và gạn lọc. Để lên men rượu Sake thì người ta dùng một loại nấm gạo có tên là koji. Rượu Sake Nhật Bản đã có lịch sử hơn 1.000 năm, hiện nay có khoảng 1.500 hãng rượu sake khác nhau, mỗi hãng lại sản xuất ra một dòng rượu với những đặc trưng riêng của từng vùng miền.

2. Sake có mùi vị ra sao và thích hợp với món ăn nào?

Rượu Sake thường có nồng độ cồn cao hơn rượu vang một chút, khoảng 15%. Hương vị rượu Sake rất đa dạng, phụ thuộc vào độ ngọt của rượu. Sake thường có độ chua acid thấp hơn rượu vang nhưng cao hơn bia.

.jpg)

Rượu Sake thường có nồng độ cồn cao hơn rượu vang một chút, khoảng 15%

Một điểm đặc trưng của Sake đó là loại rượu này chứa rất nhiều acid amino, bởi vậy mà rượu có độ sánh cao và vị giữa lại rất lâu (đặc tính Umami). Rượu Sake rất phù hợp dùng chung với ẩm thực Nhật Bản truyền thống. Ngoài ra, nhờ đặc tính Umami nên dòng rượu này có thể kết hợp tốt với cả các món ăn phương Tây lẫn món ăn châu Á.

Mặc dù gạo làm rượu có vị khá đơn giản, tuy nhiên rượu Sake, đặc biệt là Gịno-Shu lại có hương vị tương tự như trái cây như táo, chuối,… Những hương vị này được tạo nên bởi tay nghề làm rượu đáng nể của các nhà sản xuất.

3. Ngọt hay không ngọt?

Trên nhãn nhiều chai Sake có dòng chữ “nihonshudo”. Đây là một thuật ngữ khoa học để chỉ trọng trường và đôi khi còn là Chỉ số Giá trị Sake (SMV). Chỉ số “nihonshudo” càng cao chứng tỏ rượu vàng nhẹ và không ngọt. Ngoài ra, nồng độ acid, mùi hương và nồng độ cồn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới độ ngọt của Sake.

Rượu sake nhật bản nồng độ cồn là bao nhiêu

Các chỉ số “nihonshudo”

4. Nên uống Sake ở nhiệt độ nào?

Hâm nóng: Đây là phương pháp uống Sake truyền thống. Thông thường nhiệt độ từ 43-45 độ C là lý tưởng. Ở nhiệt độ cao, những chai sake được ngâm ủ lâu, với nồng độ acid cao sẽ có vị thơm ngon hơn. Còn Sake có phức hợp hương thơm tinh tế thì nên uống ở nhiệt độ 35-40oC.

Làm lạnh: Rượu Sake có hương hoa quả đậm đà, như gịno-shu và Sake chưa được tiệt trùng (nama) uống ngon hơn ở nhiệt độ lạnh, khoảng 10oC.

Ngâm đá: Thích hợp cho tiết trời mùa hè.

5. Các dòng Sake khác nhau

Sake có rất nhiều loại khác nhau, chủ yếu là do phương pháp ngâm ủ. Để làm rượu Sake thì người ta xay bỏ lớp vỏ ngoài của gạo lứt (lớp vỏ này giàu lipid, protein, khoáng chất,…). Như vậy, chất lượng Sake đầu tiên sẽ phụ thuộc vào độ trắng của gạo làm rượu. Ngoài dòng Sake thông thường thì có mấy loại đặc biệt như sau:

- Ginjo-shu: được làm từ gạo đã được chà xay rất kỹ bằng kỹ thuật đặc biệt. Rượu có hương vị trái cây đặc trưng như táo, dưa, chuối,…

- Junmai-shu: được làm duy nhất từ gạo và cơm nấm Kōji. Rượu vang có hương thơm và mùi vị đậm đà.

- Honjozo-shu: được làm từ gạo và cơm nấm Kōji, ngoài ra cho thêm một lượng nhỏ cồn trung tính.

Rượu sake nhật bản nồng độ cồn là bao nhiêu

Mẫu rượu sake Nhật Bản

Rượu có hương thơm và mùi vị rất hài hòa. (Đây là 3 dòng rượu Sake cao cấp, vì vậy được phân loại chi tiết và có quy trình sản xuất nghiêm ngặt)

- Nama-shu hay Nama-zake Sake không được khử trùng: Thông thường rượu Sake sẽ được khử trùng hai lần còn loại rượu này thì không. Rượu có hương vị tươi mới đặc trưng.

- Cloudy Sake (Nogori-zake): Rượu Sake không được lọc kỹ nên còn nhiều xác cơm rượu đóng ở đáy chai rượu. Rượu có vị mềm mượt và hấp dẫn.

- Sake sủi bọt: ngày nay sake sủi bọt khá thông dụng. Rượu thường có nồng độ cồn thấp hơn Sake thông thường và uống ngon khi ướp lạnh.

- Sake ngâm ủ lâu: rượu có hương thơm đặc biệt và vị êm dịu.

6. Dùng ly hay cốc

Thông thường, người ta hay dùng loại cốc nhỏ bằng gốm hay sứ để uống sake. Vào những dịp lễ nghi thì loại cốc gỗ hình vuông cũng được sử dụng. Còn với Sake ướp lạnh thì nên dùng cốc thủy tinh nhỏ hay ly rượu vang.

Rượu sake nhật bản nồng độ cồn là bao nhiêu

Thông thường thì người Nhật hay dùng cốc nhỏ gốm,sứ để uống sake

7. Bảo quản Sake như thế nào?

Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh khiến Sake bay mùi. Do vậy, ta nên bảo quản Sake ở phòng tối và lạnhgiống như hầm bảo quản rượu vang. Rượu Sake nên uống trong vòng 1 năm sau khi đóng chai. Khi đã mở nắp chai rượu mà muốn bảo quản tiếp thì ta nên đóng chặt nắp và lưu trữ ở nhiệt độ lạnh và dùng hết trong khoảng 1 tháng.

Rượu Gịno-shu với hương vị hoa quả đậm đà rất dễ mất mùi ở nhiệt độ cao, do vậy ta nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc phòng lạnh. Sake không được khử trùng cũng nên lưu trữ trong tủ lạnh.