Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự phát triển của gia đình

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ổn định cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự hài hòa giữa các mối quan hệ xã hội… Vậy nhà nước là gì?

  • Nhà nước là gì?
  • Bộ máy nhà nước là gì?
  • Nguồn gốc nhà nước là gì?
  • Cơ quan nhà nước là gì?

Nhà nước là gì?

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Nhà nước và mỗi cách tiếp cận sẽ có một khái niệm mang ý nghĩa riêng cũng như phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng.

Ăngghen khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước đã cho rằng, Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể giải quyết. Nhà nước có vai trò làm giảm bớt và ổn định các xung đột giai cấp.

Còn theo Lênin thì Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.

I. Kant lại tiếp cận nhà nước từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật, ông cho rằng: Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật.

Nhà nước bao gồm những người không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất àm Nhà nước được tổ chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội.

Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước được xem như cơ quan quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.

Như vậy Nhà nước có thể hiểu là Nhà nước:

- Là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp

 - Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính - lãnh thổ

- Có bộ máy quyền lực công

- Có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình

- Có quyền quy định các loại thuế bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.

Bộ máy Nhà nước gồm các cơ quan như:

- Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp trung ương gồm: Quốc hội, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao.

Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước có quyền quyết định các vấn đề quan trọng, là cơ quan lập pháp.

- Cơ quan nhà nước ở địa phương thì gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Bộ máy Nhà nước được Nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước giải quyết các công việc. Chức năng của bộ máy nhà nước cũng được xác định dựa trên chức năng của Nhà nước và có hai chức năng chính là đối nội và đối ngoại.

Nguồn gốc nhà nước là gì?

Nhà nước ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Do xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành:

1. Nhà nước chủ nô

2. Nhà nước phong kiến

3. Nhà nước tư sản

4. Nhà nước vô sản [còn gọi là Nhà nước xã hội chủ nghĩa]

Nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau theo các quan điểm khác nhau.

- Học thuyết tôn giáo, thần quyền [Thiên Chúa giáo, Nho giáo,…] cho rằng Nhà nước ra đời là do ý muốn của thượng đế và người làm vua của một nước là người do thượng đế lựa chọn.

- Học thuyết gia trưởng lại cho rằng Nhà nước ra đời là do sự hình thành, phát triển của gia đình. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu - người đó là gia trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu - người đó là tộc trưởng.

- Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời do việc những người cùng nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận/khế ước, để tất cả cùng sinh sống, hoạt động trong khuôn khổ đó.

Theo học thuyết Mác - Lênin thì nguồn gốc ra đời của Nhà nước gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nhà nước ra đời trước nhu cầu cần một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xung đột và đầu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều tiết xã hội, bảo vệ các lợi ích chung trong xã hội.

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Mỗi cơ quan nhà nước có số lượng người nhất định, có thể gồm 01 người [Nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước] hoặc 01 nhóm người [Quốc hội, Chính phủ…].

- Tổ chức, hoạt động của cơ quan Nhà nước do pháp luật quỵ định về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động…

- Mỗi cơ quan Nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng được pháp luật quy định.

Ví dụ: Quốc hội có chức năng lập pháp, quyết định những vai trò quan trọng của đất nước, Tòa án có chức năng xét xử các vụ án.

Cơ quan nhà nước có quyền:

+ Ban hành các quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt và là những quyết định có giá trị bắt buộc mỗi cá nhân, tổ chức liên quan phải tôn trọng hoặc thực hiện.

+ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các quyết định cơ quan có thẩm quyền ban hành

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sửa đổi, bổ sung/thay thế các quyết định đó

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế Nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.

HieuLuat vừa giải đáp thông tin cho Nhà nước là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

ThS.Trần Văn Toàn
Khoa Xây dựng Đảng

Năm 2020 là năm kỷ niệm tròn 200 năm ngày sinh của Ph.Ăngghen [28/11/1820 – 28/11/2020], lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới. Ông là người bạn, người đồng chí, người cộng sản gần gũi nhất của Các Mác, đã cùng Các Mác sáng lập nên chủ nghĩa Mác, học thuyết khoa học và cách mạng, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp  công  nhân toàn thế giới trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ áp bức, bốc lột, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. V.I.Lênin cho rằng: “Không thể hiểu chủ nghĩa Mác và không thể trình bày chủ nghĩa Mác một cách hoàn chỉnh nếu không chú ý đến những tác phẩm của Ph.Ăngghen”. Ph.Ăngghen đã để lại cho giai cấp vô sản thế giới một di sản to lớn, trong đó, tư tưởng về gia đình có vị trí và trò đặc biệt quan trọng.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” Ph.Ăngghen cho rằng, trong lịch sử phát triển của xã hội, gia đình luôn có vị trí đặc biệt. Từ trong gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành, được nuôi dưỡng và giáo dục để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng. Khi nghiên cứu về gia đình, Ph.Ăngghen đã xuất phát từ sự phát triển của sản xuất vật chất. Ông cho rằng, “… nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt, là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”. Như vậy, theo Ph.Ăngghen, mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phát triển của gia đình, trong đó, các quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất, đồng thời, các quan hệ gia đình lại có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác. Đặc biệt, theo Ph.Ăngghen, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có một hình thức gia đình phù hợp tương quan với sự biến đổi của phương thức sản xuất vật chất, từ đó, ông khẳng định rằng, sự phát triển của các hình thức gia đình từ thấp đến cao là một tất yếu của lịch sử, và con người sẽ tiến đến hình thức hôn nhân cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng, mặc dù hôn nhân một vợ, một chồng là hình thức của xã hội văn minh, nhưng khi mà nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bị xóa bỏ, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa được thiết lập thì sẽ xuất hiện một kiểu gia đình mới cao hơn. Gia đình mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa hoàn toàn dựa tình yêu và hôn nhân là tự nguyện của cả người đàn ông và người đàn bà, là nhu cầu bức thiết của con người tự do và là cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình một vợ, một chồng hạnh phúc, bền vững.  Vận dụng những tư tưởng về gia đình của Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm đúng đắn và sáng tạo về xây dựng gia đình mới ở Việt Nam. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”

Trải qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ gia đình ngày một được củng cố và hoàn thiện góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình Việt Nam. Trong khi chú trọng xây dựng gia đình mới từ vật chất đến tinh thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra và phê phán những thói hư tật xấu trong gia đình như bạo lực gia đình, ép duyên con, nạn tảo hôn… Như thế, gia đình nào xây dựng được những mặt tốt và gạt bỏ những mặt xấu như Hồ Chí Minh đã chỉ ra thì sẽ tạo thành gia đình mới, gia đình văn hóa, tiên tiến. Đó không chỉ là môi trường để giáo dục nhân cách con người Việt Nam mà còn là cơ sở để xây dựng đời sống mới trong xã hội mới. 

Thấm nhuần những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận thức đúng về vị trí, vai trò hết sức quan trọng của gia đình đối với quá trình phát triển của đất nước, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về vấn đề gia đình, đặc biệt là xây dựng gia đình mới hiện nay. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Trên cơ sở đó, ngày 29-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn, gia đình phải trở thành môi trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con người.  

Hơn 30 năm đổi mới, xã hội và con người Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể. Kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào quá trình xoá đói giảm nghèo. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em đã tích cực góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình được đề cao. Các hoạt động cưới xin, tang lễ cũng có nhiều tiến bộ. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã làm cho xã hội ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, tộc họ văn hoá, thôn bản văn hoá, góp phần tạo dựng cuộc sống bình yên, văn hoá hơn, hướng thiện hơn trong mỗi gia đình và trong cộng đồng xã hội. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tô đậm thêm giá trị nhân văn của gia đình Việt Nam. 

Tuy nhiên, trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Việt đang có nhiều thay đổi sâu sắc, nhiều giá trị gia phong truyền thống tốt đẹp bị mai một. Xu hướng rõ nét nhất là gia đình ở cả khu vực thành thị và nông thôn đang thay đổi mô hình từ “tam đại, tứ đại đồng đường” sang mô hình gia đình hạt nhân. Điều này dẫn tới thực trạng là giảm thiểu các giá trị truyền thống và tăng thêm trạng thái lỏng lẻo, thiếu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. “Cái tôi” cá nhân của thế hệ sau càng có chiều hướng “lên ngôi”, nếu không được giáo dục, uốn nắn kịp thời, sẽ trở thành “cái tôi” ích kỷ, lệch lạc, thiếu thiết tha gắn bó với thế hệ cha anh, với cộng đồng và xã hội. Một số vấn đề tiêu cực của gia đình trong xã hội hiện đại đã tác động không tốt đến việc xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội lành mạnh, trong đó đáng báo động nhất là tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng.  Vì vậy, để thực hiện thành công “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về gia đình, xây dựng gia đình thực sự “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh”, trước hết, cần tiếp tục chăm lo, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, bảo đảm cho mỗi gia đình có đủ điều kiện vật chất để nuôi dưỡng và cho con cái được học hành đến nơi đến chốn, được chăm sóc sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Trong đó, cần ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu vực nông thôn, miền núi, khu vực đặc biệt khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Khi kinh tế ổn định, gia đình không chỉ thực hiện tốt các chức năng khác, mà còn là tế bào “lành mạnh” cho xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tập trung tuyên truyền về chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các cơ quan, những người thi hành công vụ liên quan đến gia đình để bảo đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình. Trong đó, tập trung tuyên truyền về Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới... Đồng thời, tiếp tục phát động phong trào thi đua “Xây dựng gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Toàn dân 5 đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân tích cực xây dựng nông thôn mới”... Khi công tác tuyên truyền và giáo dục được phát huy thì ý thức của cộng đồng sẽ ngày càng nâng lên và việc xây dựng gia đình mới sẽ dễ dàng hơn. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của Măt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác gia đình. Cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững". Việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo quan điểm của Ph.Ăngghen về gia đình gắn với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, đây còn là điều kiện đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề