Thở khò khè là bệnh gì năm 2024

Tiếng thở khò khè sẽ hơi khàn nếu vị trí tắc nghẽn trong đường hô hấp nằm ở phần ngực trên hay cổ họng. Âm thanh khò khè sẽ bớt khàn hơn nếu vị trí tắc nghẽn nằm sâu trong phế quản, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today [Anh].

Thở khò khè kèm theo cảm giác ngưng thở đột ngột thì cần đến bệnh viện ngay vì đường hô hấp có thể đang bị tắc nghẽn

SHUTTERSTOCK

Có nhiều nguyên nhân gây thở khò khè như viêm nhiễm đường hô hấp, tích tụ chất nhầy do cảm cúm, dị ứng do côn trùng đốt hoặc do hút thuốc lá. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh đường tiêu hóa như trào ngược a xít cũng có thể thở khò khè.

Triệu chứng thở khò khè cũng xuất hiện ở bệnh nhân bị hen suyễn nặng. Phần lớn các trường hợp thở khò khè có thể được điều trị tại nhà. Nhưng trong một số ít trường hợp, người bệnh cần phải đến bác sĩ điều trị.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thở khò khè là do cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp trên. Triệu chứng này sẽ hết khi tình trạng viêm nhiễm được cải thiện.

Nếu đột nhiên thở khò khè mà không phải do dị ứng hay hen suyễn thì cần sớm đến bác sĩ khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra phổi, đặc biệt nếu triệu chứng khò khè đã kéo dài nhiều ngày.

Trường hợp thở khò khè nặng và xuất hiện những cơn ngưng thở đột ngột thì cũng cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Nguyên nhân có thể là do luồng lưu thông khí vào phổi bị tắc nghẽn hoàn toàn. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bệnh nhân có bị tắc nghẽn đường hô hấp không để có biện pháp can thiệp sớm.

Trong trường hợp thở khò khè kèm theo da hoặc móng chuyển sang màu tái xanh thì người bệnh cần được cấp cứu ngay. Da, móng có màu tái là do hô hấp khó khăn, khiến cơ thể thể không nhận đủ ô xy.

Người sau khi bị ong đốt mà xuất hiện triệu chứng thở khò khè cũng cần chăm sóc y tế khẩn cấp vì đó là dấu hiệu bị dị ứng. Dị ứng cũng xuất hiện sau khi ăn một số loại thực phẩm và gây thở khò khè.

Với những trường hợp thở khò khè do cảm cúm thì một số phương pháp điều trị tại nhà sẽ giúp giảm hiệu quả triệu chứng này. Hít hơi ẩm của nước, ví dụ uống trà, nước ấm, tắm bằng nước nóng, hay dùng máy tạo độ ẩm trong nhà sẽ làm các mạch máu trong xoang mũi và khí quản giãn nở. Hiệu ứng này sẽ làm giảm nghẹt mũi và thở khò khè.

Nếu bạn phát hiện mình chỉ bắt đầu thở khò khè khi ở trong nhà hay trong phòng riêng thì rất có thể tác nhân là do chất gây dị ứng nào đó trong không khí. Lúc này, sử dụng máy lọc không khí sẽ giúp loại bỏ các tác nhân này, theo Medical News Today.

Phần lớn trẻ sơ sinh có thể gặp ít nhất một lần thở khò khè trong 1 năm đầu đời. Nhưng đối với người lớn, tình trạng này lại không phổ biến và nó rất có thể là nguyên nhân từ bệnh lý. Vậy những nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì, cách khắc phục như thế nào?

1. Nhận biết dấu hiệu thở khò khè ở người lớn

Đối với nhiều bệnh lý, việc nhận biết dấu hiệu bệnh sẽ khá khó khăn. Tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở người lớn có thể nhận biết được trên lâm sàng, nhưng không phải dễ dàng có nhiều trường hợp khó nhận biết.

Nhiều nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn

Người bệnh cảm nhận khá rõ sự mệt mỏi khi thở, thở nặng nhọc, đôi nghi nghe giống như tiếng huýt sáo nhỏ. Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi thở ra giống tiếng ngáy. Hiện tượng thở khò khè, khó thở sẽ càng trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh nằm xuống.

Người bệnh sẽ cảm thấy rất rõ đường thở của họ bị khô và đôi khi xuất hiện cơn thở dốc, khó thở vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân phải há miệng để thở vì đây là cách khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Những nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn

Tình trạng thở khò khè ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Hen suyễn

Hen suyễn tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm thở khò khè, tình trạng tức ngực, thở nhanh và ho. Khi ống phế quản của người bệnh bị viêm dẫn đến hiện tượng hẹp đường hô hấp vì thể người bệnh xuất hiện thở khò khè. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh hen suyễn nhưng bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như khám định kỳ và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.

Thở khò khè do bệnh hen suyễn

Hút thuốc

Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại. Hút thuốc lá là một thói quen xấu và nó có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Thói quen hút thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè. Bên cạnh đó, một số hóa chất khác cũng có thể gây co thắt đường thở.

Người thường xuyên hút thuốc có thể gặp phải chứng phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi đó, các phế nang của người bệnh bị tổn thương, đường thở gặp nhiều hạn chế, gây ho, khó thở và thở khò khè rất khó chịu và mệt mỏi.

Các bệnh về phổi

Những bệnh về phổi được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè ở người lớn. Hiện tượng tăng tiết nhầy, viêm hay tổn thương ở phổi đều là những nguyên nhân khiến cho đường thở của bệnh nhân bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp và cuối cùng sẽ xảy ra hiện tượng thở khò khè.

Viêm phế quản: Khi xảy ra tình trạng viêm hoặc sưng ống phế quản, đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây thở khò khè. Những nguyên nhân gây ra có thể là môi trường bị ô nhiễm, khói bụi hoặc các virus đơn bào hô hấp,…

Đối với những bệnh nhân mắc viêm phổi, bên cạnh triệu chứng thở khò khè, người bệnh có thể kèm theo tình trạng sốt cao, ớn lạnh, ho, khó thở. Bệnh viêm phổi thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm và đúng cách thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhanh chóng hồi phục.

Bệnh tim

Những tiếng thở khò khè của trẻ thường do những vấn đề ở đường hô hấp dưới gây ra. Tuy nhiên, khò khè cũng có thể là do biến chứng bệnh tim mạch gây ra. Vì thế khi bị thở khò khè thì cần phải kiểm tra kỹ.

Bệnh tim cũng có thể gây ra tình trạng thở khò khè

3. Có nên tự điều trị triệu chứng thở khò khè ở người lớn hay không?

Những thông tin phía trên cho bạn thấy rằng, triệu chứng thở khò khè ở người lớn thường xuất phát từ những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, bệnh viêm phổi, bệnh tim,… Vì thế, bạn không nên chủ quan.

Nếu nhận thấy biểu hiện bất thường nên đi khám càng sớm càng tốt

Việc tự đoán bệnh và điều trị tại nhà không những không làm cho tình trạng bệnh thuyên giảm mà còn khiến sức khỏe gặp phải những rủi ro không đáng có. Hơn nữa, nếu để lâu, bệnh sẽ tăng nguy cơ biến chứng. Đối với bệnh hen suyễn, nếu không phát hiện sớm và kiểm soát, một cơn hen khó thở đến đột ngột cũng có thể khiến bệnh nhân bị nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phế quản sẽ chuyển sang thể mạn tính. Bên cạnh đó, bệnh phổi tắc nghẽn COPD cũng có thể gây đột tử nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả, người bệnh hoàn toàn có thể được hồi phục nhanh và sống khỏe mạnh. Ủ bệnh càng lâu thì càng khó điều trị hơn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một địa chỉ y tế được người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành miền bắc tin tưởng lựa chọn. Ngoài trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, bệnh viện luôn tự hào về đội ngũ bác sĩ không chỉ chuyên môn cao mà luôn hết mình với người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện đã triển khai nhiều gói khám phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt việc liên kết hợp tác với các hãng bảo hiểm uy tín cũng là một ưu điểm của bệnh viện. Tới MEDLATEC bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

Nếu cần được tư vấn, bạn đừng chần chừ. Hãy nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi theo số 1900565656, các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Làm thế nào để hết thở khò khè?

6 biện pháp tự nhiên khắc phục chứng thở khò khè.

Hít không khí ẩm. Hít không khí ẩm hoặc hơi nước ẩm có thể giúp giảm chất nhầy và tắc nghẽn trong đường thở, khiến bạn thở dễ dàng hơn. ... .

Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn. ... .

Bỏ hút thuốc. ... .

Tập thở mím môi. ... .

Không tập thể dục trong thời tiết lạnh và khô.

Tại sao lại thở khò khè?

Luồng không khí đi qua một đoạn đường thở nhỏ bị hẹp hoặc bị chèn ép sẽ trở nên hỗn loạn, gây ra những rung động lên thành của đường thở; rung động này tạo ra tiếng thở khò khè. Tiếng khò khè thường kéo dài suốt thì thở ra do áp lực trong lồng ngực tăng lên khi đường thở bị hẹp và đường thở hẹp khi thể tích phổi giảm.

Bé khò khè là triệu chứng của bệnh gì?

Trẻ khi thở khò khè là một biểu hiện của trạng thái tắc nghẽn đường hô hấp bên dưới hay là những bệnh như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc là hen suyễn. Ngoài ra, trường hợp trẻ bị khò khè kéo dài mãi chưa khỏi có thể bắt nguồn từ những dị vật tại đường thở, dị tật bẩm sinh dây phế quản hoặc phế quản bị ép chặt, co thắt.

Làm sao để biết mình bị hen suyễn?

Các triệu chứng hen suyễn bao gồm:.

Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và gần sáng..

Ho sau khi lao động mạnh, làm việc nặng, gắng sức, tập thể dục....

Ho khi thay đổi thời tiết..

Ho và khó thở khi gặp một chất gây dị ứng nào đó.

Có cơn khò khè xuất hiện nhiều lần..

Bị cảm lạnh kéo dài..

Chủ Đề