Quy định về chứng chỉ tin học cơ bản

Trong ý kiến trả lời địa phương về việc quy đổi chứng chỉ tin học theo quy định tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp của cán bộ, công chức và viên chức, Bộ GD&ĐT cho biết, các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT.

Bộ GD&ĐT cho biết, trình độ tin học của giáo viên các cấp được quy định trong các Thông tư liên tịch về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên là căn cứ theo quy định tại Thông tư 03 ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT [Ảnh minh họa]

Bộ GD&ĐT cho biết, triển khai thực hiện Luật viên chức và Nghị định 29 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng về quản lý viên chức, trong năm 2015, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi triển khai thực hiện các Thông tư liên tịch nêu trên, Bộ GD&ĐT đã nhận được một số văn bản của các địa phương hỏi về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định về tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp của cán bộ, công chức và viên chức.

Giải đáp thắc mắc của các địa phương, Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở  GD&ĐT thông báo ý kiến của Bộ đối với việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trong đó, về việc quy đổi trình độ tin học, Bộ GD&ĐT cho hay, trình độ tin học của giáo viên các cấp được quy định trong các Thông tư liên tịch về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên căn cứ theo quy định tại Thông tư 03 ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.

Cũng liên quan đến việc quy đổi trình độ tin học, trong công văn vừa gửi các Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cho hay, Bộ đã phối hợp với Bộ TT&TT ban hành Thông tư liên tịch 17 vào ngày 21/6/2016 quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT, trong đó có quy định tại khoản 1, 2 của Điều 23 “Điều khoản chuyển tiếp”.

Cụ thể, khoản 1 và 2 Điều 23 - "Điều khoản chuyển tiếp" của Thông tư liên tịch 17 giữa 2 Bộ GD&ĐT và TT&TT đã nêu rõ: “Đối với các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C [theo  Quyết định 21 ngày 3/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A, B, C] đang triển khai trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện, cấp chứng chỉ ứng dụng cho đến khi kết thúc”; và “Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản”.

Theo Thông tư 03 của Bộ TT&TT quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, có hiệu lực thi hành từ ngày 28/4/2014, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT gồm chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao. Thông tư 03 cũng nêu rõ, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 6 mô đun: hiểu biết về CNTT cơ bản; sử dụng máy tính cơ bản; xử lý văn bản cơ bản; sử dụng bảng tính cơ bản; sử dụng trình chiếu cơ bản; sử dụng Internet cơ bản. Còn chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 9 mô đun: xử lý văn bản nâng cao; sử dụng bảng tính nâng cao; sử dụng trình chiếu nâng cao; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu; thiết kế đồ họa hai chiều; biên tập ảnh; biên tập trang thông tin điện tử; an toàn, bảo mật thông tin; sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.Cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của cả 6 mô đun nêu trên. Còn cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 3 trong 9 mô đun quy định.

Theo //ictnews.vn

- Là chứng chỉ quốc gia, chứng nhận kỹ năng sử dụng CNTT đúng theo chuẩn do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BTTT. - Đây là chứng chỉ tin học quốc gia mới [thay cho chứng chỉ ứng dụng tin học A, B, C trước đây] và bao gồm 02 cấp độ: Cơ bản và Nâng cao.

- Chứng chỉ ứng dụng CNTT có thể gọi dưới các tên sau: Chứng chỉ tin học quốc gia hoặc Chứng chỉ xác nhận kỹ năng sử dụng CNTT theo chuẩn quốc gia.

2. Những ai nên thi để lấy chứng chỉ này?

- Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là cần thiết đối với sinh viên [cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm] hoặc viên chức, cán bộ đang công tác tại các cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hồ sơ kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng các tiêu chuẩn do cơ quan Nhà nước ban hành.
- Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao cần thiết đối với các cán bộ, chuyên viên cần hoàn thiện hồ sơ thể hiện kỹ năng cao cấp về sử dụng CNTT, thuận lợi cho việc thăng tiến, tăng bậc lương.

3. Cần học và thi những phần nào để đạt chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản?

Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định chứng chỉ cơ bản bao gồm 6 module như sau:

  • Những hiểu biết cơ bản về CNTT [IU01]
  • Sử dụng máy tính cơ bản [IU02]
  • Soạn thảo văn bản với MS Word [IU03]
  • Sử dụng bảng tính với MS Excel [IU04]
  • Trình chiếu với MS Power Point [IU05]
  • Sử dụng Internet cơ bản [IU06]

4. Cần học và thi những phần nào để đạt chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao?

- Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định 09 module như bên dưới đối với chuẩn sử dụng CNTT nâng cao.

- Thí sinh cần đủ 2 điều kiện: [i] Đã có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản [nêu trên]; [ii] Thi và đạt tối thiểu 03 trên 09 mô đun nâng cao [bên dưới] để được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao.

  • Xử lý văn bản nâng cao [IU07]
  • Sử dụng bảng tính nâng cao [IU08]
  • Sử dụng trình chiếu nâng cao [IU09]
  • Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu [IU10]
  • Thiết kế đồ họa hai chiều [IU11]
  • Biên tập ảnh [IU12]
  • Biên tập trang thông tin điện tử [IU13]
  • An toàn, bảo mật thông tin [IU14]
  • Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án [IU15]

5. Chứng chỉ ứng dụng tin học A, B, C hiện nay có còn giá trị nữa không?

- Chứng chỉ ứng dụng tin học A, B, C nếu thi trước ngày 10/8/2016 vẫn có giá trị theo quy định tại Thông tư 17/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Các nhà tuyển dụng, các cơ quan Nhà nước sẽ vẫn ưu tiên các thí sinh có chứng chỉ ứng dụng CNTT mới hoặc các chứng chỉ quốc tế hơn như IC3, MOS,...

6. Nên học IC3, MOS hay chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao?

- Ngày 31/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông có công văn số 2819/BTTTT-CNTT về việc công nhận bài thi IC3 đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và bài thi MOS đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao.
- Như vậy, tùy theo yêu cầu của trường học và cơ quan tuyển dụng, làm việc mà có quyết định chọn, chấp nhận các chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản, nâng cao hay IC3, MOS cho phù hợp với từng đơn vị.

7. Tôi đang ở Quảng Ninh. Vậy tôi có thể thi chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao ở đâu?

Hiện nay, Tổ hợp Giáo dục & Công nghệ PNS [PNS CORP] phối hợp với trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tổ chức thi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] mới tại khu vực tỉnh Quảng Ninh, theo Thông tư 03 quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

TỔ HỢP GIÁO DỤC & CÔNG NGHỆ PNS

A: Số 237 đường Hạ Long, P.Bãi Cháy, TP.Hạ Long, Quảng Ninh

W: koreanhalong.edu.vn - E:  - FB: fb.com/pnscorp.vn

T: [+84] 0203 3838 328 - F: [+84] 0203 3838 358 - H: [+84] 0971 002 723 

Sở hữu chứng chỉ Tin học là điều rất cần thiết để có được một công việc ổn định với mức lương hậu hĩnh trong thời đại công nghệ 4.0. Với những ai đang có ý định dự thi vào công chức hay chuyển ngạch nâng lương thì chứng chỉ tin học cơ bản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi nó là điều kiện cần và đủ để tham gia ứng tuyển theo quy định của Bộ Truyền thông và thông tin. Hãy cùng tìm hiểu ngay loại chứng chỉ mới này để có sự chuẩn bị chu đáo và kịp thời nhất nhé!

Chứng chỉ Tin học cơ bản là gì?

Bằng chứng chỉ Tin học cơ bản

Chứng chỉ Tin học ứng dụng cơ bản [Tên đầy đủ: Chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản] là chứng chỉ tin học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận năng lực, trình độ sử dụng công nghệ thông tin theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bằng Tin học cơ bản này ra đời trên cơ sở thay thế cho các mẫu chứng chỉ tin học cũ theo trình độ A,B,C và nhằm đáp ứng nhu cầu cần cải tiến để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Xét theo cấp độ, bằng Tin học ứng dụng cơ bản là cấp độ đầu tiên trong hai cấp độ chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin chính thức đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hiện nay.

Để đạt được chứng chỉ này, người học cần nắm vững nền tảng kiến thức cơ bản về CNTT, hiểu và thực hiện được các thao tác cơ bản trên máy tính đồng thời sử dụng được thành thạo các kỹ năng: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, và biết cách sử dụng, khai thác internet an toàn.

Hay nói cách khác, học viên phải đạt được 6 module cơ bản sau theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản bao gồm:

  • Mô đun 1: Hiểu biết về Công nghệ thông tin [IU1]
  • Mô đun 2: Sử dụng máy tính cơ bản [IU2]
  • Mô đun 3: Xử lý văn bản cơ bản [IU3]
  • Mô đun 4: Sử dụng bảng tính cơ bản [IU4]
  • Mô đun 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản [IU5]
  • Mô đun 6: Sử dụng Internet cơ bản [IU6].

Tại sao cần phải có chứng chỉ Tin học cơ bản?

Đăng ký thi chứng chỉ tin học cơ bản

Theo một cuộc điều tại Mỹ, có gần 90% các nhà quản lý trên thế giới đều sử dụng excel hàng ngày cho công việc quản trị quản trị, đồng thời hơn 80% ứng viên tham gia cho rằng kỹ năng tin học là kỹ năng không thể thiếu trong các công việc văn phòng. Những số liệu thống kê trên phần nào cho thấy, tin học văn phòng cơ bản có tính ứng dụng thực sự rộng rãi và công cụ thiết yếu khó có thể bỏ qua trong thời đại công nghệ thông tin phát triển đến mức không thể tin nổi như thế này.

Tại Việt Nam, tầm quan trọng của bằng Tin học ứng dụng cơ bản càng được khẳng định rộng rãi hơn bao giờ hết khi trở thành điều kiện cần và đủ để hoàn thiện các hồ sơ thi công chức cũng như tốt nghiệp ra trường [đối với sinh viên]. Do đó, sở hữu một tấm bằng Tin học cơ bản ngay lúc này là điều cần thiết giúp bạn có sự chuẩn bị vững chắc về mặt kiến thức cho tương lai.

Tin học cơ bản được xem là một trong những chứng chỉ rất quan trọng và cần thiết đối với mọi đối tượng hiện nay. Nó gần như là một “tấm vé thông hành” để người học có thể hội nhập cũng như bước gần hơn tới thành công:

  • Là điều kiện xét tốt nghiệp ở một số trường Đại học, Cao đẳng: Đây là quy định mới được áp dụng ở rất nhiều trường hiện nay nhằm giúp sinh viên phổ cập kiến thức tin học và dễ dàng hòa nhập với môi trường doanh nghiệp hơn sau khi ra trường.
  • Tăng cơ hội thăng tiến: Theo quy định của Bộ Nội vụ, ngoài kỹ năng chuyên môn, hồ sơ thi tuyển công chức, viên chức, nâng hạng, chuyển ngạch trong các tổ chức, cơ quan,… cần phải bao gồm cả chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao thì mới được xét đủ điều kiện dự tuyển. Do đó, có được chứng chỉ tin học là điều rất cần thiết để tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thăng tiến trong công việc.
  • Được ưu tiên trong tuyển dụng: Sở hữu chứng chỉ tin học được xem như bạn đã sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng cũng như khả năng thích ứng nhanh với công việc. Nhờ đó, người học có thể gây được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Như vậy, có thể thấy, dù là sinh viên hay người đi làm thì tin học cơ bản cũng là tấm bằng rất cần thiết để người sở hữu không chỉ có được một kỹ năng làm việc hiệu quả hơn mà còn từ đó chứng minh được năng lực và tiến xa hơn trong tương lai.

Giá trị sử dụng của chứng chỉ tin học cơ bản

Kể từ ngày 10/08/2016, các mẫu chứng chỉ tin học cũ A,B,C đã chính thức không còn hiệu lực. Thay vào đó người học phải thi để được cấp chứng chỉ tin học theo Thông tư 03 – Quyết định số 21/2000/QĐ-BGD7ĐT về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Đối với các chứng chỉ Tin học A,B,C được cấp trước10/08/2016 vẫn có giá trị tương đương với bằng Tin học cơ bản. Nhưng nếu muốn sử dụng, bạn cần phải đi thi hoặc học lại chứ không thể chuyển đổi trực tiếp từ chứng chỉ cũ sang chứng chỉ mới.

Cũng theo đó, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản là chứng chỉ tin học quốc gia, có giá trị sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thời hạn sử dụng của chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là vĩnh viễn. Do đó, người học có thể thi lấy bằng 1 lần và sử dụng mãi mãi. Đây cũng chính là một trong những lợi ích đáng kể của chứng chỉ Tin học ứng dụng cơ bản so với các loại chứng chỉ tin học khác đang lưu hành hiện nay.

Cấu trúc đề thi chứng chỉ tin học cơ bản theo Quy định mới

Đề thi thử chứng chỉ Tin học cơ bản

Đề thi chứng chỉ Tin học mới có khá nhiều thay đổi so với đề thi cũ, đòi hỏi học viên phải có sự cập nhật liên tục về kiến thức. Đề thi gồm 2 phần: thi trắc nghiệm và thi thực hành trên máy tính được bảo mật an toàn theo quy chế thi.

  • Bài thi trắc nghiệm: gồm 30 câu hoàn thành trong 30 phút, được trích ra ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của trung tâm tổ chức thi, bài thi được chấm hoàn toàn tự động trên máy. Khi hết thời gian, máy tính cũng sẽ tự động nộp bài.
  • Bài thi thực hành: Do Ban Đề thi của Trung tâm tổ chức thi xây dựng và được kiểm duyệt theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức thi. Thời gian thi thực hành là 120 phút bao gồm các nội dung theo chuẩn kiến thức của chứng chỉ. Kết quả bài thi thực hành này sẽ do Ban Chấm thi chấm và kiểm tra kỹ trước khi công bố điểm cuối cùng cho thí sinh.

Xem Lịch thi chứng chỉ Tin học cơ bản tại trường được phép cấp chứng chỉ tin học TẠI ĐÂY

Edulife hiện đang liên kết luyện thi chứng chỉ ứng dụng Tin học cơ bản, cấp tốc – Phôi thật bằng thật công chứng toàn quốc [cấp bởi các trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Thái Nguyên và nhiều trường – trung tâm chứng chỉ hàng đầu khác được bộ cho phép] cam kết hoàn tiền nếu không đạt.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên với chúng tôi – Trung tâm Edulife:

Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096 999 8253

Video liên quan

Chủ Đề