Phương pháp khấu hao nào tạo ra tấm chắn thuế tốt nhất

Phương pháp khấu hao nhanh là phương pháp kế toán giảm nguyên giá trên sổ sách của tài sản, với mức cao hơn trong các năm đầu, và thấp hơn trong những năm cuối thời gian sử dụng của tài sản cố định. Khấu hao nhanh là sự sụt giảm giá trị tài sản nhanh khác thường do thiếu thận trọng, lao động thiếu kỹ năng hoặc do bảo trì thiết bị kém.

Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC và Phụ lục 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC,mời “dân nhà kế” cùng tìm hiểu các thông tin liên quan phương pháp khấu hao nhanh bao gồm: điều kiện áp dụng, nội dung của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh [khấu hao nhanh] và ví dụ cụ thể như sau để bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao nhanh [theo số dư giảm dần có điều chỉnh]

– TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh [phương pháp khấu hao nhanh] phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới [chưa qua sử dụng]

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

– Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh [phương pháp khấu hao nhanh] áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Khi trích khấu hao nhanh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

+ Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

+ Nếu trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh [quá 2 lần] không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán xây dựng

Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này là gì?

Ưu điểm:

– Phương pháp này giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

– Có thể tạo ra lá chắn thuế từ khấu khao cho doanh nghiệp [làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp].

Hạn chế:

– Phương pháp khấu hao nhanh làm chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

– Việc tính toán mức khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và phải trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn to

Nội dung của phương pháp khấu hao nhanh

1. Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Mời các bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY – Khung khấu hao tài sản cố định.

2. Cách xác định mức khấu hao của tài sản cố định:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong những năm cuối:

Khi mức khấu hao năm n [năm mình sẽ tính giá trị khấu hao] < Giá trị còn lại cuối năm n-1 [đầu năm n]/số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó [năm n trở đi] mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại cuối năm n-1 [đầu năm n] chia cho số năm sử dụng còn lại.

– Xác định mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Ví dụ 2 [khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh].

Công ty A mua thiết bị sản xuất với nguyên giá là 50.000.000 đồng. Thời gian để trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 [ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC] là 5 năm.

⇒ Công ty A xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

Từ năm thứ 4 trở đi: Mức khấu hao được tính bằng 10.800.000 đồng/2 năm = 5.400.000 đồng.

Vì: Mức khấu hao năm thứ 4 theo phương pháp số dư giảm dần = 10.800.000 x 40% = 4.320.000 đồng nhỏ hơn giá trị còn lại cuối năm thứ 3/số năm còn lại [2 năm] [10.800.000/2 = 5.400.00 đồng].

Lưu ý khi thực hiện phương pháp khấu hao nhanh

– Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

– Giá trị còn lại của tài sản cố định: Là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ [-] số khấu hao lũy kế [hoặc giá trị hao mòn lũy kế] của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Trên đây là phương pháp khấu hao nhanh giúp kế toán viên xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp một cách bài bản và chính xác nhất. Để biết thêm các thông tin, các phương pháp hỗ trợ quá trình xử lý nghiệp vụ, truy cập ngay trang web hoặc fanpage để cùng Kế Toán Việt Hưng nâng cao kĩ năng mỗi ngày!

Tương tự như lãi vay, khấu hao cũng là một loại chi phí được dùng để giảm tác động của thuế đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này lại có đôi chút khác biệt. Cụ thể như thế nào, hãy cùng ProFin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiểu về chi phí khấu hao như thế nào cho đúng?

Khi bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải chi một khoản tiền lớn để đầu tư tài sản cố định như: máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất, văn phòng làm việc… Các chi phí này thậm chí cao hơn nhiều so với doanh thu một năm của doanh nghiệp. Hơn nữa, các tài sản này được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, do vậy việc ghi nhận toàn bộ chi phí đầu tư này vào một năm tài chính là không hợp lý. Điều này sẽ khiến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ khổng lồ. Vì thế, các kế toán sử dụng phương pháp khấu hao, bằng cách chia nhỏ chi phí này ra và phân bổ theo từng năm. Ta có thể hình dung qua ví dụ sau:

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A vừa mua máy làm bánh mới với giá trị 10 tỷ đồng. Chiếc máy này có thể vận hành tốt trong vòng 5 năm. Với doanh thu từ bán bánh, doanh nghiệp có thể thu về 3 tỷ mỗi năm. Rõ ràng nếu ghi nhận chi phí mua máy trong năm đầu tiên, chưa kể các chi phí phát sinh khác, doanh nghiệp đã phải ghi nhận khoản lỗ 7 tỷ đồng trong năm đó. Tuy nhiên, với phương pháp khấu hao, chi phí 10 tỷ này sẽ được phân bổ trong 5 năm với giá trị khấu hao mỗi năm là 2 tỷ.

Khấu hao cũng được xem như một công cụ tạo “lá chắn thuế” phổ biến, giúp doanh nghiệp điều tiết số tiền thuế phải nộp qua các năm. Bởi vì khấu hao không phải chi phí bằng tiền thực tế phát sinh, và mức khấu hao hàng năm được doanh nghiệp quyết định theo các phương pháp hợp lệ, nên sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản trị dòng tiền chi phí.

Ví dụ 2: Trong năm 2020, doanh nghiệp B chi 1 tỷ đồng mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng hóa. Doanh nghiệp dự định sẽ trích khấu hao máy móc này trong vòng 5 năm theo phương pháp đường thẳng. Theo đó, chi phí khấu hao mỗi năm là 200 triệu đồng. Số tiền này sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Với mức thuế thu nhập hiện hành là 20%, việc trích khấu hao hằng năm đã giúp doanh nghiệp giảm khoản tiền nộp thuế tương đương 40 triệu đồng [200 triệu x thuế suất 20%] trong vòng 5 năm tới.

Ví dụ 3: Trong trường hợp trên, nhưng CFO mong muốn giảm thêm dòng tiền chi trả thuế trong những năm đầu do doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng, cần bổ sung nguồn vốn để tái sản xuất [*]. Do đó doanh nghiệp quyết định sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, để tăng mức khấu hao trong những năm đầu và giảm dần vào những năm sau. CFO quyết định mỗi năm sẽ trích giá trị khấu hao bằng 50% giá trị còn lại của tài sản. Kế hoạch cụ thể được trình bày trong bảng bên dưới:

[*] Việc trích lập khấu hao theo tỷ lệ khấu hao nhanh giúp doanh nghiệp giảm dòng tiền chi cho thuế vào những năm đầu tiên. Do đó dòng tiền thuần của doanh nghiệp cũng tăng lên.

Xem thêm: "Thế nào là dòng tiền"

Như vậy, với việc tăng mức khấu hao trong những năm đầu, doanh nghiệp đã giảm được 100 triệu tiền thuế trong năm 2020 [nhiều hơn 60 triệu so với phương pháp khấu hao đường thẳng] và 50 triệu cho năm 2021.

Tuy nhiên, so sánh Bảng 1 và Bảng 2, tổng chi phí thuế được giảm trừ ở cả hai phương pháp là như nhau. Có nghĩa rằng, phương pháp khấu hao nhanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuế phải nộp ở các kỳ đầu, nhưng lại đóng nhiều thuế hơn ở những kỳ sau. Bảng so sánh dưới đây minh họa cho điều này:

Theo Bảng 3, nếu xét trên tổng thời gian khấu hao, cả hai phương pháp đều tạo lá chắn thuế như nhau cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có sự khác nhau về số thuế phải nộp qua mỗi giai đoạn.

Vậy căn cứ vào đâu để các CFO quyết định phương pháp nào là phù hợp cho doanh nghiệp? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn đó. Như ở ví dụ 3, doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng và rất cần vốn để tái sản xuất. Do vậy họ sẽ ưu tiên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, vì phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp giảm dòng tiền chi nhiều hơn như đã giải thích ở trên. Ngược lại, khi doanh nghiệp đã đi vào chu kỳ kinh doanh ổn định và không muốn chi phí biến động quá nhiều, CFO sẽ ưu tiên chọn phương pháp khấu hao đường thẳng. Tất nhiên việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào cũng cần phải phù hợp pháp luật và các nguyên tắc kế toán hiện hành.

Như vậy qua bài viết này ProFin cũng đã giới thiệu hai phương pháp “chắn thuế” hiệu quả và phổ biến cho doanh nghiệp. Hy vọng các bài viết này sẽ mang lại cho quý độc giả góc nhìn bao quát hơn về các công cụ này.

Video liên quan

Chủ Đề