Ra thăm bao lâu thì sinh

Trong những ngày cuối thai kỳ, mẹ cần phải hết sức để ý tới sự thay đổi của cơ thể, nhất là các dấu hiệu sắp sinh. Ra huyết hồng nhưng không đau bụng cũng là một trong những hiện tượng khá đông mẹ gặp phải khi ở giai đoạn cuối mang bầu. Vậy tình trạng ra huyết hồng này là gì, có nguy hiểm không? Ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Đã đến lúc mẹ cần tìm hiểu những thông tin dưới đây để có biện pháp đối phó kịp thời. 

Ra huyết hồng là gì?

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng ra huyết hồng hay còn gọi là ra máu báo sắp sinh. Đây cũng chính là một trong ba dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh. Sở dĩ mẹ có hiện tượng này là do cổ tử cung đang giãn nở để giúp em bé có thể chào dời dễ dàng. Khi cổ tử cung giãn ra thì nút dịch nhày ở đây cũng sẽ thoát ra ngoài, kèm theo chút máu, vì thế mà các mẹ sẽ thấy dính một chút máu hồng lẫn chất dịch ở quần lót.

Ra huyết hồng nhưng không đau bụng là dấu hiệu đầu của việc chuyển dạ.

Các chất dịch nhày được tạo thành khi chị em bắt đầu thụ thai, nó có nhiệm vụ bít kín ở cổ tử cung, ngăn chặn không cho các tác nhân có hại từ bên ngoài [từ âm đạo] xâm nhập vào trong tử cung. Nhờ đó giúp bảo vệ thai nhi an toàn, giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Và cho tới ngày sắp sinh thì nút nhày này thoát ra kèm theo máu tức là mẹ sắp sinh.

Ra huyết hồng nhưng không đau bụng có sao không?

Các mẹ chớ lo lắng khi thấy mình bị ra một chút huyết hồng nhé, bởi vì đó chỉ là dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh. Đặc biệt nếu mẹ không thấy đau bụng thì càng an tâm hơn, điều này chỉ chứng tỏ nút nhày cổ tử cung sẽ thoát ra để mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh đẻ. Vì thế các mẹ không cần quá lo lắng, hãy cứ bình tĩnh chuẩn bị mọi thứ nhé.

Thông thường khi ra huyết hồng máu báo thì chị em chỉ thấy ra rất ít, tầm 1-2 giọt dính ở quần lót, số lượng không nhiều. Đặc biệt máu báo sắp sinh này thường ra lẫn trong dịch nhày, tuỳ từng trường hợp mà màu sắc khác nhau, có người máu màu hồng nhưng cũng có người máu màu đỏ tươi hoặc là máu màu nâu.

Mẹ bị ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh em bé?

Các mẹ có thể an tâm rằng việc ra máu hồng không phải là mẹ sẽ sinh ngay nhé. Có những trường hợp bị ra huyết hồng nhưng không đau bụng kéo dài đến 1 tuần sau mới sinh con. Nhưng cũng có trường hợp vài ngày mới sinh, vì thế mẹ hãy cứ bình tĩnh chuẩn bị, bao giờ kèm theo các triệu chứng khác nữa thì cũng có thể vào viện được.

Nói cách khác ra huyết hồng không phải dấu hiệu sinh ngay, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và cơ địa của mỗi người mà thời gian sinh có thể kéo dài vài ngày hay 1-2 tuần. 

Ra huyết hồng có thể 1-2 tuần sau hoặc vài ngày sau mới sinh.

Tuy nhiên nếu mẹ bị ra huyết hồng kèm theo các dấu hiệu sau thì mẹ cần đi viện ngay:

+ Ra huyết hồng nhiều: bởi trước khi bước vào quá trình sinh thì tử cung của người mẹ sẽ bắt đầu co thắt mạnh khiến cho cổ tử cung mỏng và giãn nở dần. Kèm theo đó ống mao dẫn ở trong cổ tử cung cũng sẽ bị phá vỡ và tiết ra dịch nhờn đặc sệt kèm theo máu.

+ Mẹ bị vỡ nước ối: tức là tình trạng vỡ màng ối, nước ối trong khoang ối chảy ra nhiều từ âm đạo. Khi ra huyết hồng mà kèm theo vỡ ối thì mẹ cần phải đi sinh ngay bởi nước ối là môi trường để thai nhi sinh sống, một khi nước ối vỡ tức là em bé cần ra ngoài gấp, nếu để lâu sẽ gây ra nhiễm trùng hoặc khiến thai nhi chết ngạt.

+ Xuất hiện các cơn đau từng cơn: hay còn gọi là cơn đau gò tử cung, khi bạn đã mang thai đủ ngày đủ tháng cho tới trước khi bé ra đời thì cổ tử cung bị co thắt tạo ra cảm giác đau đớn. Đồng thời trước khi bé ra đời thì tử cung cũng gò và bị đau từng cơn, cơn đau sẽ xuất hiện khoảng 5- 10 phút 1 lần, càng về sau sẽ càng đau hơn và dồn dập hơn. 

Ra huyết hồng kèm theo vỡ ối, đau bụng là dấu hiệu mẹ cần sinh ngay.

Đối với các mẹ được chỉ định sinh mổ ngay khi thấy dấu hiệu ra huyết hồng cũng nên thu xếp để đến viện kiểm tra. Đồng thời các mẹ ở tháng cuối thai kỳ cũng nên lưu ý tuyệt đối không nên đi xa, đi tàu xe nhiều trong giai đoạn này. Không được làm việc nặng quá sức, không quan hệ tình dục, không sử dụng chất kích thích để tránh tác động tới thai.

Thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế đi lại, ăn uống tốt. Đồng thời chuẩn bị sẵn các giấy tờ, các đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé khi đi sinh, tránh trường hợp sinh bất ngờ sẽ luống cuống khi chuẩn bị đồ.

Những chỉ dẫn dưới đây từ TS.BS Nguyễn Công Nghĩa - Trưởng khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Vinmec Times City sẽ giúp sản phụ phát hiện, theo dõi các dấu hiệu để có thể tới bệnh viện kịp thời.

Quá trình mang thai 40 tuần cho đến khi sinh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bà mẹ và thai nhi. Chúng có thể xảy ra đột ngột, và thay đổi nhanh chóng ngay cả với các bà mẹ mang thai khỏe mạnh và ít nguy cơ nào trước đó.

1.1. Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai đều cần có sự thăm khám ngay của bác sĩ. Ra máu âm đạo trong giai đoạn sớm quý I của thai kỳ là thường gặp ở 15-25% bà mẹ mang thai, có thể là dấu hiệu của thai dọa sảy hay chửa ngoài dạ con. Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn quý III của thai kỳ còn nghiêm trọng hơn, có thể là dấu hiệu của các bất thường về rau, hay sinh non. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.

1.2. Ra nước ối âm đạo

Bình thường, âm đạo của bà mẹ mang thai luôn có ít dịch tiết [khí hư] màu trắng đục không mùi hoặc có mùi không hôi do sự tăng hormone khi mang thai. Nếu bà mẹ mang thai thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, hoặc ồ ạt, rỉ rả liên tục, có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt; đó có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Các trường hợp rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm đều kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau, và đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và bà mẹ khi rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm trên 6 giờ.

Cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo. Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi, làm xét nghiệm để chắc chắn có rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm, và ra các chỉ định thích hợp tùy theo tình trạng của mẹ và thai như dùng kháng sinh, theo dõi gây chuyển dạ hay tiếp tục giữ thai.

Bình thường, bà mẹ mang thai có thể cảm thấy nặng ở vùng bụng dưới và đau lưng khi thai nhi ngày càng lớn lên, và đôi khi có các cơn co tử cung [tử cung gò cứng] nhất là khi thai sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên, nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Hoặc nếu thấy cơn co thành chu kỳ, liên tục, và không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, khi tuổi thai dưới 37 tuần, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.

Đau bất thường vùng tử cung và bụng dưới, sản phụ cần đến bệnh viện ngay.

Bình thường, bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần đối với con rạ, và 22 tuần đối với con so. Như những “cú đá của con lừa”, đó là cách mà thai nhi báo với bà mẹ mang thai là “con vẫn ổn”. Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn, trong lúc nghỉ ngơi và tập trung đếm số cử động thai [đá, đấm, xoay, cuộn] trong vòng 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại trong 1 biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai [có thể từ 20 đến 75 phút].

Bệnh viện Vinmec sẽ cung cấp cho các bà mẹ biểu đồ này, và bà mẹ bắt đầu đếm cử động thai kể từ khi thai 28 tuần, bởi nguy cơ cao nhất do giảm cử động thai ở vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu số cử động thai dưới 10 trong vòng 2 giờ, đó là dấu hiệu nguy hiểm và cần tới bệnh viện ngay.

1.5. Các dấu hiệu đột ngột của bà mẹ mang thai

Bất kỳ một hoặc nhiều dấu hiệu đến đột ngột và bất thường như sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được xử trí sớm. Hãy gọi xe cấp cứu và đến viện ngay khi có thể.

Trong quá trình mang thai, sản phụ cần phát hiện, theo dõi các dấu hiệu để có thể tới bệnh viện kịp thời.

Bà mẹ mang thai bình thường, không có các nguy cơ hay các chỉ dẫn đặc biệt của bác sĩ, cần biết khi nào mình có chuyển dạ thực sự và cần phải nhập viện để sinh. Nhập viện sớm khi chưa có chuyển dạ thực sự không hề có ích, ngược lại gây mệt mỏi về sức khỏe, căng thẳng về tâm lý và gia tăng nguy cơ mổ lấy thai không cần thiết cho bà mẹ. Lý tưởng nhất là hãy tới bệnh viện đúng lúc.

  • Vào khoảng 3-4 tuần cuối của thai kỳ, sản phụ thường thấy các cơn co xuất hiện. Các cơn co này thường bất chợt, không gần nhau, không theo chu kỳ hay nhịp điệu. Đó là các cơn co Braxton Hicks hay còn gọi là chuyển dạ giả. Các cơn co thường nhẹ, và thường ở bụng phía trước, và có thể mất đi khi thay đổi tư thế hay nằm nghỉ. Cho đến khoảng 2 tuần trước khi sinh, tần số cơn co sẽ tăng dần lên và dần có chu kỳ cách nhau từ 10 đến 20 phút, thấy rõ hơn ở các sản phụ con rạ. Cuộc chuyển dạ thực sự chưa bắt đầu.
  • Bà mẹ sẽ thấy cuộc chuyển dạ tới gần khi thấy ngôi thai tụt thấp xuống vùng bụng dưới [sụt bụng], kèm theo ra chất nhày âm đạo đặc và có màu hồng. Dấu hiệu quan trọng nhất đó là các cơn co tử cung. Các cơn co lúc này đến theo từng chu kỳ, và càng lúc càng gần nhau. Cơn co thường đến từ lưng và ra phía trước. Trong cơn đau, sản phụ thường không cảm thấy được cử động thai. Trong cơn đau, sản phụ cũng thường không thể nói.
  • Khi cơn co tử cung tới cách nhau mỗi 4-5 phút, và mỗi cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút, đó là những dấu hiệu chuyển dạ thực sự và là lúc sản phụ tới bệnh viện. Nếu không chắc chắn mình đã có chuyển dạ thực sự chưa, sản phụ hãy liên lạc tới phòng sinh của Bệnh viện Vinmec để được tư vấn. Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám độ xóa và mở cổ tử cung để cho sản phụ nhập viện thời điểm thích hợp nhất.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sản phụ phải tới bệnh viện, sản phụ cần tới bệnh viện ngay cho dù ở thời điểm nào của thai kỳ.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sản phụ phải tới bệnh viện, sản phụ cần tới bệnh viện ngay cho dù ở thời điểm nào của thai kỳ

Làm mẹ là thiên chức tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ. Nhưng ấp ủ và nuôi dưỡng một sinh linh bé bỏng trong cơ thể mình là việc không hề đơn giản. Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ là những lời khuyên hữu ích để bắt đầu những điều ngọt ngào cùng con yêu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Các giai đoạn chuyển dạ từ cơn co đến khi sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề