Trái Đất luôn quay quanh Mặt Trăng đúng hay sai

Nhưng thực sự thì có phải vậy không? Hãy sẵn sàng với câu trả lời sau khi bạn hiểu hết những khái niệm sau:

Thuyết địa tâm

Theo thuyết địa tâm, mọi người coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, nó đứng yên và tất các các ngôi sao, hành tinh, kể cả Mặt Trời đều quay quanh đó. Đây có thể coi là 1 trong những lý thuyết được định hình sớm nhất của thiên văn học cổ đại.

Ảnh mô phỏng thuyết địa tâm.

Lý thuyết này được coi là chuẩn mực vũ trụ thời Hy Lạp cổ đại, thậm chí cả Aristotle và Ptolemy, cũng như đa số những học giả hàng đầu thế giới thời bấy giờ tán đồng.

Không như quan điểm Trái Đất là 1 mặt phẳng trước đó, những triết gia, chiêm tinh học cổ đại đã xác định được Trái Đất có hình cầu. Và thuyết địa tâm cũng thống trị cả châu Âu thời đó.

Thuyết nhật tâm

Mãi đến thế kỷ 17, những học giả có tiếng như Copernicus, Kepler và đặc biệt là Galileo dần dần đưa ra khái niệm về thuyết nhật tâm dù gặp rất nhiều sự phản đối từ phía những người cố chấp.

Ảnh mô phỏng thuyết nhật tâm.

Khái niệm nhật tâm có lẽ liên quan đến nhiều người nhưng điển hình là Galileo, người được coi là cha đẻ của khoa học hiện đại, cha đẻ của vật lý hiện đại, người được Stephen Hawking ca ngợi: " Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại".

Nhà khoa học vĩ đại Galileo thời trẻ.

Ông là người đã đấu tranh cho lẽ phải, cho khoa học, dù cho sau này bị buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm dưới áp lực nặng nề và bị quản thúc tại gia theo lệnh của Tòa án dị giáo La Mã. Ông có 1 câu nói mang giá trị rất lớn cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!".

Theo khái niệm này, Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, và các hành tinh khác như Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy... quay quanh nó. Đây là kết quả xương máu của nhiều nhà khoa học, nổi bật nhất là Galileo. Và có lẽ cho đến nay, nó cũng là khái niệm được rất nhiều người ủng hộ.

Vậy thực tế điều đó có đúng?

Ở thời đại mà sự phát triển của thiên văn học giúp loài người có những bước tiến lớn trong việc quan sát và nghiên cứu vũ trụ này, thuyết Nhật tâm đã không còn chính xác. Sở dĩ nói vậy là bởi sự sai lệch trong khái niệm vũ trụ của thời đại trước với hiện tại.

Thực tế về sự di chuyển của hệ mặt trời.

Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà nó chỉ là tâm và cũng chỉ đứng yên nếu xét trên hệ quy chiếu mặt phẳng của hệ Mặt Trời.

Trên thực tế, Mặt Trời chỉ là 1 trong khoảng 200-400 tỷ ngôi sao của dải Ngân Hà [Milky Way]. Cũng giống như Trái Đất luôn quay quanh Mặt Trời, chính ngôi sao này của chúng ta cũng liên tục di chuyển, quay quanh nhân của dải Ngân Hà chứ không đứng yên như thuyết nhật tâm đã đề cập!

Hệ Mặt Trời khi di chuyển quanh dải Ngân Hà.

Dải Ngân Hà là 1 thiên hà xoắn ốc khổng lồ theo dạng hình đĩa, có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên. Nó có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.

Khoảng cách từ Mặt Trời đến tâm Milky Way là khoảng 28.000 năm ánh sáng, chính vì vậy, cho nên dù Mặt Trời di chuyển với tốc độ khổng lồ 828.000 km/h nhưng vẫn phải mất đến 226 triệu năm để hoàn thành 1 vòng bao quanh dải Ngân Hà.

Kết quả

Như vậy ta có thể thấy, Trái Đất không phải tâm của vũ trụ và mọi thứ không quay quanh nó, tương tự như vậy với Mặt Trời. Mặt trời luôn di chuyển, thậm chí là với tốc độ rất lớn, nhưng điểm đáng nói là nó luôn mang theo "đàn con" của minh khi quay quanh dải Ngân Hà rộng lớn.

Mặt phẳng Hệ Mặt Trời khi di chuyển.

Cũng chính vì lý do đó mà có những sự nhầm lẫn trong thuyết địa tâm, nhật tâm.

Nhưng qua đây chúng ta lại có thêm nhiều câu hỏi hơn nữa, dải Ngân Hà [Milky Way] cũng chỉ là 1 trong vô vàn thiên hà thuộc vũ trụ bao la, vậy nó quay quanh cái gì? Hay rộng lớn hơn, bên ngoài vũ trụ còn gì khác nữa không hay vũ trụ có quay quanh gì không?

Tham khảo nhiều nguồn

Những bức ảnh cả thế giới chưa biết về Fukushima sau động đất

Theo NASA, một "ngày Mặt trăng" bằng khoảng 29,53 ngày Trái đất. Nói cách khác, trong khi Trái đất hoàn thành một vòng quay sau mỗi 24 giờ thì Mặt trăng sẽ trải qua một lần Mặt trời mọc khoảng 709 giờ/lần.

Cũng như nhiều thiên thể, chuyển động quay của Mặt trăng có thể là tàn tích từ quá trình tạo ra nó. Theo giả thuyết va chạm khổng lồ, khoảng 4,5 tỷ năm trước, một thiên thể có kích thước gần bằng Sao Hỏa đã đâm vào Trái đất khi đó vẫn đang phát triển.

Vật thể lý thuyết này được gọi là Theia. Sức nóng từ tác động của Theia có thể đã tạo ra các đại dương magma bằng cách làm tan chảy lớp vỏ Trái đất và khiến Trái đất phóng các hạt hóa hơi đang quay vào không gian.

Theo giả thuyết va chạm khổng lồ, những đám mây bụi và khí này quay tròn do lực của vụ va chạm ban đầu. Cuối cùng, những hạt xoáy này kết hợp với nhau, bởi vì khối lượng thu hút khối lượng. Khi khí ngưng tụ, nó thực sự bắt đầu quay nhanh hơn.

Ví dụ, khi một vận động viên trượt băng nghệ thuật ôm cánh tay của họ khi quay trên băng. Khối lượng của vận động viên trượt băng nhỏ gọn hơn khi tay ở giữa của họ, do đó vận động viên trượt băng tăng tốc độ. Điều này là do mô-men động lượng của được bảo toàn, cần nhiều lực hơn để quay một vật thể xa trọng tâm hơn. Vì vậy, nếu cánh tay của vận động viên trượt băng nghệ thuật hướng ra ngoài, họ quay chậm hơn và khi họ thay đổi bằng cách ôm cánh tay vào, họ sẽ quay nhanh hơn.

Trong khi đó, Mặt trăng đã giữ mô-men động lượng kể từ vụ va chạm ban đầu hàng tỷ năm trước.

Không giống như Trái đất, Mặt trăng không có khí quyển nên không có lực cản của không khí để làm chậm các vật thể chuyển động. Vì vậy, một khi các vật thể đang quay, chúng có xu hướng tiếp tục quay.

Cũng có những giả thuyết khác về cách Trái đất có Mặt trăng. Một là lý thuyết bắt giữ, trong đó Mặt trăng là một vật thể lang thang, giống như một tiểu hành tinh, bị thu giữ bởi lực hút của Trái đất. Theo lý thuyết này, Mặt trăng được tạo ra ở một nơi khác trong Hệ Mặt trời và sau đó bắt đầu quay quanh Trái đất khi nó đi ngang qua. Vì vậy, nó đã có một vòng quay riêng khi bị kéo vào trường hấp dẫn của Trái đất.

Một giả thuyết khác là thuyết đồng hình thành, trong đó Mặt trăng được tạo ra cùng lúc với Trái đất. Trong giả thuyết này, hai vật thể có khối lượng lớn gấp 5 lần kích thước của Sao Hỏa đã đâm vào nhau. Trái đất và Mặt trăng của nó sau đó ngưng tụ ra khỏi các đám mây vật chất do va chạm.

Tuy nhiên, chính Trái đất mới thiết lập tốc độ quay của Mặt trăng. Mặt trăng hoàn thành một vòng quay trong khoảng 27 ngày gần bằng với thời gian Mặt trăng quay quanh Trái đất: 27,32 ngày. Kết quả là con người trên Trái đất chỉ từng nhìn thấy một mặt của Mặt trăng. Nếu một ngày Mặt trăng dài hơn hoặc ngắn hơn, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy tất cả bề mặt của Mặt trăng khi Mặt trăng quay quanh Trái đất.

Trên thực tế, quỹ đạo và chuyển động quay không hoàn toàn khớp nhau bởi vì Trái đất thực sự di chuyển trong một quỹ đạo hình elip giống hình bầu dục.

Khi Mặt trăng quay quanh Trái đất, nó quay để giữ cùng một phía đối diện với chúng ta. Một vòng quay có cùng khoảng thời gian với một quỹ đạo, hay nói cách khác là khoảng một tháng. Nói cách khác, Trái đất và Mặt trăng tác dụng lực hấp dẫn lên nhau và lực hấp dẫn tác dụng luôn mạnh nhất khi hai thiên thể đối diện trực tiếp với nhau khiến cả Trái đất và Mặt trăng đều giãn ra một chút khi chúng bị kéo vào hướng khác.

Kết quả, Mặt trăng bị kéo dài thành hình elip với trục dài nhất của nó luôn hướng về phía chúng ta. Đây cũng là nguyên nhân gây ra thủy triều trên Trái đất mỗi ngày.

Một mô hình của các nhà nghiên cứu tại Harvard và Viện SETI thậm chí còn ước tính rằng Trái đất sơ khai có một ngày ngắn nhất là 2,5 giờ tại thời điểm va chạm với Theia. Tuy nhiên, do lực hấp dẫn liên tục kéo theo trục dài nhất của Mặt trăng hướng về phía Trái đất nên ngày của Trái đất và Mặt trăng kéo dài theo thời gian.

Trang Phạm

Theo Live Science

Video liên quan

Chủ Đề