Phương pháp quản trị rủi ro có hiệu quả và hay được sử dụng nhất là phương pháp

Không chỉ có những cơ hội mà các tổ chức hay doanh nghiệp đều phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn. Để tránh thất bại, quản trị rủi ro là một việc rất quan trọng và cần thiết. Vậy quản trị rủi ro là gì và quá trình quản trị rủi ro như thế nào?  

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro [Risk Management] là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với vốn và thu nhập của tổ chức. Những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm sự không chắc chắn về tài chính, trách nhiệm pháp lý, vấn đề công nghệ, lỗi quản lý chiến lược, tai nạn và thiên tai.

Quy trình quản trị rủi ro

Quá trình quản trị rủi ro như thế nào?

Một chương trình đánh giá rủi ro thành công phải đáp ứng các mục tiêu pháp lý, hợp đồng, nội bộ, xã hội và đạo đức, cũng như giám sát các quy định liên quan đến công nghệ mới. Điều này được thực hiện theo quy trình sau:

Xác định rủi ro

Tổ chức cần phải xác định và đánh giá các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hoặc dự án cụ thể của tổ chức. Có nhiều loại rủi ro như: rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường, rủi ro thị trường,… Ví dụ, xác định rủi ro có thể bao gồm các rủi ro bảo mật CNTT như phần mềm độc hại hay các tai nạn, thiên tai có thể phá vỡ hoạt động kinh doanh. Việc xác định được càng nhiều yếu tố rủi ro, tổ chức có thể đưa vào hệ thống chung. Thay vì phải báo cáo qua nhiều cấp bậc thì bất kì nhân viên vào cũng có thể xem được các loại rủi ro, từ đó tăng tốc độ làm việc của tổ chức.

Phân tích rủi ro

Sau khi đã xác định các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, tổ chức cần phân tích các rủi ro. Để xác định mức độ nghiêm trọng và phạm vi của rủi ro, cần cân nhắc xác suất cũng như tầm ảnh hưởng của rủi ro đó đối với doanh nghiệp, qua đó xếp hạng rủi ro nhằm tìm cách đối phó, tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại. 

Đánh giá rủi ro

Tổ chức đánh giá thêm từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định khả năng rủi ro tiềm ẩn sẽ xảy ra và hậu quả tương ứng. Có những rủi ro lớn bắt buộc phải phòng tránh, có những rủi ro nhỏ hơn, tổ chức có thể bỏ qua. Xếp hạng rủi ro là việc không thể thiếu vì nó giúp tổ chức có được cái nhìn toàn diện về việc ảnh hưởng của rủi ro đối với toàn bộ doanh nghiệp Mỗi loại rủi ro sẽ có cách giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Có hai loại đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng.

  • Đánh giá rủi ro định tính: từ các số liệu tập hợp được để đưa ra đánh giá về rủi ro đó với kết quả trình bày dưới dạng bảng, liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện cùng các biện pháp giảm thiểu, phân loại rủi ro. Tuy nhiên, hầu hết các rủi ro không thể định tính được. 
  • Đánh giá rủi ro định lượng: phân tích và tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp và dữ liệu thu thập được. Đánh giá rủi ro định lượng dễ tự động hóa hơn so với đánh giá rủi ro định tính và thường khách quan hơn.

Xử lí rủi ro

Sau khi đã đã đánh giá được các loại rủi ro, tổ chức cần xử lý các rủi ro đó một cách nhanh chóng để tránh/giảm thiểu ảnh hưởng của nó ở mức tối đa. Tùy vào các mức độ, tổ chức có thể lựa chọn cách cách khác nhau:

  • Phòng tránh: Tổ chức có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát, các chiến lược phòng tránh rủi ro được lựa chọn cẩn thận từ phạm vi của các quy trình kiểm soát sẵn có.
  • Giảm thiểu rủi ro: Tổ chức xem xét các rủi ro xếp hạng cao nhất và phát triển kế hoạch giảm thiểu các rủi ro này bằng cách sử dụng các kiểm soát rủi ro cụ thể. Những kế hoạch như vậy bao gồm các quy trình giảm thiểu rủi ro, chiến thuật phòng chống rủi ro và các kế hoạch dự phòng để xử lý các rủi ro nếu chúng nên xảy ra.
  • Chấp nhận: Nếu kết quả xếp hạng rủi ro ở mức có thể chấp nhận được hoặc chi phí giảm thiếu của các biện pháp lớn hơn dự kiến thì tổ chức nên chấp nhận rủi ro đó và không nên thực hiện bất kì chiến lược nào.

Theo dõi kết quả

Quy trình quản trị rủi ro là quá trình lâu dài và luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan. Nếu bất kỳ yếu tố hay rủi ro thay đổi, việc theo dõi và giám sát sẽ đảm bảo tính liên tục, cùng với đó là những kế hoạch cần thiết để phòng tránh. 

Vai trò của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Vai trò của việc quản trị rủi ro

Tăng khả năng kinh doanh của tổ chức

Bằng cách tập trung vào rủi ro và cam kết các nguồn lực cần thiết để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Một doanh nghiệp sẽ tự bảo vệ mình khỏi sự không chắc chắn, giảm chi phí và thúc đẩy khả năng kinh doanh.

Dự báo các vấn đề có thể xảy ra

Các tổ chức tập trung nhiều hơn vào quản trị rủi ro có xu hướng chủ động, ít gặp gián đoạn kinh doanh hơn khi phát hiện sự cố không mong muốn.

Cải thiện ngân sách cho tổ chức

Bằng việc xác định được rủi ro, các tổ chức sẽ kiểm soát tốt hơn nguồn tài chính, cắt giảm và phân bổ để đạt được các mục tiêu của công ty theo cách tối ưu nhất có thể.

Nâng cao vị thế của nhà quản trị và hình ảnh tổ chức

Các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nhìn vào những phân tích dữ liệu rủi ro để đưa ra quyết định cho các dự án, can thiệp sớm để giảm thiểu vấn đề trước khi nó trở nên quá nghiêm trọng. Điều này khiến hình ảnh tổ chức trở nên uy tín, đáng tin cậy để nhà đầu tư lựa chọn.

Có thể nói, rủi ro là khách quan thì quản trị rủi ro lại là yếu tố chủ quan đến từ mỗi tổ chức. Quản trị rủi ro là một quá trình lâu dài và luôn song hành với mỗi tổ chức. Mong rằng bài viết này đã giải thích được thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức nhé!

Nội dung chính[Ẩn]

Trong thời buổi thị trường kinh doanh ngày càng có tính cạnh tranh cùng sự tác động của dịch bệnh hiện nay dẫn tới doanh nghiệp vấp phải rất nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp dần trở thành một công việc cần thiết cho mỗi tổ chức. Thực hiện tốt quản trị rủi ro hứa hẹn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích, xác định các mối nguy trong tương lai nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu thiệt hại. Vậy quản trị rủi ro là gì? Sau đây là các thông tin về quản trị rủi ro và các bước quản trị doanh nghiệp cần nắm rõ.

1. Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là quá trình thường được thực hiện bởi cấp quản lý, cấp lãnh đạo; trong quá trình đó sẽ xác định, nhận dạng tình huống, vấn đề, sự kiện có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai từ đó sẽ xác định, phân tích và đề xuất những phương thức xử lý các yếu tố rủi ro nhằm ngăn chặn và hạn chế mức độ rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội để thành công. Khái niệm này thường được dùng với nghĩa kiểm soát rủi ro trong các sự kiện ở tương lai, việc biết trước sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đề phòng hơn là muốn ứng phó, xử lý sau khi mọi chuyện đã xảy ra.

Quản trị rủi ro là quá trình thường được thực hiện bởi cấp quản lý, cấp lãnh đạo

Rủi ro được hiểu là một tình huống, sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình vận hành và đạt được mục tiêu đã đề ra của một doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sự không chắc chắn về mặt tài chính, sai sót trong khâu quản lý chiến lược, trách nhiệm pháp lý tai nạn hoặc thiên tai,…

Ngoài ra, rủi ro còn có thể đến từ chính doanh nghiệp, liên quan đến một số vấn đề về quản lý, chế độ đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp,… hoặc đến từ sự biến động của tình hình kinh tế như xu hướng tiêu dùng, xu hướng phát triển hoặc sự phát triển của công nghệ kỹ thuật.

Nội dung chính của quản trị rủi ro bao gồm các đầu việc sau:

  • Xác định, nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro
  • Kiểm soát  – phòng ngừa rủi ro
  • Giảm thiểu tác động khi rủi ro xuất hiện
  • Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công

Yếu tố có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro là:

  • Quy mô của tổ chức  doanh nghiệp;
  • Năng lực doanh nghiệp đang có;
  • Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp, tiềm ẩn rủi ro nhiều hay ít;
  • Trình độ của cấp quản lý và cấp lãnh đạo.

 

Công tác phòng chống dịch bệnh tại doanh nghiệp được coi là một ví dụ điển hình cho quản trị rủi ro từ dịch bệnh

✍ Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 22301 | Quản lý rủi ro với hệ thống quản lý kinh doanh liên tục 

2. Ý nghĩa của hoạt động quản trị rủi ro?

Thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sau:

  • Xây dựng một môi trường làm việc an toàn, bảo mật cho khách hàng  và người lao động;
  • Đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra ổn định;
  • Ngăn ngừa và giảm thiểu trách nhiệm pháp lý;
  • Bảo vệ tổ chức khỏi những biến động kinh tế có hại hoặc rủi ro từ môi trường và các người khác;
  • Tiết kiệm khoản phí bảo hiểm không cần thiết;
  • Bảo vệ tất cả cá nhân và tài sản khỏi bị tổn thất nghiêm trọng;
  • Xác định rủi ro nào cần được giải quyết trước, rủi ro nào cần giải quyết sau và trình tự giải quyết cụ thể.

► Từ đó, doanh nghiệp nhận được các lợi ích lâu dài như:

   1. Tăng tính đúng đắn trong các chiến lược của doanh nghiệp

Quản trị rủi ro có liên quan trực tiếp đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và những nhà quản trị sẽ chịu trách nhiệm cho việc này. Nếu có thể dự báo được rủi ro chính xác, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

   2. Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó đối với những rủi ro

Đối với doanh nghiệp, việc đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống có thể hoặc chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Khi rủi ro xảy đến, doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro tốt sẽ hạn chế rơi vào tình thế bị động.

   3. Hạn chế sự lãng phí ngân sách trong đầu tư

Quản trị rủi ro sẽ chỉ ra chính xác những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và vận hành doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư, kinh doanh và loại bỏ chi phí không cần thiết.

   4. Nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh

Triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sở hữu một công cụ hữu ích, có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh và mang về các nguồn doanh thu mới. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro cũng giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự án mà doanh nghiệp đang đầu tư.

 

Nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh với công tác quản lý rủi ro

3. Quy trình 7 bước quản trị rủi ro doanh nghiệp

   Bước 1: Thiết lập bối cảnh cho các rủi ro

Doanh nghiệp cần hình dung, dự đoán được tất cả các trường hợp có thể xảy đến trong tương lai. Tại đây cần thiết lập các tiêu chí đánh giá và xác định cấu trúc của phân tích.

   Bước 2: Nhận diện rủi ro

Ở bước này, cá nhân thực hiện cần tìm hiểu môi trường doanh nghiệp, tìm hiểu thông tin thị trường để xác định chính xác các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Sau đó phân loại và sắp xếp chúng theo một danh sách cụ thể.

   Bước 3: Phân tích rủi ro

Khi các loại rủi ro cụ thể đã được liệt kê, doanh nghiệp sẽ tiếp tục xác định khả năng xảy ra của chúng cũng như hậu quả mà chúng mang lại. Mục tiêu của phân tích rủi ro là để hiểu rõ hơn về từng trường hợp cụ thể của rủi ro và cách tầm ảnh hưởng của chúng đến các dự án hoặc mục tiêu của công ty.

   Bước 4: Đánh giá rủi ro

Sau khi đã xác định được khả năng xảy ra tổng thể của rủi ro cùng với hậu quả tổng thể của nó. Doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra quyết định về việc liệu rủi ro có thể chấp nhận được hay không, xác suất xảy ra của từng rủi ro nhằm tìm kiếm những giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

   Bước 5: Giảm thiểu rủi ro

Dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro, các công ty cần lên kế hoạch để giảm thiểu hậu quả bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể.

 Biện pháp xử lý cụ thể như sau:

  • Chuyển giao rủi ro [risk transfer]: Theo phương pháp này rủi ro sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân, tổ chức khác [thường là các đơn vị bảo hiểm hay công cụ tài chính phái sinh]. Phương pháp này làm giảm thiểu trách nhiệm và thiệt hại của doanh nghiệp.
  • Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là biện pháp mang hướng tiêu cực. Biện pháp sẽ bỏ qua, dừng hoặc loại bỏ hẳn tất cả vấn đề, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Biện pháp này rất an toàn nhưng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ loại bỏ đi cơ hội, lợi nhuận của mình. Kinh doanh nào cũng có rủi ro, và nếu áp dụng biện pháp này  sẽ đánh mất đi hết cơ hội kinh doanh. Do đó, Biện pháp này chỉ nên áp dụng với rủi ro thiệt hại lớn, khả năng xảy ra cao.
  • Duy trì rủi ro/ chấp nhận rủi ro: Tức là doanh nghiệp xác định từ đầu là sẽ có thiệt hại trong dự án hay việc kinh doanh này. Nếu rủi ro không đáng kể và khả năng xảy ra thấp thì chấp nhận chúng để thu được lợi nhuận, lợi ích cao hơn. Một số rủi ro doanh nghiệp không có biện pháp nào khác ngoài cách chấp nhận..
  • Kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại: Với cách xử lý này, cấp quản lý phải liên tục đánh giá, có các biện pháp đối phó để kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra.

 

Các biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro càn được xây dựng và áp dụng kịp thời 

   Bước 6: Giám sát rủi ro mới và hiện có

Một phần của kế hoạch giảm thiểu bao gồm việc liên tục theo dõi các rủi ro mới và hiện có để cập nhật cho phù hợp.

Trong quá trình triển khai kế hoạch, cấp quản lý cần cập nhật tình hình thường xuyên để thay đổi phù hợp các đánh giá cũng như kế hoạch quản trị

   Bước 7: Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng vào doanh nghiệp 

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 chính là phương pháp đánh giá rủi ro và giảm thiểu chi phí phát sinh được nhiều Doanh nghiệp trên cả nước áp dụng. Ngoài ra, ISO 9001:2015 giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí và cải tiến liên tục.

Các cổ đông nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp cần được tham gia trao đổi và tham vấn ở mỗi bước của quy trình quản lý rủi ro có liên quan đến toàn bộ quy trình.

✍ Xem thêm: Chứng nhận HACCP| Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn 

Kết luận

Có thể thấy, Rủi ro là một yếu tố luôn biến hóa linh hoạt. Vì vậy các giả định, dự đoán về rủi ro cũng phải luôn cập nhật và thay đổi thường xuyên để có thể bao quát hết những vấn đề có thể xảy ra trong nhiều thời điểm. Với các thông tin trên, Vinacontrol CE hy vọng hỗ trợ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong công tác quản trị rủi ro cũng như cải tiến tổ chức

Mọi thắc mắc, yêu cầu về  thông tin, dịch vụ của Vinacontrol CE. Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline miễn cước: 1800.6083  Email: để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề