Refinancing rate là gì

Home Media Explainers Research & Publications Statistics Monetary Policy The €uro Payments & Markets Careers

Interest rate là gì? Các loại interest rate phổ biến hiện nay là gì?... là những điều khá quen thuộc với người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng vẫn xa lạ với nhiều ngành nghề khác. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Interest rate là gì?

Lãi suất là chi phí của việc vay tiền hoặc phần thưởng cho việc tiết kiệm tiền. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền đã vay hoặc tiết kiệm.

Các ngân hàng tính lãi suất cho người vay cao hơn một chút so với mức họ trả cho người gửi tiền. Sự khác biệt là lợi nhuận của họ. Do các ngân hàng cạnh tranh với nhau cho cả người gửi tiền và người đi vay nên lãi suất vẫn nằm trong một biên độ hẹp của nhau.

Ý nghĩa chính của interest rate là gì?

Lãi suất thường được sử dụng cho các khoản vay cá nhân và thế chấp, mặc dù chúng có thể mở rộng cho các khoản vay để mua ô tô, bất động sản và hàng tiêu dùng.

Những người cho vay thường đưa ra mức lãi suất thấp hơn cho những người đi vay có rủi ro thấp và lãi suất cao hơn cho những người đi vay có rủi ro cao. Trong khi những người cho vay thường đặt mức lãi suất của riêng họ, thì sự cạnh tranh đối với người đi vay có nghĩa là những người cho vay trong một khu vực nhất định thường đưa ra những con số tương đương.

Khi lãi suất tăng, nền kinh tế có thể xấu đi do thiếu tín dụng có khả năng chi trả. “Lợi nhuận của doanh nghiệp và chính sách tiền tệ của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi lãi suất”.

Các loại lãi suất đang được sử dụng trong ngân hàng hiện tại

Sau khi tìm hiểu định nghĩa interest rate là gì và ý nghĩa của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại interest rate [lãi suất] hiện được sử dụng trong các ngân hàng nhé.

Lãi suất áp dụng cho tiền gửi tại ngân hàng

Đối với mỗi khoản tiền gửi vào ngân hàng, bất kể là cá nhân hay doanh nghiệp ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất nhất định dựa vào:

-       Phân loại tiền gửi là Việt Nam Đồng hay ngoại tệ;

-       Tiền gửi thuộc loại thanh toán hay tiết kiệm;

-       Thời hạn tiền gửi dài hạn ngắn hạn hay không kỳ hạn;

-       Số lượng tiền gửi ít hay nhiều.

Lãi suất thuộc hạng mục tín dụng của ngân hàng

Đây là hạng mục có tỷ lệ lãi suất khá cao của ngân hàng. Do những yêu cầu ràng buộc đối với người đi vay là không cao. Mặc dù vậy tỷ lệ lãi suất cũng dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay cũng như thời hạn và loại tiền mà khách hàng vay. 

Lãi suất chiết khấu

Lúc này khách hàng được vay ngân hàng dưới hình thức chiết khấu đối với các giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Phần lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị của giấy tờ có giá [có thể là thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu]. Phần lãi này được trừ ngay khi khách hàng nhận được tiền từ ngân hàng. 

Lãi suất liên ngân hàng 

Đây là phần lãi suất áp dụng trên các khoản tiền mà các ngân hàng thương mại trên thị trường vay nhau. Tình trạng này diễn ra khi các các ngân hàng thương mại bị thiếu vốn, để đảm bảo lượng vốn dự trữ bắt buộc các ngân hàng thương mại buộc phải đi vay.

 Lãi suất vay được xác định bởi ngân hàng trung ương nhưng tỷ lệ cụ thể sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động của thị trường và phần các ngân hàng trung gian sử dụng khoản vay từ ngân hàng trung ương.  

Thường thì các khoản vay liên ngân hàng diễn ra trong ngắn hạn, nhưng lãi suất áp dụng vẫn là lãi suất theo năm.

Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là căn cứ để các ngân hàng xác định mức lãi suất thông tin đến khách hàng. Tùy từng quốc gia, lãi suất cơ bản có thể được ấn định bởi ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng tư nhân; hoặc mức lãi suất cơ bản là một tỷ lệ với độ chênh nhất định dựa theo lãi suất cơ bản của một số ngân hàng lớn trong nước.

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định không đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. Thường được sử dụng trong thế chấp hoặc các khoản vay dài hạn khác, tỷ lệ cố định được xác định trước. Người vay được hưởng lợi từ lãi suất cố định vì họ biết lãi suất sẽ không tăng. Khoản thanh toán khoản vay sau đó vẫn giữ nguyên, giúp người vay dễ dàng cân đối tài chính gia đình. 

Lãi suất đã ra đời từ những năm 1500 Trước Công Nguyên ở những tộc người cổ. Ngay cả thời Trung Cổ ở Châu Âu, vẫn có những loại lãi suất nhưng bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng tôn giáo nên lãi suất bị kỳ thị. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin về interest rate là gì và các loại lãi suất thường thấy trong các ngân hàng. Hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về các thuật ngữ được sử dụng trong các trường hợp gặp phải khi giao dịch, làm việc với ngân hàng.

Hà Phương

tái cấp vốn lãi suất và hạn là tái cấp vốn của một thế chấp hiện với mục đích thay đổi sự quan tâm và / hoặc hạn của một thế chấp mà không tiến tiền mới trên khoản vay. Điều này khác với một tái cấp vốn rút ra, trong đó tiền mới được tiến trên khoản vay. refinances tốc độ và hạn có thể thực hiện lãi suất thấp hơn so với refinances rút ra.

  • Rate-and-Term Refinance là Đánh giá-và-Term Refinance.
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Sở hữu nhà Tái cấp vốn nhà.

Thuật ngữ tương tự - liên quan

Danh sách các thuật ngữ liên quan Rate-and-Term Refinance

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Sở hữu nhà Tái cấp vốn nhà Rate-and-Term Refinance là gì? [hay Đánh giá-và-Term Refinance nghĩa là gì?] Định nghĩa Rate-and-Term Refinance là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Rate-and-Term Refinance / Đánh giá-và-Term Refinance. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

SBV tăng Lãi suất Tái cấp vốn [LS TCV] từ 9% lên 11%. Xét trên kịch bản bình thường thì điều này là rất bình thường khi LS chiết khấu đã tăng từ ngày 7/1/2011 – trên OMO, SBV đã mua GTCG với mức này. Về cơ bản, LSTCV luôn lớn hơn hoặc bằng LSCK. Và thông tin này như là một thông báo hợp thức hóa bình thường.
Kịch bản không bình thường? Đó là chỉ tăng LSTCV mà không tăng LSCB cũng như LSCK [mặc dù LSCK đã tăng lên]. Điều này tôi đi theo hướng như thế này: SBV muốn giảm mặt bằng LS trên thị trường xuống bằng cách:

Tăng hoạt động tái cấp vốn/chiết khấu bên cạnh hoạt động OMO: thị trường TCV/CK của VN có thể nói là chưa mạnh, các NHTM chủ yếu tập trung vào chiết khấu GTCG qua hoạt động OMO. Khi thiếu thanh khoản, các NHTM phải dùng GTCG [chủ yếu là TPCP] Repo với SBV, như vậy, NHTM nào nhiều TPCP có cơ hội vay với giá rất rẽ [trước là từ 7%, sau đó lên 11% như hiện tại], tuy nhiên, do chênh lệch giữa LS liên NH, LS huy động và LS chiết khấu quá lớn nên các NHTM nhiều TPCP có được một khoản lợi nhuận cao từ chính SBV cấp cho! Tạo nên sự méo mó.

Hơn nữa, OMO chỉ dành cho những NHTM nhiều GTCG và đó tất nhiên là NHTM lớn, thanh khoản tốt, giá vốn tốt [huy động LS thấp]. NHTM nhỏ thì ít GTCG vì thanh khoản không tốt, giá vốn cao [nên mua nhiều TPCP càng bị lỗ], càng ít được vay vốn trên OMO, do đó, phải vay lại vốn trên thị trường liên ngân hàng từ các NHTM lớn [có thể vay vốn trên OMO] càng đẩy lãi suất lên cao. Đặc biệt, một khi thiếu vốn, các NHTM lớn lại “chèn ép” bằng cách chỉ cho các NH thiếu vốn vay với kỳ hạn dài [lãi suất cao, 15 – 20%] mà không cho vay kỳ hạn ngắn [O/N, 1w, giải quyết tạm thời thanh khoản], điều này làm cho chi phí vốn bình quân tăng lên trong thời gian dài và đẩy LS cho vay nền kinh tế tăng lên. Đồng thời, để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, họ chỉ còn cách tăng LS huy động nền kinh tế [từ 14% trở lên, vẫn có lợi] [chưa kể, khi tăng LS huy động lên thì để có lợi, các NHTM chỉ còn cách cho vay lãi suất cao chứ không thể mua TPCP!]

Khi tăng thêm hoạt động Tái cấp vốn, tất cả các NH, kể cả nhỏ, đều có thể vay thêm SBV nếu như không vay được vốn trên OMO và Thị trường liên ngân hàng bằng cách cầm cố bộ hồ sơ tín dụng tốt [NH nào cũng có!]. Tái cấp vốn có kỳ hạn dài, đảm bảo sự ổn định vốn cho NHTM.

Có thể tới đây, SBV sẽ đẩy mạnh hoạt động này. Khi LSTCV và Lãi suất huy động thu hẹp lại [ 11% và hơn 14%], nếu NHTM vì lý do như trên mà không vay được thanh khoản cũng có thể vay bằng tái cấp vốn thay vì tăng LS huy động bằng mọi giá.

Tất nhiên điều này sẽ đảm bảo thanh khoản đến với các NHTM, giảm lãi suất liên ngân hàng cũng như là lãi suất huy động đối với nền kinh tế.

Bình đẳng hơn giữa các NHTM: Trước đây có nhiều ý kiến về việc SBV cho vay trên OMO với LS quá thấp dẫn đến việc cho không lợi nhuận cho một số NHTM nhiều GTCG, hoạt động hỗ trợ của SBV phải qua nhiều trung gian mới đến các NHTM thực sự cần hỗ trợ, đẩy chi phí lên cao.

Một điều cần lưu ý nữa là: Có thể giảm được dư nợ tín dụng USD khi LS hoán đổi ngoại tệ của NHTM với SBV còn ở mức thấp la 8% [các NH sẽ hạn chế cho vay USD để hoán đổi lấy VND khi lợi nhuận tốt hơn]

Lo ngại về cung tiền tăng khi SBV tăng cường bơm vốn qua cả hai kênh Chiết khấu và Tái cấp vốn? Theo tôi, SBV có thể giải quyết một cách linh hoạt hút tiền về và bơm tiền ra khi cần thiết. Điều này là do, sau khi Thông tư 13 [và 19] có hiệu lực, số nhân tiền có thể đã giảm tương đối lớn do các NHTM phải tăng cường thanh khoản, đặc biệt là hướng vào mua trái phiếu, do đó, cung tiền cũng bị hẹp lại và theo sát với tiền cơ sở [MB] cái mà hằng ngày SBV tăng/giảm qua hoạt động OMO.

Sắp tới SBV có thể sẽ tăng LSCB lên [có thể là trong tháng 3]. Hiện tại chưa tăng có thể do LSCB thường được hiểu ngầm như một LS tham chiếu để các NHTM cho vay, khi tăng lên sẽ tạo tâm lý là SBV muốn tăng LS lên [nhạy cảm]. Trong khi hoạt động chiết khấu, tái cấp vốn là hoạt động hỗ trợ của SBV, SBV muốn hỗ trợ mạnh hơn!


Như vậy, đây là tín hiệu tốt cho thị trường?

Trong khi đó, trên tờ FT lại nhận xét theo hướng “Một thuốc chữa cho bá bệnh” [và có lẽ là câu cửa miệng của giới nước ngoài!]: tăng LS này như là một đảm bảo của SBV về việc chống lạm phát, đặc biệt là sau khi phá giá VND. Điều này làm cho lãi suất cho vay tiêu dùng tăng lên, hạn chế chi tiêu và do đó, giảm mặt bằng giá cả!!!

Vấn đề tăng LS [chính sách] luôn luôn là tín hiệu của thắt chặt vì hạn chế việc sử dụng vốn khi giá vốn tăng lên. Tuy nhiên, lần này còn đạt được sự hài hòa cần thiết trong hệ thống NH. Do đó, vấn đề còn lại là sự linh hoạt của SBV trong việc rút/bơm tiền qua các kênh này. Trong giai đoạn này, khi lạm phát tăng cao, SBV thừa biết rằng, tăng cung tiền [dài hạn] là một thảm họa!

—————

Updated 10h49 18/2/2011: Trên SGTT có một bài viết có câu rất hay: Lãi suất bất bình đẳng và “tái cấu trúc” tư duy

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề