Rối loạn chuyển hóa sphingolipid là gì năm 2024

Nhưng bạn lại không hiểu rõ về các chỉ số được nêu ra? Bạn thắc mắc về các chỉ số liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa lipid? Để hỗ trợ các chỉ số đo về mức bình thường thì nên kiêng ăn gì?

Hãy theo dõi bài viết để có thể giải đáp các câu hỏi này của bạn nhé!

Nội dung bài viết

Rối loạn chuyển hóa lipid hay rối loạn mỡ máu,tăng cholesterol là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và nó có xu hướng ngày một tăng lên. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng các chất mỡ trong máu: hoặc quá nhiều hoặc quá ít các chất lipoprotein.

Bệnh thường biểu hiện qua việc tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL – cholesterol, tăng Triglyceride hoặc giảm HDL – cholesterol.

Rối loạn chuyển hóa lipid là nguyên nhân tiềm tàng gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành.

Tìm hiểu thêm:

Hậu quả khôn lường khi bị rối loạn chuyển hóa lipid ?

Rối loạn chuyển hóa lipid [rối loạn mỡ máu] gây nên những hậu quả khôn lường, không chỉ vậy người bệnh còn tiềm tàng nguy cơ mắc các bệnh như:

Béo Phì

Bệnh béo phì là hiện tượng các chỉ số của cơ thể thay đổi bất thường, đặc biệt là: tăng nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol, giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số bệnh nhân béo phì gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Không chỉ có vậy béo phì không được kiểm soát sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường hay suy nhược chức năng sinh dục…

Tìm hiểu thêm:

Tiểu đường

Rối loạn mỡ máu là hiện tượng tăng lên của các chất béo tự do trong máu,và gây chết hoặc rối loạn chức năng của các tế bào tuyến tụy.

Từ đó dẫn đến suy giảm sự tiết insulin, gây tăng đường huyết. Thêm vào đó khi mắc rối loạn mỡ máu còn kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, đồng thời khi mắc bệnh tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu.

Theo thống kê thấy được, đa phần người bị tiểu đường mắc rối loạn mỡ máu. Qua đó ta thấy được rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường không thể xem nhẹ.

Vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, đặc biệt là biến chứng về tim mạch.

Tim mạch

Tăng cholesterol trong máu [biểu hiện của bệnh của rối loạn mỡ máu] là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình xơ vữa mạch máu, từ đó gây ra sự hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim [do các mảng bám bám lại vào thành mạch].

Khi chỉ số cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần.Từ đó thúc đẩy nhanh hơn quá trình sảy ra xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như thiếu máu cơ tim hay nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: //www.who.int/vietnam/vi/health-topics/cardiovascular-disease

Cao Huyết áp

Mỡ máu cao gây ra các mảng xơ vữa bám lại ở thành mạch, khiến lòng mạch hẹp lại, làm giảm sự đàn hồi của thành mạch làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… dẫn đến cao huyết áp.

Cao huyết áp dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt gây mù lòa, tai biến mạch máu não…

Đột quỵ

Rối loạn chuyển hóa lipid, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não. Thống kê cho thấy, khoảng 93% bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

Gan nhiễm mỡ

Khi sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan sẽ gây nên hiện tượng gan nhiễm mỡ. Bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng, dù nó trực tiếp gây ra sự suy giảm chức năng gan và dẫn đến làm xơ gan.

Người bệnh chỉ có cảm giác mệt mỏi và khó chịu ở vùng thượng vị và hạ sườn phải trong chốc lát,và không thường xuyên. Tuy nhiên khi bệnh gan nhiễm mỡ nặng có thể người bệnh sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa ,và không chỉ vậy còn dẫn đến gan to, xơ gan.

Sỏi mật

Khi bị rối loạn mỡ máu, lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao. Dẫn đến nồng độ của cholesterol trong mật cao còn nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, khiến cho cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật.

Sỏi mật có thể dẫn đến viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da…

Tham khảo thêm: //www.who.int/gho/ncd/risk_factors/cholesterol_text/en/

Người bị rối loạn mỡ máu cần kiêng gì?

Khi bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu người bệnh muốn cải thiện bệnh tình bằng thuốc hay không sử dụng thuốc thì đều nên kết hợp với chế độ thể dục thể thao và ăn uống phù hợp.

Vậy chế độ ăn của người bị mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu cần kiêng những gì bạn có biết?

Đừng rời đi! Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chế độ ăn kiêng dành cho bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu nhé!

Hạn chế ăn các phẩm có hàm lượng Cholesterol cao, chất béo no

Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Đặc biệt giảm thiểu việc sử dụng não, da, gan, nội tạng động vật, trứng gà [lòng đỏ trứng] làm thực phẩm ăn hàng ngày vì chúng rất giàu cholesterol.

Không những thế bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…

Chất béo [lipid] no làm tăng hàm lượng cholesterol, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no trong khẩu phần ăn hàng ngày như: mỡ, bơ, nước luộc thịt.

Hạn chế ăn tối sau 20 giờ

Vào buổi tối, năng lượng tiêu hao của cơ thể luôn ở ngưỡng thấp nhất trong ngày vì cơ thể không phải vận động nhiều. Vậy nên việc ăn tối quá muộn hay ăn quá no dẫn đến việc cơ thể không kịp tiêu hóa, chuyển hóa lượng năng lượng tiếp nhận.

Điều đó khiến cho cơ thể tích lũy cholesterol vào các mô mỡ và đôi khi bám lại vào thành mạch máu,.. lâu dần sẽ dẫn đến béo phì và nặng hơn nữa gây xơ vữa động mạch, hay đột quỵ.

Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của việc sắp xếp thời gian ăn uống thật khoa học giúp cơ thể hạn chế mắc bệnh tật.

Đồ uống có cồn, Thuốc lá

Việc sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá vô hình trung làm tăng chỉ số triglyceride và cholesterol HDL-c từ đó để lại những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe của bản thân.

Đường, muối

Các thực phẩm chứa nhiều đường và muối thực sự có hại cho cơ thể bạn, đặc biệt là hệ tim mạch.

Cách hạn chế không hề khó khăn như bạn nghĩ đâu! Bạn chỉ cần chú ý hơn trong việc lựa chọn thực phẩm tươi nhằm giữ nguyên chất dinh dưỡng cũng độ ngọt thơm sẵn có củ thực phẩm nhằm hạn chế cho thêm gia vị.

Không chỉ vậy bạn cần chú ý đến việc hạn chế đồ đóng hộp , nước uống có ga , thực phẩm chiên xào vì chúng có thể làm cho cơ thể bạn bị tăng cân, tăng khả năng bị rối loạn mỡ máu rồi dẫn đến các bệnh không mong muốn.

Tuy nhiên bạn cần nhận thức rõ ràng hơn về việc rối loạn mỡ máu không chỉ gặp ở người béo hay người lớn tuổi. Do đó , cần kiểm tra sàng lọc tim mạch định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh tim mạch sớm, từ đó xử lý và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề là vô cùng quan trọng.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu kiêng ăn gì?

Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu, nên hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm sau:.

Mỡ động vật, da, thịt động vật chưa lọc mỡ, gạch cua, gạch tôm;.

Sữa béo nguyên kem;.

Lòng đỏ trứng, bơ, pho mát,...;.

Thịt gia cầm chưa bỏ da;.

Các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa;.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu tiếng Anh là gì?

Rối loạn mỡ máu [tiếng Anh: Dyslipidemia] là tên gọi một số bệnh do xáo trộn các chất mỡ trong máu: hoặc quá nhiều hoặc quá ít các chất lipoprotein. Bệnh thường biểu hiện qua độ tăng cholesterol, tăng loại lipoprotein "xấu" [LDL], tăng loại triglyceride hoặc thiếu loại lipoprotein "tốt" [HDL].

RLCH lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là khi cholesterol trong máu tăng cao, còn cholesterol tốt giảm xuống, khiến chất béo tích tụ gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng động mạch và từ đó giảm lưu lượng máu lưu thông.

Rối loạn lipid máu có ảnh hưởng gì không?

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Rối loạn lipid máu là tiền căn gây nên các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, nhồi máu thận. Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL thấp khiến người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ tim cao hơn.

Chủ Đề