Quy luật nghĩa là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

quy luật tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ quy luật trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ quy luật trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ quy luật nghĩa là gì.

- Quan hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa nhiều hiện tượng hoặc nhóm hiện tượng: Quy luật xã hội; Quy luật lịch sử; Quy luật kinh tế.
  • luân chuyển Tiếng Việt là gì?
  • sinh thành Tiếng Việt là gì?
  • Cao sơn lưu thủy Tiếng Việt là gì?
  • giẹo đường Tiếng Việt là gì?
  • trò vui Tiếng Việt là gì?
  • mệt mỏi Tiếng Việt là gì?
  • mỉa mai Tiếng Việt là gì?
  • tứ thời Tiếng Việt là gì?
  • phúc khảo Tiếng Việt là gì?
  • quan sát viên Tiếng Việt là gì?
  • Nông Trường Mộc Châu Tiếng Việt là gì?
  • hợp thời Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của quy luật trong Tiếng Việt

quy luật có nghĩa là: - Quan hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa nhiều hiện tượng hoặc nhóm hiện tượng: Quy luật xã hội; Quy luật lịch sử; Quy luật kinh tế.

Đây là cách dùng quy luật Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ quy luật là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

[Last Updated On: 08/12/2021 By Lytuong.net]

Định nghĩa quy luật và vai trò các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật?

1. Quy luật là gì?

Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

2. Phân loại quy luật

Trong thế giới tồn tại nhiều loại quy luật; chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật vào hoạt động thực tiễn của con người.

Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại thì các quy luật được chia thành: những quy luật riêng, những quy luật chung và những quy luật phổ biến.

– Những quy luật riêng là những quy luật chỉ tác động trong một phạm vi nhất định của các sự vật, hiện tượng cùng loài. Thí dụ: Những quy luật vận động cơ giới, vận động hóa học, vận động sinh học,…

– Những quy luật chung là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn: quy luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng…

– Những quy luật phổ biến là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực: từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật đó.

Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động để phân loại thì các quy luật được chia thành ba nhóm lớn: những quy luật tự nhiên, những quy luật xã hội và những quy luật của tư duy.

– Những quy luật của tự nhiên là quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên, kể cả cơ thể con người, không phải thông qua hoạt động có ý thức của con người.

– Những quy luật xã hội là quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; những quy luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người nhưng những quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

– Những quy luật tư duy là những quy luật thuộc mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của quá trình phát triển nhận thức lý tính ở con người.

Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đó là: quy luật lượng – chất, quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định.

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.
 Mọi quy luật đều mang tính khách quan. Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo thuần túy của tư tưởng. Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy.

Giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm luôn diễn ra cuộc đấu tranh khi giải đáp câu hỏi quy luật là gì. Các nhà triết học duy tâm luôn phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật. 

Phân loại quy luật

Các quy luật hết sức đa dạng, muôn vẻ. Chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò của chúng đối với với quá trình vận động và phát triển của sự vật.

Do đó, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật khác nhau phục vụ mục đích của con người trong thực tiễn.

 Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:

Các quy luật riêng

Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.

Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.

Các quy luật chung

Đó là các quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng.

Ví dụ: Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh học…

Những quy luật phổ biến

Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

+ Quy luật phủ định của phủ định.

Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau

– Quy luật tự nhiên:

Là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.

Ví dụ:

+ Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật…

+ Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.

– Quy luật xã hội:

Đó là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý thức của con người.

Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

Ví dụ:

+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Quy luật của tư duy:

Loại quy luật này nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán mà nhờ đó hình thành tri thức trong tư tưởng con người.

Ví dụ:

+ Quy luật đồng nhất trong tư duy.

+ Quy luật cấm mâu thuẫn.

+ Quy luật bài chung.

Người đăng: chiu Time: 2021-08-31 13:08:48

I. QUY LUẬT LÀ GÌ

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi, lặp lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hay giữa các sự vật với nhau

  • Quy luật có tính khách quan: Mọi quy luật đều tồn tại khách quan, con người không thể sáng tạo ra quy luật cũng không thể làm trái quy luật. Khả năng cơ bản của con người là nhận thức và vận dụng quy luật.
  • Quy luật mang tính ổn định, nó phản ánh mối liên hệ lặp đi lặp lại giữa các yếu tố trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Người ta có thể phân ra các loại: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến

  • Quy luật riêng là quy luật của một lĩnh vực nhất định như quy luật lý, hoá, sinh.
  • Quy luật chung là những quy luật tác động trong các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau.
  • Quy luật phổ biến là quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

b. Căn cứ vào lĩnh vực tác động

Các nhà khoa học thường phân biệt quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy

  • Quy luật tự nhiên là quy luật của thế giới vô sinh và hữu sinh.
  • Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người.
  • Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều mạng tính khách quan nhưng quy luật xã hội khác với quy luật tự nhiên ở chỗ nó được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
  • Quy luật của tư duy phản ánh mối liên hệ nội tại của các khái niệm, phán đoán.

Triết học nghiên cứu những quy luật phổ biến của thế giới.

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

Video liên quan

Chủ Đề