Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì

Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Những sản phẩm nằm trong quy chuẩn cần phải chứng nhận hợp quy thường là những sản phẩm liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường…Những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy cho sản phẩm trước khi mang ra thị trường tiêu thụ.

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa dịch vụ là việc chứng nhận cho sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đó phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy là một hoạt động bắt buộc. Hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ trên các thông tư, nghị định do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.

Các sản phẩm cần phải chứng nhận hợp quy ?

Dưới đây, ICB sẽ giới thiệu một số mặt hàng cần phải chứng nhận hợp quy để các bạn có thể nắm được:

– Hợp quy thuốc thú y theo QCVN 01-187:2018/BNNPTNT

– Hợp quy điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo QCVN 02-14:2009/BNNPTNT.

– Hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01: 2017/BCT

– Hợp quy đường ống dẫn hơi nước và nước nóng theo QCVN 31:2017/BLĐTBXH.

– Hợp quy mũ an toàn công nghiệp theo QCVN: 06/2012/BLĐTBXH

– Hợp quy khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue theo QCVN 09:2015/BCT.

– Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2017/BXD và QCVN 16:2019/BXD

– Hợp quy thuốc lá điếu theo QCVN 16-1:2015/BYT

– Hợp quy đồ chơi trẻ em theo QCVN 3:2009/BKHCN

– Hợp quy nước uống đóng chai theo QCVN 6-1: 2010/BYT

– Hợp quy thức ăn chăn nuôi theo QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT

– Hợp quy phân bón theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP……

Quy trình chứng nhận hợp quy tại Việt Nam

Thực tế, khi nhắc đến chứng nhận, nhiều người sẽ lầm tưởng đơn giản chỉ là bỏ tiền ra thuê một đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Nhưng điều đó là sai hoàn toàn. Chứng nhận hợp quy là một quy trình nhiều bước và trong đó bước nào cũng vô cùng quan trọng. Hãy cùng xem các bước đó như thế nào nhé.

Quy trình chứng nhận 7 bước như sau

Bước 1: Đăng ký chứng nhận với một tổ chức chứng nhận, tổ chức chứng nhận đó phải có năng lực chứng nhận được chỉ định bởi cơ quan quản lý đưa ra yêu cầu hợp quy sản phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp, hồ sơ giấy tờ liên quan đến sản phẩm để tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ.

Bước 3: Đánh giá chứng nhận. Ở bước này thì có 2 phương thức đánh giá hợp quy

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này dành cho các công ty sản xuất trực tiếp, và yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Phương thức này dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng từ nước ngoài về.

Dù là phương thức nào đi nữa thì điều kiện để được cấp chứng nhận hợp quy chính là kết quả thử nghiệm các sản phẩm đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn tương ứng đối với sản phẩm.

Bước 4: Thông báo kết quả, cấp giấy chứng nhận

Bước 5: Công bố hợp quy tại các cơ quan quản có thẩm quyền

Bước 7: Đánh giá giám sát, đây là việc bắt buộc phải làm sau 12 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận hợp quy, việc này đảm bảo các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp hằng năm vẫn đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp quy tại ICB

Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành chứng nhận và đã chứng nhận thành công cho hàng ngàn doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế [ICB] tự tin sẽ mang đến dịch vụ chứng nhận tốt nhất. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích của việc chứng nhận tại ICB nhé

– Cung cấp tới khách hàng dịch vụ nhanh chóng, uy tín và hiệu quả

– Hỗ trợ thủ tục pháp lý có liên quan đến chứng nhận của khách hàng

– Hỗ trợ quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên các diễn đàn của ICB sở hữu. Như website, fanpage facebook, fanpage zalo…

– Hỗ trợ các thông tin liên quan đến các dịch vụ khác của ICB

– Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí khi phải thông qua đơn vị trung gian với thủ tục rườm rà.
Nếu doanh nghiệp của bạn có sản phẩm đang cần chứng nhận hợp quy. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với ICB để có những thông tin hữu ích nhất.

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật [TC & QCKT] có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Theo đó, Luật định hướng nhiều hoạt động mới trong lĩnh vực TC & QCKT theo thông lệ quốc tế. Trong đó có quy định về chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

Tuy nhiên, còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa phân biệt được sản phẩm, hàng hóa của mình sản xuất thuộc nhóm nào để đánh giá và công bố hợp quy hay hợp chuẩn.

Xem thêm:

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa cần có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy

1. Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận là một thủ tục mà bên thứ ba áp dụng để đảm bảo rằng một đối tượng nào đó phù hợp với các yêu cầu quy định. Bên thứ ba là một tổ chức độc lập với người cung cấp và khách hàng được gọi là “Tổ chức chứng nhận”. Theo Luật TC & QCKT Việt Nam xác định có hai hình thức chứng nhận là:

– Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực Tiêu chuẩn phù hợp với Tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.

– Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực Quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc.

2. Phân biệt giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

Điểm giống nhau

– Đều là cách thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hay sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất.

– Giống nhau về phương thức đánh giá gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;

– Có hồ sơ về công bố giống nhau [được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012].

– Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:

  • Lấy mẫu thử nghiệm
  • Đánh giá quá trình sản xuất/ hồ sơ nhập khẩu
  • Cấp giấy chứng nhận phù hợp

Điểm khác nhau

1. Khái niệm

  • Chứng nhận hợp quy: Là chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn quốc gia.
  • Chứng nhận hợp chuẩn: Là chứng nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài [EN, ASTM,…]
Mẫu giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa LDT

2. Phạm vi áp dụng

Chứng nhận hợp quy:

Mang tính chất bắt buộc theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý. Chỉ áp dụng cho các hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 [là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường]

Chứng nhận hợp chuẩn:

Mang tính chất tự nguyện [trừ một số trường hợp sản phẩm hàng hóa có quy định riêng] theo yêu cầu của nhà sản xuất. Được áp dụng cho sản phẩm nhóm 1 [sản phẩm không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng]

3. Năng lực của phòng thử nghiệm và đơn vị chứng nhận

Chứng nhận hợp quy:

  • Bắt buộc phải được chỉ định đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.

Chứng nhận hợp chuẩn:

  • Không có yêu cầu bắt buộc

4. Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố:

Chứng nhận hợp quy:

Các cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại cơ quan chuyên ngành [các Sở chuyên ngành] nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Dấu hợp quy [CR] bắt buộc sử dụng trên sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Chứng nhận hợp chuẩn:

Các tổ chức cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh. Nếu đạt chỉ tiêu về hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Dấu hợp chuẩn không cần bắt buộc.

Tem chứng nhận sản phẩm LDT

5. Hiệu lực thi hành:

Chứng nhận hợp quy:

Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành nhanh nhất là sau 6 tháng kể từ ngày ban hành. Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường.

Chứng nhận hợp chuẩn:

Tùy từng cơ quan, tổ chức chọn áp dụng tiêu chuẩn hay không thì hiệu lực thi hành sẽ do tổ chức, cơ quan đó tự quyết định.

Hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất, những sản phẩm có chứng nhận sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với những sản phẩm tương tự khi chưa có chứng nhận. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở giúp nhà sản xuất ổn định chất lượng, kiểm soát cải tiến năng xuất nhằm sự lãng phí và tỷ lệ phế phẩm.

3. Đăng ký chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy tại LDT

Tổ chức chứng nhận sản phẩm hàng hóa – Công ty cổ phần LDT là đơn vị được được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ KHCN cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện, năng lực thực hiện chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

Ngoài ta, LDT còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, huấn luyện an toàn, đào tạo áp dụng hệ thống quy trình quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, tận tình, chuyên nghiệp, hứa hẹn sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối đến với tất cả các quý khách hàng.

Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số Hotline: 0896.657.558 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!

Video liên quan

Chủ Đề