Qua việc kể lại một đêm làm việc của anh đom đóm, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

PHÂN TÍCH TRUYỆN “ANH ĐOM ĐÓM” CỦA NHÀ THƠ VÕ QUẢNG

Bài thơ: Anh Đom Đóm

Mặt trời gác núi 
Bóng tối lan dần 
Anh Đóm chuyên cần 
Lên đèn đi gác... 

Theo làn gió mát 


Anh đi rất êm 
Đi suốt một đêm 
Lo cho người ngủ 

Bờ tre rèm rủ 


Yên giấc Cò con 
Một đàn chim non 
Trong cây nổi ngáy 
Ao không động đậy 
Lau lách ngủ yên 
Một chú chim Khuyên 
Nằm mê ú ớ 
Tiếng chị Cò bợ: 
- "Ru hỡi! Ru hời! 
Hỡi bé tôi ơi 
Ngủ cho ngon giấc!" 

Ngoài sông thím Vạc 


Lặng lẽ mò tôm 
Bên cạnh sao Hôm 
Long lanh đáy nước 

Từng bước, từng buớc 


Vung ngọn đèn lồng 
Anh Đóm quay vòng 
Như sao bừng nở 
Như sao rực rỡ 
Rung giữa vườn cam 
Rung dọc bờ xoan 
Vườn cau, vườn mít 

Gà đâu rộn rịp 


Gáy sáng đằng đông 
Tắt ngọn đèn lồng

Đốm lui về nghỉ.

                                                                        Võ Quảng

Bài phân tích

Nói đến bài thơ “Anh Đom Đóm” nghĩa là chúng ta đang nói đến tác giả Võ Quảng – người đã từng cống hiến và đặt nền móng cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Võ Quảng [1920 -2007], là một nhà văn, nhà thơ có tài, Ông đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn thơ Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Nắng sớm [thơ 1965], những chiếc áo ấm [truyện 1970], ...

Bài thơ Anh Đom Đóm là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Võ Quảng được viết vào năm 1970. Với nội dung của bài thơ này, Võ Quảng đã mang đến cho thế giới trẻ thơ những gì gần gũi nhất, tuyệt vời nhất mà chúng ta không dễ gì bắt gặp ở các tác giả khác.

Qua bài thơ cho ta thấy rõ được đôi mắt tinh tế, bút pháp tỉ mỉ của tác giả. Chỉ một đêm thôi nhưng màn đêm dưới ngòi bút của Võ Quảng sao mag nhộn nhịp thế, dẫu biết là ban đêm yên bình, lặng lẽ. Nhưng ở đây ta lại bắt gặp các động tác lao động của các con vật giống như hoạt động của con người thường ngày. Những âm thanh phát ra như muốn tô đậm thêm âm điệu quê hương một cách rất tự nhiên.

Nội dung bài thơ ca ngợi sự chăm chỉ, chuyên cần của anh Đom Đóm trong công việc đi gác vào ban đêm – một công việc âm thầm và lặng lẽ, không một chút phô trương. Cũng như miêu tả cuộc sống của muôn loài như chị Cò Bợ, thím Vạc hay nàng sao hôm ở các làng quê vào ban đêm.

Mặt trời gác núi 
Bóng tối lan dần 
Anh Đóm chuyên cần 
Lên đèn đi gác... 

Theo làn gió mát 


Anh đi rất êm 
Đi suốt một đêm 
Lo cho người ngủ”.

Khi ông mặt trời gác núi, nhường chỗ cho bóng đêm thì cũng là lúc anh Đom Đóm bắt đầu công việc thường nhật của mình là “lên đèn đi gác”, anh đom đóm coi việc canh gác như là một nghĩa vụ cao cả mà mình phải thực hiện. Công việc ấy tuy giản dị, đơn sơ, thầm lặng nhưng nó đã và đang thể hiện một nghĩa cử cao đẹp là hi sinh bản thân mình, làm việc quên mình không ngại khó khăn gian khổ để lo cho người khác có một giấc ngủ ngon, một giăc ngủ yên bình.

Khi thực hiện nghĩa vụ canh gác, anh Đóm của Võ Quảng rất tế nhị, không có những bước đi dồn dập, không ồn ào mà ngược lại rất nhẹ nhàng “Anh đi rất êm”, nhẹ nhàng trôi theo làn gió làm cho ta có cảm giác như anh Đóm sợ làm ảnh hưởng đến các loài vật khác, làm họ thức giấc khi mình đi canh gác nên đã lợi dụng làn gió để bay đi, hạn chế tiếng ồn. Thế là anh Đóm đã đi ròng rã suốt đêm không ngủ.

Qua đó, Võ Quảng cũng đã ca ngợi được vẻ thanh bình, yên tĩnh của thế giới loài vật, khi mànđêm buong xuống thì các loài vật cũng bắt đầu công việc của mình:

Bờ tre rèm rủ 
Yên giấc Cò con 
Một đàn chim non 
Trong cây nổi ngáy 
Ao không động đậy 
Lau lách ngủ yên 
Một chú chim Khuyên 
Nằm mê ú ớ 
Tiếng chị Cò bợ: 
- "Ru hỡi! Ru hời! 
Hỡi bé tôi ơi 
Ngủ cho ngon giấc!" 

Ngoài sông thím Vạc 


Lặng lẽ mò tôm 
Bên cạnh sao Hôm 
Long lanh đáy nước 

Từng bước, từng buớc 


Vung ngọn đèn lồng 
Anh Đóm quay vòng 
Như sao bừng nở 
Như sao rực rỡ 
Rung giữa vườn cam 
Rung dọc bờ xoan 
Vườn cau, vườn mít.”

Sự bắt gặp các loài vật khác đang thực hiện công việc của mình lặng lẽ trong màn đêm của anh Đom Đóm, hay chính là đôi mắt của tác giả bắt gặp chúng đang lặng lẽ và âm thầm lao động. Dường như ai cũng muốn thực hiện xong nghĩa vụ của mình để trở về nghỉ ngơi. Đàn chim non ngủ say sưa và thậm chí tác giả còn nghe rất rõ tiếng “ngáy” của chim non, tiếng ngáy đó làm tăng thêm nhạc điệu cho bài thơ. Hay tiếng “ú ớ” của chú chim khuyên ngủ mê cũng thể hiện được sự tài tình trong cách miêu tả tinh tế của tác giả khi nhìn vào thế giới tự nhiên, loài vật – một cái nhìn rất Võ Quảng.

Bằng bút pháp nhân hóa, ẩn dụ và miêu tả, Võ Quảng đã vẽ ra một cảnh sinh hoạt ban đê thật an bình của thế giới loài vật, với bút pháp tả thực tác giả đã làm cho cảnh vật thêm gần gũi, thân thương. Tiếng ru con của chị Cò Bợ nghe thật vui tai, phải chăng đó chính là tiếng ru con của những người mẹ trẻ đang thức trắng đêm để lo cho con có một giấc ngủ trọn vẹn? Thím Vạc thì lặng lẽ mò tôm cùng với chị Sao Hôm trong đáy hồ, một chị Sao Hôm rất gần gũi và thân thiết.

Màn đêm chợt bừng sáng khi anh Đom Đóm “vung ngọn đèn lồng” bé nhỏ của mình để mang ánh sáng đến cho màn đêm vô tận ở vùng quê, nhưng vẫn rất khéo léo và tế nhị, anh Đóm không vung đèn lồng một cách ồn ào, vội vã mà anh “từng bước, từng bước”. Qua sự miêu tả của Võ Quảng làm cho chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về màn đêm ở các vùng quê, nó không còn yêng ắng, lặng lẽ như chúng ta thường nghĩ mà ngược lại nó rất nhộn nhịp, rất vui vẻ và dường như buổi đêm vẫn chưa phải là thời điểm để ngỉ ngơi của một số loài vật.

Qua đây, tác giả còn ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, con người Việt Nam và mong muốn chúng ta thêm hiểu, thêm yêu và gần gũi với thiên nhiên.

 Gà đâu rộn rịp 
Gáy sáng đằng đông 
Tắt ngọn đèn lồng

Đốm lui về nghỉ.

Khi tiếng gà gáy sáng cất lên ở phía đông chân trời cũng là lúc báo hiệu anh Đom Đóm kết thúc công việc của mình là canh gác để lui về nghỉ ngơi sau một đêm ròng rã thức trắng không ngủ bằng động tác “tắt ngọn đèn lồng” của mình.

Qua đây, Võ Quảng muốn gửi gắm, ca ngợi những con người đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho nhân dân, cho đất nước mình, hi sinh bản thân để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người khác. Như vậy, qua nội dung bài thơ “Anh Đom Đóm” tác giả muốn giáo dục con người việt Nam nói chung và thiếu nhi Việt Nam ní riêng cần phải biết yêu thương, quý trọng những người như anh Đom Đóm và công việc mà anh đang thực hiện.

Cách kết thúc bài thơ của tác giả rất đơn giản nhưng không kém phần độc đáo. Chỉ một vài tiếng gà gáy, cùng với hành động tắt đèn lồng của anh chàng Đom Đóm để báo hiệu trờ sáng, kết thúc một buổi tối thanh bình để chuẩn bị cho sự nhận nhịp của ban ngày.

Trong bài thơ, Võ Quảng đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của bàn thơ như, qua nghệ thuật miêu tả tác giả đã cho ta thấy rõ nét hình ảnh anh Đom Đóm, chị Cò Bợ, thím Vạc hay chị sao hôm,... Sử dụng các từ láy như long lanh, rộn rịp,... và cách gieo vần [“hỡi – ơi”, “tôm – hôm”, “lồng – vòng”, “đông – lồng”,...] .....Tất cả đã làm nên một “ Anh Đom Đóm” đầy sáng tạo, tràn ngập sức sống và rất gần gũi với trẻ thơ Việt Nam, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn.

bài thơ “Anh Đom Đóm” đưa chúng ta trở về với vẻ thanh bình của các vùng quê, về với thiên nhiên vô tận, về với muôn loài để thấy rõ được cuộc sống giản dị, chân chất của con người Việt Nam. Để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì cần phải có những con người có trách nhiệm, có tinh thần cống hiến cho muôn loài, biết quan tâm, giúp đỡ nhau, biết hi sinh vì nhau.

Video liên quan

Chủ Đề