Quy trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học

2.1. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trung học cơ sở

2.1. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trung học cơ sở 4
  • Phân biệt được các khái niệm: chuyên đề tư vấn tâm lí, chuyên đề tư vấn tâm lí lồng ghép trong môn học và chuyên đề tư vấn tâm lí trong hoạt động giáo dục
  • Trình bày được qui trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh THCS và đề xuất được các chuyên đề tư vấn tâm lí phù hợp cho học sinh THCS
  • Thiết kế được 01 chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh THCS
  • Nghiên cứu tài liệu về xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trung học cơ sở
  • Xem video về xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trung học cơ sở
  • Nghiên cứu thông tin Infographic.
  • Trả lời các câu hỏi tương tác liên quan tới nội dung 2.1
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Qui trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh THCS bao gồm 4 bước.

Câu trả lời

Đúng

  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Để lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh cần dựa vào những căn cứ nào?

Câu trả lời

Cả 3 đáp án trên

  1. Trả lời câu hỏi
    Thầy/Cô hãy cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 “Lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh THCS”?

Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đè tư vấn tâm lí cho học sinh

Nội dung chính thức chia sẻ bởi giáo viên cốt cán trong mô đun 5

MÔ ĐUN 5 TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC

Mọi ý kiến về bài viết cũng như bản quyền vui lòng inbox page: fb/blogtailieu hoặc để lại bình luận phía bên dưới.

2.267 lượt xem

Xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học.

Tham khảo câu hỏi kèm câu trả lời chính xác cho phần này tại nội dung bài viết dưới đây.

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất

“Quy trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học bao gồm 4 bước”, đúng hay sai?

Câu trả lời: Đúng

Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất

Thầy/Cô hãy cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 “Lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học?”

Câu trả lời: Rèn luyện chú ý trong giờ học

Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất

Để lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học, giáo viên cần dựa vào những căn cứ nào?

Câu trả lời: Cả 3 đáp án trên

Căn cứ vào những khó khăn của học sinh ở những lĩnh vực khác nhau

Căn cứ vào nhu cầu và mong đợi của học sinh, giáo viên và nhà trường

Căn cứ vào đặc điểm và đặc trưng tâm lí của học sinh theo giới tính, vùng miền và khu vực khác nhau

* Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh là quá trình giáo viên chủ động tiến hành một cách có hệ thống các công việc [bước]: 1- xây dựng danh sách chuyên đề; 2- lựa chọn chuyên đề; 3- tổ chức thực hiện; 4- đánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh, nhằm giúp các em nâng cao hiểu biết về chủ đề đó; vận dụng kiến thức đã tìm hiểu để phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống, kĩ năng xã hội, làm chủ bản thân, có đời sống tinh thần khỏe mạnh và hạnh phúc. Việc xây dựng, lựa chọn, thực hiện một chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thường gồm 4 bước cơ bản sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh Từng bước của quy trình trên gồm những nội dung cụ thể như sau: a. Bước 1- Xây dựng các chuyên đề Trước khi lựa chọn thực hiện một chuyên đề tư vấn tâm lí phù hợp với học sinh, giáo viên cần xây dựng một danh sách các chuyên đề có liên quan để có thể tiến hành trong hoạt động dạy học và giáo dục. Công việc này cần được thực hiện thông qua việc khảo sát nhu cầu từ phía học sinh. * Khảo sát nhu cầu - Là quá trình thu thập thông tin một cách có hệ thống về mong muốn, vấn đề nổi cộm của học sinh [nhận thức, cảm xúc và hành vi, định hướng giá trị, nhu cầu, năng lực....] để định hướng lựa chọn vấn đề cần xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lí nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Việc khảo sát nhu cầu trước khi xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh mang lại nhiều lợi ích khác nhau: 1- Đáp ứng mong muốn của học sinh, theo đó, sẽ thu hút hứng thú của các em tham gia khi chương trình triển khai; 2- Tránh áp đặt chủ quan từ phía giáo viên; 3- Cung cấp thông tin cho nhà trường về những vấn đề mà học sinh đang quan tâm và có thể thiếu hụt thông tin hay hạn chế về kĩ năng để nhà trường đưa vào kế hoạch giáo dục chung. Điều này giúp giáo viên, nhà trường nhận diện những khó khăn, vướng mắc của học sinh để hỗ trợ kịp thời, góp phần giảm thiểu nguy cơ có thể tiến triển thành vấn đề rối nhiễu tâm lí trong tương lai; 4- Giúp xác định khoảng trống giữa các điều kiện hiện tại và kết quả mong đợi để đánh giá những nguồn lực có thể đáp ứng được nhu cầu đó; 5- Là một trong những bước quan trọng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực của giáo viên. - Có nhiều cách khác nhau để giáo viên tìm ra nhu cầu cũng như những vấn đề đang tồn tại trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của học sinh mà các em chưa biết cách giải quyết, gồm: 1- Phương pháp chính thức: khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn nhóm nhỏ/ cá nhân học sinh, qua kết quả quan sát của giáo viên…; 2- Phương pháp không chính thức: qua các kết quả nghiên cứu xã hội học [tỉ lệ học sinh đi học muộn, bỏ học, nghiện game...] hoặc qua thống kê số lượng học sinh vi phạm nội quy, kỉ luật của nhà trường…Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng nên giáo viên cần cân nhắc điều kiện phối hợp các phương pháp trên để có kết quả đánh giá nhu cầu phù hợp nhất. - Việc khảo sát nhu cầu nên được thực hiện trên chính học sinh nhưng cũng cần cân nhắc thêm thông tin từ các nguồn khác như: giáo viên, cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu/các nhà quản lí, phương tiện truyền thông và kết quả nghiên cứu thực chứng của các nhà khoa học uy tín... * Đề xuất danh sách chuyên đề: Sau khi khảo sát nhu cầu, giáo viên phân tích kết quả khảo sát nhu cầu và tập hợp thành các vấn đề theo thứ tự giảm dần mức độ quan tâm, mong muốn của học sinh hoặc mức độ nghiêm trọng của vấn đề để lựa chọn một chuyên đề phù hợp nhất. Chuyên đề được lựa chọn sau đó có thể được trao đổi với Ban giám hiệu, tổ hỗ trợ học sinh, để cân nhắc các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian, nguồn lực...để thực hiện cho có hiệu quả cao nhất. b. Bước 2 - Lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí Sau khi khảo sát nhu cầu, trên cơ sở danh sách chuyên đề được đề xuất, giáo viên lựa chọn một chuyên đề cụ thể để thiết kế, với các công việc cụ thể sau: * Công việc 1: Xác định mục đích thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lí: Công việc này đòi hỏi giáo viên trả lời câu hỏi “Thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh để làm gì?” Việc xác định rõ mục đích sẽ giúp định hướng xây dựng nội dung phù hợp. * Công việc 2: Đánh giá đầu vào Mục đích của việc đánh giá đầu vào là nhằm xác định thực trạng hiện tại của vấn đề mà học sinh đang gặp khó khăn hoặc có nhu cầu tư vấn. Kết quả của việc đánh giá đầu vào có thể coi như dữ liệu ban đầu làm cơ sở đánh giá hiệu quả của chuyên đề tư vấn [so sánh với kết quả đánh giá đầu ra]. Đánh giá đầu vào có thể được thực hiện một cách chính thức [sử dụng trắc nghiệm, bảng hỏi, bảng kiểm có sẵn] hoặc giáo viên có thể tự xây dựng những câu hỏi kiểm tra ở mức độ đơn giản dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm nhanh [quiz] về hiểu biết và kĩ năng hiện có của học sinh. * Công việc 3: Phân tích kết quả và xây dựng kế hoạch Kết quả đánh giá đầu vào được giáo viên xử lí, phân tích để đưa ra nhận định về mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà học sinh đang gặp phải hoặc mức độ hiểu biết, kĩ năng hiện có của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chuyên đề: thời lượng [dài hay ngắn], nội dung [trọng tâm], hình thức tổ chức; người triển khai [giáo viên hay chuyên gia]. * Công việc 4: Thiết kế chuyên đề - Nhìn chung, việc thiết kế chuyên đề càng được thực hiện tỉ mỉ, chi tiết càng tốt. Giáo viên nên quan tâm đến các nội dung: 1- Tên chuyên đề [nên ngắn gọn, dễ nhớ, tạo ấn tượng với học sinh]; 2- Mục tiêu [xác định kết quả kì vọng sau khi kết thúc chuyên đề tư vấn]; 3- Thời lượng [căn cứ vào nội dung để thiết kế thời lượng là 1 buổi hay nhiều buổi]; 4- Hình thức [lồng ghép vào dạy học môn học hay hoạt động giáo dục]; 5- Chủ thể thực hiện [giáo viên hay mời chuyên gia ngoài trường]; 6- Nội dung [chỉ rõ những nội dung trọng tâm và không trọng tâm để định hướng cho học sinh tham gia hoạt động]; 7- Kế hoạch và nội dung thực hiện [lên kế hoạch chi tiết cho việc triển khai các nội dung trên với từng hoạt động cụ thể]. - Minh họa: bản thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lí “Sở thích, khả năng, giá trị của tôi” 1. Tên chuyên đề: SỞ THÍCH, KHẢ NĂNG, GIÁ TRỊ CỦA TÔI 2. Mục tiêu Qua thực hiện chuyên đề này, học sinh lớp 3 có thể: - Phát hiện được sở thích, khả năng, giá trị của bản thân - Tự tin về sở thích, khả năng của bản thân - Có cơ hội phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống 3. Thời lượng: 02 tiết 4. Hình thức Chuyên đề có thể thực hiện trong hoạt động giáo dục [hoạt động trải nghiệm] cho học sinh lớp 3, theo mạch nội dung “Hướng vào bản thân”, với yêu cầu cần đạt “Nhận ra được những nét riêng của bản thân”; hoặc “Giới thiệu được các sở thích của bản thân và sản phẩm được làm theo sở thích”. 5. Chủ thể thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm 6. Nội dung trọng tâm: hiểu biết của học sinh về sở thích, khả năng, giá trị của bản thân; tự tin thể hiện những sở thích và khả năng của bản thân. 7. Kế hoạch và hoạt động cụ thể TIẾT 1 7.1. Trò chơi: “Gió thổi” - Thời gian: 5 phút - Mục đích: Tạo không khí hứng khởi cho học sinh - Phương tiện: Sắp xếp vị trí chỗ ngồi hợp lí và chuẩn bị ghế ngồi đầy đủ cho học sinh khi tham gia trò chơi. - Cách tiến hành: + Học sinh ngồi theo vòng tròn, mỗi người ngồi trên 1 ghế. Riêng người điều khiển [giáo viên hoặc học sinh được giao nhiệm vụ quản trò] đứng giữa vòng tròn, không có ghế ngồi. + Khi người điều khiển trò chơi hô: “Gió thổi! Gió thổi!”, cả lớp đồng thanh hỏi lại: “Thổi ai? Thổi ai?”. + Người điều khiển chọn một đặc điểm nào đó và hô [ví dụ: “Thổi vào những người đeo kính”/ “Thổi vào những người tóc ngắn”…]. Khi ấy, những người chơi có đặc điểm đó phải đứng dậy và chạy đổi ghế cho nhau. Tranh thủ lúc ấy, người điều khiển sẽ chiếm lấy một ghế và ngồi vào. Người chơi nào không tìm được ghế để ngồi sẽ phải đứng vào giữa vòng tròn, tiếp tục hô cho các các bạn đổi chỗ cho nhau. + Lưu ý, mỗi lần chơi, người điều khiển cần nêu những đặc điểm khác nhau để đảm bảo mọi người trong lớp đều có cơ hội chạy đổi chỗ. 7.2. Thảo luận về câu chuyện “Trói voi bằng dây thừng” - Thời gian: 10 phút - Mục đích: Nâng cao sự tự tin bằng khả năng của bản thân - Phương tiện: 1- Câu chuyện “Trói voi bằng dây thừng”; 2- Nhạc và hình ảnh minh họa cho bức tranh; - Cách tiến hành: + Học sinh lắng nghe câu chuyện: “Trói voi bằng dây thừng” + Thảo luận: ♣ Tại sao con voi không thể tự mình thoát ra khỏi dây thừng đó? ♣ Em có liên hệ gì với bản thân trong cuộc sống? + Thông điệp của câu chuyện: Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội tốt đến với mình chỉ vì nghĩ rằng bản thân không thể làm được dù chưa thử bao giờ và luôn sợ thất bại. Thay vì lo sợ sai lầm, sao không thử cố gắng hết sức một lần? 7.3. Khám phá sở thích, khả năng, giá trị của em - Thời gian: 15 phút - Mục đích: Phát hiện sở thích, khả năng, giá trị của bản thân - Phương tiện: Phiếu bài tập - Cách tiến hành: + Học sinh hoàn phiếu bài tập “Sở thích, khả năng, giá trị của tôi” + Học sinh có thể chia sẻ trước lớp về phiếu bài tập đó + Thảo luận: ♣ Em có gặp khó khăn khi xác định sở thích, khả năng và các giá trị khác của mình không? ♣ Em cảm thấy như thế nào khi chia sẻ sở thích, khả năng và các giá trị của mình với các bạn? + Thông điệp: Mỗi người đều có sở thích, khả năng và giá trị riêng. TIẾT 2 7.4. Tự tin thể hiện sở thích, khả năng, giá trị của bản thân - Thời gian: 25 phút - Mục đích: Tự tin thể hiện sở thích, khả năng của bản thân trước tập thể lớp - Phương tiện: Giấy A0, nhạc, video… - Cách tiến hành: + Chia lớp thành các nhóm để cùng sáng tạo nội dung hoạt động và đóng vai: Chẳng hạn: ♣ Nhóm 1: Sáng tạo câu chuyện về các loài vật trong khu rừng. Mỗi loài vật có một khả năng, thế mạnh riêng. Học sinh đóng vai và thể hiện thế mạnh đó của từng loài. ♣ Nhóm 2: Thành lập một ban nhạc. Mỗi học sinh đóng vai một loại nhạc cụ và thể hiện đặc điểm riêng, nổi bật của nhạc cụ đó trong ban nhạc. ♣ Nhóm 3: Đóng vai các đầu bếp trong một nhà hàng. Mỗi học sinh đóng vai một đầu bếp, biết nấu các món khác nhau. Học sinh vẽ món ăn mình nấu ra giấy để cùng chia sẻ với các bạn. … + Từng nhóm thể hiện sản phẩm đóng vai của nhóm mình. + Thông điệp: Nên tự tin thể hiện những sở thích, khả năng, giá trị của mình. 7.5. Tổng kết - Thời gian: 5 phút - Mục đích: Tổng kết lại chương trinh, củng cố sự hiểu biết về sở thích, khả năng, giá trị của bản thân - Phương tiện: Phiếu phản hồi, phần thưởng [nếu có] - Cách tiến hành: + Nhắc lại nội dung đã cùng tìm hiểu trong chuyên đề. + Tổng kết, khen thưởng cho nhóm và học sinh có hoạt động tích cực. + Sử dụng kĩ thuật phản hồi [như phiếu phản hồi, phỏng vấn nhanh] về những cảm nhận và suy nghĩ của học sinh sau khi tham gia chuyên đề. ---------------------------------- PHỤ LỤC: Câu chuyện “Trói voi bằng dây thừng” Tại sở thú, khi đi ngang qua khu voi ở, những vị khách đã vô cùng bất ngờ khi thấy con voi to lớn như vậy nhưng chỉ bị trói chân bằng một sợi dây thừng mỏng, nhỏ. Đặc biệt - Nếu nhà trường không có thời gian hay điều kiện để tổ chức chuyên đề tư vấn tâm lí độc lập thì giáo viên có thể thực hiện chuyên đề đó bằng hình thức lồng ghép trong các môn học hoặc hoạt động giáo dục [hoạt động trải nghiệm] của nhà trường. Theo đó, chuyên đề tư vấn tâm lí sẽ được thiết kế và triển khai theo mẫu của hoạt động mà nó lồng ghép vào [Nếu lồng ghép vào môn học thì giáo viên sẽ thiết kế và thực hiện theo mẫu thiết kế kế hoạch bài dạy. Nếu lồng ghép vào hoạt động giáo dục [hoạt động trải nghiệm] thì sẽ thiết kế và thực hiện theo mẫu tổ chức hoạt động giáo dục/ hoạt động trải nghiệm]. c. Bước 3 - Tổ chức thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí - Là quá trình giáo viên thực hiện các công việc được xác định ở bước 2 vào thực tiễn học đường. Khi tổ chức chuyên đề tư vấn tâm lí, giáo viên cần quan sát, theo dõi và đánh giá mức độ tham gia của học sinh, thái độ và phản hồi của các em để điều chỉnh cho phù hợp. - Khi thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí, giáo viên có thể lựa chọn các hình thức tổ chức lồng ghép khác nhau [như lồng ghép vào giờ sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp hoặc giờ hoạt động trải nghiệm theo chủ đề]. - Để thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí theo hình thức lồng ghép, giáo viên nên căn cứ vào những khó khăn học sinh thường gặp để lồng ghép vào việc thực hiện các yêu cầu cần đạt của hoạt động giáo dục [hoạt động trải nghiệm] theo gợi ý ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Gợi ý thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học theo hình thức lồng ghép vào hoạt động giáo dục [hoạt động trải nghiệm] Nhóm khó khăn Khó khăn cụ thể Nội dung tư vấn, hỗ trợ Gợi ý thực hiện bài tập về nhà do chưa hiểu bài sinh chưa hiểu; - Rèn thói quen tự giác trong học tập + Theo mạch nội dung hướng đến xã hội, với hoạt động xây dựng nhà trường, có thể lồng ghép vào yêu cầu cần đạt: “Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện được những việc đó” [với học sinh lớp 1] + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể lồng ghép vào yêu cầu cần đạt: “Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân và bước đầu thực hiện thời gian biểu đề ra” [với học sinh lớp 3] … … … Trong giao tiếp Học sinh chưa có lời nói lễ phép hay hành động đúng mực khi giao tiếp với người lớn Rèn kĩ năng giao tiếp lịch sự - Lồng ghép trong môn “Giáo dục lối sống”, “Đạo đức” - Hoạt động trải nghiệm: + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào yêu cầu cần đạt “Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường” [với học sinh lớp 1] hoặc các yêu cầu tương tự liên quan đến việc nhận biết, điều chỉnh cảm xúc [với học sinh lớp 2, 3, 4, 5] + Theo mạch nội dung hướng vào xã hội, với hoạt động chăm sóc gia đình, có thể lồng ghép vào yêu cầu cần đạt:“Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi” [với học sinh lớp 1] hoặc các yêu cầu tương tự [với học sinh lớp 2, 3, 4, 5]. … … … Trong phát triển bản thân Chưa nhận diện được những tình huống thiếu Nhận diện được nguy cơ và có cách phòng tránh các nguy cơ mất an toàn - Lồng ghép trong môn học “Tự nhiên và xã hội” - Hoạt động trải nghiệm: + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào yêu cầu cần đạt: “Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ” [với học sinh lớp 1] hoặc các yêu Nhóm khó khăn Khó khăn cụ thể Nội dung tư vấn, hỗ trợ Gợi ý thực hiện [hoặc không] an toàn trong trường học trong trường học cầu tương tự liên quan đến việc đảm bảo sự an toàn cho bản thân [với học sinh lớp 2, 3, 4, 5]; + Theo mạch nội dung hướng đến xã hội, với hoạt động xây dựng nhà trường, có thể lồng ghép vào yêu cầu cần đạt: “Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học, có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học” [với học sinh lớp 3]. … … … Trong quá trình thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí theo hình thức lồng ghép, giáo viên nên quan tâm phát hiện những khó khăn [về kiến thức, kĩ năng…] để tiếp tục hỗ trợ học sinh thực hiện được các yêu cầu cần đạt của chuyên đề và hoạt động giáo dục [hoạt động trải nghiệm] đó. d. Bước 4 - Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí - Một chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh không nên xây dựng chỉ để cho một thời điểm và chỉ dùng một lần mà nên được tiếp tục sử dụng cho những năm học/khối lớp tiếp theo nếu học sinh có nhu cầu. Vì thế việc đánh giá hiệu quả của chuyên đề là cần thiết. - Đánh giá hiệu quả của chuyên đề tư vấn tâm lí có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau: 1- So sánh giữa kết quả đầu vào và đầu ra [kết thúc chuyên đề] thông qua việc sử dụng một công cụ đánh giá hoặc xử lí tình huống hay bài trắc nghiệm nhanh [cả trước và sau khi triển khai chuyên đề tư vấn tâm lí]; 2- Phát phiếu phản hồi để học sinh trả lời [phiếu do giáo viên tự thiết kế]. - Sau khi đánh giá kết quả chương trình, giáo viên tổng kết và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường về hướng tiếp theo sử dụng chuyên đề như kết thúc hay tiếp tục; có hay không điều chỉnh với nhóm học sinh khác trong trường

Video liên quan

Chủ Đề