Phương pháp giáo dục mầm non là gì

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: [kể chuyện , trò chuyện với trẻ]

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52606

Bài Viết Liên Quan

1. Giáo dục mầm non là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non hay việc nội dung của giáo dục mầm non và phương pháp của giáo dục mầm non. Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến giáo dục mầm non là gì? Giáo dục học là gì?

Do đó, giáo dục học được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một khoa học dùng để giáo dục về việc giáo dục con người – có nhiệm vụ chỉ ra bản chất và nêu ra các quy luật của quá trình giáo dục con người; xác định mục tiêu giáo dục; quy định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ em ở các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu trong những điều kiện, xã hội nhất định.

Bên cạnh khái niệm chung được nhắc đến ở trên về giáo dục thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra định nghĩa về giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học, có nhiệm vụ xây dựng lí luận và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi [trước tuổi đến trường phổ thông].

Dựa trên cơ sở khoa học mang tính quy luật chung của giáo dục học và tính đến những đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lí của trẻ để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở lứa tuổi này, giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trong độ tuổi trước tuổi đến trường phổ thông.

Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng của giáo dục hiện nay đó là con người. Và con người cũng được biết đến là đối tường của rất nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Trong đó, giáo dục học mầm non được biết đến là nơi định hướng nhận thức của con người ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời cũng được xem là nơi để nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, quá trình hình thành con người có mục đích, có kế hoạch, một hoạt động tự giác tác động đến việc hình thành nhân cách trẻ em của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục.

Xem thêm: Trường bán công là gì? Điều lệ, đặc điểm, ưu nhược điểm?

1. 8 phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới

Khi lựa chọn trường cho trẻ, bên cạnh cơ sở vật chất, phương pháp giáo dục chính là yếu tố cần được quan tâm. Tuỳ vào định hướng của mỗi trường mà các phương pháp giáo dục trẻ mầm non có thể khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục mầm non đã được nhiều người biết đến, phụ huynh có thể tham khảo để tìm hiểu, chọn lựa phương pháp phù hợp nhất cho trẻ nhà mình.

1.1 Phương pháp Montessori

Phương pháp này được đặt theo tên nhà giáo dục Maria Montessori. Lấy khả năng tự học của các bé làm cơ sở giáo dục chính. Trẻ em học tập theo phương pháp Montessorri được khuyến khích tự phát triển các khả năng của chính mình. Giáo viên phần lớn chỉ quan sát, đưa ra gợi ý và hỗ trợ cho trẻ khi thực sự cần thiết.

Trẻ được hoàn toàn vui chơi cùng bạn bè.

Điểm đặc biệt của phương pháp này là không bao giờ áp đặt trẻ phải làm theo những điều trẻ không muốn. Song song đó, các bé luôn được tự do tìm hiểu, phát biểu hay giao tiếp. Trẻ sẽ trở thành một người độc lập, tích cực, giao tiếp tự tin, có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

Ngoài ra, có 5 lĩnh vực thuộc phương pháp Montessori mà các bậc phụ huynh cần hiểu rõ.

  • Thực hành về cuộc sống: Về những lĩnh vực trong cuộc sống, trẻ sẽ được tự mình mặc quần áo, buộc dây giày, chuẩn bị đồ ăn hay chăm sóc, dọn dẹp môi trường xung quanh trẻ như lau bàn, tưới cây, trồng cây…
  • Giác quan: Sẽ có những bài tập phù hợp và kích thích được sự phát triển toàn diện 5 giác quan của bé.
  • Ngôn ngữ: Với phương pháp Montessori thì bé được thoải mái giao tiếp, được hướng dẫn học viết các con số và chữ cái.
  • Toán học: Các bé sẽ được làm quen các con số thông qua các phép tính hay những bài toán đơn giản.
  • Văn hóa: Đối với lĩnh vực này trẻ sẽ được học tất cả về lịch sử, âm nhạc, động vật…

1.2 Phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục mầm non Reggio Emilia tại trường lớp

Đây là phương pháp giáo dục trẻ mầm non bắt nguồn từ nước Ý. Lợi ích mà phương pháp này mang đến chính là việc trẻ sẽ được tự mình thực hiện các hoạt động thường ngày nhằm kích thích khả năng tự tư duy. Trẻ luôn được tôn trọng, không bị gò bó trong một khuôn khổ mà tự động sáng tạo và làm những điều mình thích.

Với phương pháp Reggio Emilia, ý kiến của các bé luôn luôn được lắng nghe. Giáo viên chỉ là người quan sát, hỗ trợ trẻ giải quyết các vấn đề khó khăn.

Những điều cần làm khi Setup lớp học theo Phương pháp Reggio Emilia với video sau:

1.3 Phương pháp giáo dục trẻ tại nhà Glenn Doman

Giáo sư Glenn Doman là nhà phát minh của phương pháp giáo dục sớm cho trẻ lứa tuổi mầm non này. Thông qua phương pháp Glenn Doman, trẻ sẽ được kích thích sự thông minh về ngôn ngữ, trau dồi thêm vốn từ bằng Dot-card hoặc Flash-card. Nhờ đó, trẻ sẽ được phát triển về cả thể chất, trí não, cảm xúc và kích thích khả năng vượt qua nghịch cảnh ngay từ khi còn bé.

Phương pháp Glenn Doman trong việc giáo dục trẻ em.

Phương pháp Glenn Doman được khuyến khích nên được giảng dạy tại nhà từ sớm cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chưa đủ khả năng cũng như thời gian thực hiện Glenn Doman tại nhà, có thể tìm đến các trường mầm non có hỗ trợ giảng dạy theo phương pháp này.



1.4 Phương pháp giáo dục trẻ mầm non Steiner

Các bé đang được tiếp xúc với thiên nhiên bằng việc vui chơi cùng cát.

Phương pháp Steiner là một trong những phương pháp dạy trẻ mầm non phát triển mạnh trên thế giới. Phát minh bởi một nhà triết học, kiến trúc sư người Áo, phương pháp này đặt trọng tâm vào 3 yếu tố: cảm xúc, suy nghĩ và ý chí của trẻ. Mục tiêu chính của Steiner là không nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ. Mà phải thông qua các hoạt động vui chơi, học ca nhạc, vẽ tranh hay tiếp xúc với thiên nhiên. Dần dần, trẻ sẽ tiếp thu được kiến thức và học hỏi nhiều hơn về kinh nghiệm sống.

Một ngôi trường sử dụng phương pháp Steiner để giảng dạy cần phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố như sau:

  • Trẻ luôn được tự mình vui chơi, khám phá, phát huy trí tưởng tượng thật tốt.
  • Tổ chức nhiều hoạt động lặp lại thường xuyên.
  • Giáo viên sẽ là người hướng dẫn và làm gương.
  • Những dụng cụ và đồ chơi phải là những đồ được thiết kế sáng tạo để có thể kích thích sự tư duy của trẻ.
  • Luôn mang sự chân thành dành cho trẻ.

1.5 Phương pháp STEAM

Trẻ được tự thực hành và tham gia vào các hoạt động sáng tạo là cách giáo dục chính của phương pháp STEAM. Trẻ được hưởng cách giáo dục này sẽ có những ưu điểm nhất định sau đây: có kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học chắc chắn. Khả năng tư duy và sáng tạo tốt, làm việc mang lại hiệu suất cao. Đồng thời trẻ sẽ phát triển toàn diện các kỹ năng mềm.

Trẻ được tự do phát huy khả năng của mình trên những trang giấy.

STEAM chính là một phương pháp giáo dục mầm non hiện đại nhất. Phương pháp này không chỉ xem giáo viên là người cung cấp các kiến thức mà là người luôn đồng hành, hỗ trợ các bé về học tập cũng như cuộc sống. Bên cạnh đó phương pháp STEAM tạo sự hứng khởi và sự tìm tòi, khám phá cho trẻ trong học tập và cuộc sống để trẻ vẫn đảm bảo được kiến thức.

VTC có làm phóng sự ngắn về Phương pháp STEAM qua video sau:

1.6 Phương pháp giảng dạy HighScope

Giáo dục trẻ bằng phương pháp HighScope.

Việc trẻ tiếp thu tốt khi được chủ động tham gia vào các chương trình học tập là mục đích chính của phương pháp HighScope. Trẻ có được kiến thức nhờ vào sự trải nghiệm của trẻ với mọi người và thế giới xung quanh. Đồng thời phương pháp này cũng giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực.

Một lớp học theo phương pháp HighScope phải đảm bảo được 3 yếu tố cần thiết sau đây:

  • Có được sự tương tác qua lại giữa giáo viên đứng lớp và các bé.
  • Các hoạt động và học tập phải được lên kế hoạch theo từng ngày.
  • Trường học phải có cách trang trí lớp học thật đẹp. Có thể bài trí theo các sở thích của trẻ. Và hơn thế nữa là cách sắp xếp dụng cụ hợp lý để trẻ có thể dễ dàng lấy đồ và cất đồ một cách dễ dàng hơn.

1.7 Phương pháp dạy trẻ phát triển trí tuệ Shichida

Đây chính là phương pháp giáo dục sớm được bắt đầu từ Nhật Bản. Phương pháp Shichida nhấn mạnh vào sự giáo dục dành cho trẻ trong 6 năm đầu đời. Bởi vì kết quả mà phương pháp này mang lại nên nó đã được áp dụng và phát triển trên nhiều quốc gia.

Hướng dẫn trẻ đọc sách để rèn luyện sự phát triển trí óc.

Mục tiêu của phương pháp này là hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ việc cung cấp các bài học về sự phát triển trí óc, tinh thần rồi đến thể chất, đặc biệt sự phát triển trí não của trẻ được chú trọng.

Khi trẻ được hưởng cách giáo dục của phương pháp này sẽ có kiến thức rộng mở, cách xử lý vấn đề linh hoạt và khả năng tiếp thu thông tin tăng cao. Lợi ích thứ 2 mà phương pháp Shichida mang lại cho trẻ là giúp trẻ có ý thức từ nhỏ và phát triển thể chất hiệu quả hơn.

Bạn có thể tham khảo đầy đủ cách thực hiện phương pháp này với chuỗi video sau: //www.youtube.com/watch?v=41U3OGmWzts&list=PLTpZvnU_eg8BBT7CNoXnqJwfiovwIvuMQ

1.8 Phương pháp Forest School

Khi nhắc đến Forest School, đây không còn là phương pháp dạy trẻ mầm non xa lạ với các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ hay Phần Lan. Khi áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ hoàn toàn được vui chơi ngoài trời, tự do khám phá và hòa mình vào thiên nhiên xung quanh.

Lớp học được giáo dục bằng phương pháp Forest School.

Tất cả các chương trình thuộc phương pháp này đều hướng đến sự tham gia thường xuyên và dài hạn của trẻ. Tại nơi đây, trẻ sử dụng các nguyên liệu có từ thiên nhiên để học và sáng tạo. Đồng thời mở rộng kiến thức hơn nữa, tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời gian.

Có 2 thứ quan trọng mà trẻ có được sau khi trải qua giáo dục bằng phương pháp Forest School. Đó là trí tuệ minh mẫn, sáng suốt và cơ thể khỏe mạnh.

Phương pháp Montessori – Giáo dục để phát triển TOÀN DIỆN cho trẻ

Được sáng lập bởi Tiến sĩ, bác sĩ người Ý Maria Montessori [31/8/1870 – 6/5/1952] – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ giúp trẻ tạo dựng nền tảng cơ bản cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Theo chuyên gia Montessori Nguyễn Bảo Trọng – Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm thuộc Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, “sáu năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, có ảnh hưởng trực tiếp tới tạo dựng nền móng cho cấu trúc về nhân cách sau này của mỗi trẻ”. Và Montessori đã thực sự tận dụng tối đa giai đoạn vàng này để kích thích sự phát triển vượt bậc của “trí tuệ thẩm thấu” và khơi dậy tiềm năng sẵn có của trẻ.

Đăng ký nhận tư vấn

Thông qua sự tương tác với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay, thông qua việc tự động hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hóa, tri thức về thế giới xung quanh và thông qua sự hoàn toàn độc lập, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá tính riêng biệt của mình.

Lớp học Montessori luôn có đầy đủ các giáo cụ, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ

Đặc biệt, với phương châm giáo dục cốt lõi lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động, tôn trọng những điểm riêng biệt của trẻ, khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh, Montessori cũng mang tới cho trẻ cơ hội để thể hiện năng lực trí tuệ, óc sáng tạo mang bản sắc cá nhân.

Trong Montessori, sự đa dạng của các lĩnh vực học tập như Thực hành cuộc sống, Giác quan, Toán học, Ngôn ngữ, Khoa học, Lịch sử, Địa lý đáp ứng nhu cầu phát triển ở mỗi trẻ. Nhờ hoạt động của đôi bàn tay ở các lĩnh vực khác nhau, trẻ có được những trải nghiệm học tập thú vị và hữu ích, đạt tới sự phát triển toàn diện về các giác quan, tư duy cũng như tăng cường sự phát triển kỹ năng tự lập, chủ động, sáng tạo và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong cuộc sống.

Trong lớp học Montessori, trẻ được tự do khám phá và tìm hiểu rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ trẻ khi trẻ cần.

Với những ưu điểm nổi trội trên, phương pháp giáo dục Montessori chính là sự lựa chọn tối ưu cho các bạn nhỏ trong 6 năm đầu đời.

Đăng ký nhận tư vấn

Phương pháp dạy học Montessori

Đây là một trong những phương pháp được đánh giá rất cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhiều năm qua.

Chương trình này được phát triển bởi bác sĩ và nhà giáo dục Maria Montessori với mục tiêu tập trung vào tiếp cận phát triển để học tập. Điều kiện mà phương pháp này đặt ra đó là tất cả các giáo viên phải có bằng đại học hoặc sau đại học vềmầm non cũng như chứng chỉ Montessori.

Phương thức tiếp cận của Montessori chính là tập trung vào bản chất, sự sáng tạo, thực hành với phong cách hướng dẫn nhẹ nhàng của giáo viên. Mục tiêu của phương pháp này chính là phát triển các giác quan, nhân cách, kỹ năng sống thực tế và khả năng học tập hiệu quả của trẻ.

Phương pháp dạy học Montessori

các phương pháp dạy trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [160.07 KB, 24 trang ]

5] Nêu sự cần thiết phải sử dụng các phương pháp thực hành trong quá
trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ màm non và
những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học này?
Đê hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp dạy học đa dạng. Tương ứng với các hình thức tư duy chính của
trẻ mẫu giáo và cùng với nó là các phương pháp hoạt động của trẻ trong quá
trình học mà các phương pháp chia thành ba nhóm: trực quan, thực hành và
dùng lời.
1. Các phương pháp dạy học trực quan.
Đó là các phương pháp dạy học dựa vào việc sử dụng các đối tượng và hiện
tượng hiện thực. Các phương pháp dạy học trực quan có chức năng giúp trẻ
nhận biết được các thuộc tính, đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng, trên
cơ sở đó ở trẻ hình thành biểu tượng cụ thể về đối tượng nghiên cứu. Trong dạy
học hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng ở mầm non, các phương pháp dạy
học trực quan đóng vai trò quan trọng xuất phát từ tính cụ thể tư duy của trẻ
nhỏ. Tuy nhiên các phương pháp trực quan không tồn tại độc lập mà chúng
thường được sử dụng đồng thời với các phương pháp dạy học dùng lời và thực
hành.
Các phương pháp dạy học trực quan bảo gồm: phương pháp trình bày trực quan
và phương pháp quan sát. Hai phương pháp này có mỗi liên hệ với nhau, bởi khi
trình bày trực quan, trẻ tiến hành quan sát chúng một cách khoa học dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Trên mỗi tiết học toán thường sử dụng phối hợp các
phương pháp này theo các cách khác nhau.
a. Trình bày trực quan: là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
trước, trong hoặc sau khi nắm tài liệu mới. Nó còn được sử dụng trong quá trình
ôn tập, củng cố và cả khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỷ xảo.
Phương pháp trình bày trực quan bao gồm: trình bày vật mẫu và hành động
mẫu.

* Trình bày các vật mẫu [Các vật có trong môi trường tự nhiên hay các vật do
con người tạo ra] yêu cầu :


- Phải có các vật trực quan, các đồ dùng này phải đẹp, đủ về số lượng thể hiện
rõ các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học và đảm bảo các yêu cầu khác về
đồ dùng dạy học


. - Việc lựa chọn và sử dụng chúng phải phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ, vào mục
đích, yêu cầu của tiết học toán và phù hợp với điều kiện vật chất có sẵn ở địa
phương.
- Trong quá trình dạy học, các vật trực quan cần được trưng bày đúng lúc và đặt
ở nơi hợp lý để tất cả trẻ đều nhìn rõ và nên sử dụng nó theo một hệ thống, ví
dụ: bộ con giống, bộ tranh ảnh, bộ que tính, bộ hình hình học phẳng, bộ hình
khối...
- Điều quan trọng là giáo viên cần nắm vững các bộ đồ dùng trực quan để
hướng dẫn hoạt động với bộ đồ dùng dạy học của từng cá nhân nhằm giúp trẻ
nắm nội dung kiến thức mới và giáo viên đặt được hệ thống bài tập cho trẻ.
- Cần có sự kết hợp đúng đắn giữa việc tri giác trực tiếp đối tượng và hiện
tượng với lời hướng dẫn trẻ khảo sát đối tượng. Lời nói của giáo viên cần hướng
dẫn sự chú ý của trẻ tới dấu hiệu chính của đối tượng
* Sử dụng hành động mẫu được coi là một biện pháp minh họa và nó cũng có
thể được coi là một phương pháp dạy học có tính trực quan – thực hành. Chúng
thường được giáo viên sử dụng để dạy trẻ các biện pháp hành động, như: đếm,
so sánh số lượng, kích thước, đo lường...
- Để việc sử dụng hành động mẫu một cách hiệu quả thì giáo viên cần phải
chuẩn bị trước trình tự các thao tác, trình tự này phải đúng, ranh giới giữa các
thao tác phải rõ ràng, và đặc biệt phải chuẩn bị trước cả những lời giảng giải
kèm theo ví dụ: hành động đếm bao gồm chuỗi thao tác như: đếm bằng tay phải,
đếm từ trái qua phải, mỗi từ số ứng với một vật, số cuối cùng ứng với toàn bộ
nhóm vật và là số kết quả.
- Thời điểm, mức độ thực hiện hành động mẫu cho trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi
trẻ, vào vốn kiến thức, kĩ năng của trẻ để xác định bài học thuộc dạng “bài tập


tái tạo” hay “bài tập sáng tạo”. Giáo viên cần thực hiện hành động mẫu theo
đúng trình tự các thao tác của nó ngay từ đầu bài học nếu nó thuộc dạng “bài tập
tái tạo”. Còn nếu bài học thuộc dạng “bài tập sáng tạo” thì hành động mẫu được
đưa ra sau khi trẻ đã hoàn thành xong bài tập. Lúc này, hành động mẫu sẽ là
công cụ giúp trẻ tự kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
b. Quan sát: Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực. Nó là một
trong những phương pháp dạy học thường được sử dụng trong quá trình hình
thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ nhận biết được các
dấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạng, không gian và thời gian và các mối
quan hệ toán học có trong thực tiễn xung quanh trẻ, ví dụ: trong thời gian hoạt
động ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát số lượng các nhóm đồ vật, đồ
chơi có trên sân trường, đếm số lượng cây ở góc sân, số hoa, quả trên cây... hay
so sánh kích thước của các vật ở xung quanh trẻ... yêu cầu :


- Giới thiệu cho trẻ mục đích quan sát, ví dụ: quan sát xem hôm nay trên cây
hồng nở bao nhiêu bông hoa, hay trên cây bưởi có bao nhiêu quả, so sánh chiều
cao của hai ngôi nhà trong trường...
- Cần lựa chọn vị trí, thời điểm quan sát thuận lợi
- Cần triển khai quan sát có kế hoạch, trình tự, nhưng không nhất thiets phải
theo một khuôn mẫu chung, bởi logic của quá trình quan sát phụ thuộc vào tính
chất nhiệm vụ quan sát, vào khách thể quan sát và mức độ làm quen với khách
thể.
- Cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn khối lượng những biểu tượng cần
hình thành ở trẻ trong quá trình quan sát.
- Để phát huy tính tích cực, tính độc lập của trẻ thì cần đặt mục đích quan sát
chính xác, rõ ràng, có kế hoạch và lôi cuốn trẻ vào việc tạo ra hoàn cảnh quan
sát,
- Trong quá trình quan sát giáo viên cần sử dụng lời nói một cách chính xác cụ
thể, những lời trò chuyện của cô giáo với trẻ trong quá trình quan sát thúc đẩy


trẻ tri giác các đối tượng một cách chính xác, hình thành biểu tượng một cách
đầy đủ và có ý thức, góp phần mở rộng vốn từ, trong đó có cả vốn từ toán học
cho trẻ.
2. Các phương pháp dạy trẻ dùng lời nói:
- Các phương pháp dạy học dùng lời có tác dụng bổ sung, minh họa cho phương
pháp dạy học trực quan, nó giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên trong
của đối tượng, mà trẻ nhỏ không thể nhận biết được những đặc điểm này với sự
giúp đỡ của các giác quan. Các phương pháp dùng lời nói còn góp phần phát
triển tư duy logic, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. a. Những biện pháp dùng lời nói
thường được sử dụng trong dạy học hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng
như: lời diễn giải, hướng dẫn, giảng giải của giáo viên nhằm phản ánh bản chất
của hành động mà trẻ phải thực hiện.
b. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
- Đây là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn
chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ suy nghĩ và lần lượt trả
lời từng câu hỏi, từng bước tiến tới kết luận cần thiết, giúp trẻ tự tìm ra kiến
thức mới. - Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng trẻ mầm
non, phương pháp này tạo điều kiện để giáo viên hiểu biết được trẻ và điều
chỉnh việc dạy của mình cho phù hợp. Hơn nữa, phương pháp này có tác dụng
kích thích trẻ tích cực, độc lập suy nghĩ tìm ra kiến thức, bồi dưỡng cho trẻ năng
lực diễn đạt bằng lời nói chính xác, đầy đủ, gọn gàng những điều nhận xét, đồng


thời bồi dưỡng cho trẻ hứng thú nhận biết qua các kết quả trả lời, niềm tin vào
bản thân và tạo không khí sôi nổi, sinh động trong giờ học. - Một số yêu cầu đối
với câu hỏi: + Khi xây dựng câu hỏi giáo viên cần xác định rõ mục đích, yêu
cầu, nội dung bài học để xây dựng một hệ thống câu hỏi chính và những câu hỏi
phụ có tính chất gợi mở cho trẻ. + Đặt câu hỏi với nội dung phải chính xác, có
tính hệ thống, vừa sức hiểu của trẻ, ngắn gọn, cụ thể, đủ ý, các khái niệm trong
câu hỏi phải quen thuộc với trẻ. + Câu hỏi phải gợi ra vấn đề để trẻ suy nghĩ,


giải quyết vấn đề, câu hỏi có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy,
phát triển hứng thú nhận biết cho trẻ. + Cùng một nội dung có thể đặt câu hỏi
dưới những hình thức khác nhau để giúp trẻ nắm vững kiến thức và linh hoạt
trong suy nghĩ. + Giáo viên nên đặt câu hỏi đa dạng để mở rộng vốn ngôn ngữ
cho trẻ, giáo viên cần dự đoán những khả năng trả lời của trẻ để chuẩn bị các
câu hỏi phụ nhằm dẫn dắt trẻ tập trung vào vấn đề chủ yếu của hệ thống câu hỏi.
+ Hơn nữa, giáo viên nên tập cho trẻ biết đặt câu hỏi, đặt vấn đề.
3. Nhóm các phương pháp thực hành –
Bản chất của các phương pháp dạy học thực hành là trẻ phải thực hiện các hành
động gồm các chuỗi các thao tác cùng vơi việc sử dụng các đồ vật nhằm nhận
xét, phát hiện ra kiến thức mới, hình thành biểu tượng toán học ban đầu và
những kĩ năng. –
Ý nghĩa:
+ Các phương pháp thực hành rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và mức độ phát
triển trí tuệ của trẻ mầm non.
+ Chúng giúp trẻ nắm được kiến thức một cách vững chắc, đảm bảo cho sự
hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo và tạo điều kiện sử dụng chúng vào các
dạng hoạt động khác nhau.
+ Phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, hình thành ở trẻ cách thức hoạt động
nhận biết riêng, giáo dục cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận, bước đầu chuẩn bị cho
trẻ tham gia các hoạt động thực tế.
- Các phương pháp của nhóm phương pháp thực hành bao gồm: luyện tập, trò
chơi, giao nhiệm vụ và thử nghiệm...
3.1. Phương pháp luyện tập
- Luyện tập là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trí tuệ và thực hành của
nội dung học tập. Về bản chất, luyện tập chính là việc vận dụng các kiến thức
vào các hành động. Luyện tập đóng vai trò quyết định trong dạy học và phát
triển thông qua việc trẻ nắm các phương thức của hoạt động trí tuệ, nắm kiến



thức, kỹ năng và kĩ xảo. Hơn nữa, nhờ luyện tập mà những kiến thức – cơ sở
của những kĩ năng trí tuệ và thực hành, trở nên vững chắc và có ý thức hơn. .
- CÓ hai mức độ hoàn thành nhiệm vụ luyện tập: luyện tập nhằm tái hiện lại tài
liệu đã học nhằm củng cố nó và luyện tập nhằm vận dụng những kiến thức, kĩ
năng từ nội dung học vào các hoàn cảnh khác nhau. . Ví dụ: khi trẻ đã nắm kỹ
năng đếm chính xác số lượng các vật xếp theo hàng ngang, giáo viên yêu cầu trẻ
xác định số lượng các vật được xếp theo các cách thức, như:
. 3.2. Sử dụng trò chơi Để hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm
non trò chơi được sử dụng nhiều với chức năng như một biện pháp hay một
phương pháp dạy học với trẻ. Sử dụng trò chơi được coi là một phương pháp
dạy học khi toàn bộ tiết học được lồng vào một trò chơi mà trẻ là người tham
gia chính. Sử dụng trò chơi được xem là một biện pháp dạy học khi chỉ một
phần của tiết học được lồng vào nội dung chơi, ví dụ: trò chơi “Tìm nhà” được
sử dụng ở phần sau của tiết học nhằm củng cố và ứng dụng kiến thức kĩ năng
cho trẻ. Ngoài ra những biện pháp thực hành trên, giáo viên còn sử dụng các
biện pháp thực hành khác để dạy trẻ biểu tượng toán học sơ đẳng như: thử
nghiệm, giao nhiệm vụ cho trẻ... Sự phối hợp sử dụng chúng góp phần hình
thành cho trẻ hệ thống kiến thức, kĩ năng toán học. Ngoài các phương pháp
thuộc các nhóm phương pháp dạy học trên, trong quá trình hình thành biểu
tượng toán học cho trẻ mầm non còn sử dụng một số biện pháp dạy học mà
chúng không thuộc các nhóm phương pháp dạy học này, như sử dụng tình
huống có vấn đề hay các vật giúp định hướng. Tình huống có vấn đề là một
hoàn cảnh có mẫu thuẫn và trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết mâu thuẫn
đó


Câu 7: nội dung về biểu tượng số lượng ,phép đếm
2.1 Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo bé
- Dạy trẻ nhận biết 1 và nhiều
- Đếm trên đối tượng và đếm theo khả năng


-Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
-Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
-Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo một dấu hiệu nào đó cho trước , tìm dấu hiệu
chung của một nhóm đồ vật
-Dạy trẻ ghép đôi từng cặp đối tượng [ xếp tương ứng 1-1] giữa hai nhóm đồ vật
-Dạy trẻ phân biệt sự khác nhau rõ nét về số lượng đối tượng giữa hai nhóm đồ
vật. Sử dụng đúng các từ nhiều hơn- ít hơn
2.2 Nội dung dạy lớp mẫu giáo nhỡ
- Day trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
-Dạy trẻ nhận biết chữ số , số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5
-Dạy trẻ thêm , bớt để tạo nhóm đồ vật có số lượng cho trước
-Tách gộp trong phạm vi 5
-Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
-So sánh , phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
2.3 Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn
-Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
-Dạy trẻ phân biệt số lượng , so sánh số lượng các đối tượng của nhóm đồ vật
trong phạm vi 10 bằng phép đếm
-Dạy trẻ phân biệt các số trong phạm vi 10
-Dạy trẻ các phép biến đổi đơn giản : thêm , bớt , chia làm hai phần các nhóm
đồ vật có số lượng đối tượng trong phạm vi 10


-So sánh , phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc và tạo ra quy tắc
sắp xếp


8. Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lập số mới
3.1 Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo bé
Ở lớp mẫu giáo bé:


Nhiệm vụ của giáo viên khi dạy trẻ biểu tượng số lượng là dạy trẻ biết quan sát,
phát hiện những dấu hiệu nổi bật, rõ nét về đối tượng và chọn hết những đối
tượng có dấu hiệu đó để tạo thành nhóm đồ vật,biết tìm ra dấu hiệu chung của
nhóm đồ vật. Để thực hiện được nhiệm vụ trên giáo viên cần thực hiện dạy trẻ ở
2 hình thức sau:
- Dạy trong các tiết dạy toán:
+ Dạy trẻ tạo các nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước: giáo viên cho trẻ chơi
trong phần đồ chơi, đồ dùng của mình tất cả các đối tượng có dấu hiệu nào đó.
Ví dụ: cô giáo chuẩn bị cho mỗi trẻ một hộp đựng các hình có màu sắc khác
nhau. Cô cho trẻ chơi chọn hình theo yêu cầu: “chọn hết tất cả các hình màu đỏ”
sau khi chọn cô giáo cho trẻ nhận xét nói dấu hiệu chung của nhóm mới tạo
thành.
+ Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1 - 1 từng đối tượng của 2 nhóm đồ vật: trong các
giờ học ở mẫu giáo bé, chủ yếu cô giáo dạy trẻ ghép tương ứng bằng cách xếp
tất cả đối tượng của nhóm kia đặt chồng lên hoặc đặt bên cạnh của nhóm ban
đầu cho đến hết. Đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ ghép đôi phải chọn sao cho việc
ghép đó có ý nghĩa thực tế. Ví dụ: hình vuông với hình tam giác ghép thành
nhà, hoặc cốc và đĩa.
+ Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng các đối tượng giữa hai nhóm
đồ vật: ở mẫu giáo bé Cô giáo dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về số lượng giữa 2
nhóm đồ vật bằng trực giác, do đó sự khác biệt này phải là rõ nét, 2 nhóm đồ vật
không quá chênh lệch về kích thước. Thông qua một hoạt động thực tiễn nào
đó, sao cho kết quả của hoạt động có được là do sự khác biệt về số lượng giữa 2
nhóm đồ vật, cô giáo dạy trẻ nhận biết nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn. Ví
dụ: qua trò chơi kéo co nhóm mũi xanh có 5 trẻ, nhóm mũ đỏ có 3 trẻ. Sau
nhiều lần chơi nhóm mũi xanh gồm 5 trẻ bao giờ cũng thắng và trẻ phát hiện ra
vì nhóm này nhiều bạn hơn. Sau khi trẻ phát hiện ra nhóm nào nhiều bạn hơn
hoặc ít hơn qua hoạt động thực tiễn, cô kiểm tra lại kết quả bằng cách so sánh số
lượng giữa 2 nhóm cho trẻ thấy bằng tương ứng 1 – 1.
- Dạy trong các giờ học khác, các hoạt động khác


+ Tạo nhóm đồ vật: Để giờ học tạo nhóm có kết quả, trước đó cô giáo cần cung
cấp cho trẻ số kiến thức như: khả năng nhận biết, màu sắc, hình dạng… Ngoài


nội dung dạy trong giờ học, trong các hoạt động hàng ngày cô giáo cần tiếp tục
cho trẻ tạo nhóm .Cô giáo cũng cho trẻ được thường xuyên luyện tập việc tìm ra
dấu hiệu chung của một nhóm nào đó và gọi tên nhóm đó bằng dấu hiệu chung
mà trẻ phát hiện được. Cô giáo cũng cho trẻ tìm những đối tượng không có cùng
dấu hiệu với các đối tượng khác trong nhóm đồ vật để tạo nên một nhóm mới.
+ Ghép đôi các đối tượng của 2 nhóm đồ vật: ngoài việc dạy kĩ năng ghép đôi
như đã dạy trong giờ học cô giáo cũng cho trẻ làm quen với cách ghép tương
ứng không có một nhóm xếp sẵn
+ Nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng: cô tạo điều kiện cho trẻ nhận biết
sự khác biệt về số lượng trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng các từ diễn đạt
mối quan hệ số lượng giữa 2 nhóm đồ vật một cách thường xuyên, chú ý uốn
nắn khi trẻ sử dụng không đúng từ hoặc dùng từ chưa chính xác.

3.2 phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo nhỡ
Ở lớp mẫu giáo nhỡ nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ biểu tượng tập hợp số
lượng là dạy trẻ biết dùng cách ghép tương ứng 1-1 để so sánh nhận biết mối
quan hệ [ hơn – kém] về số lượng của một nhóm đồ vật, biết dùng phép đếm để
nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5.
- Dạy trẻ giờ học toán
+ Dạy trẻ so sánh số lượng hai nhóm đồ vật
Cô cho trẻ ghép tương ứng 1-1 giữa hai nhóm này nhận xét kết quả. Nếu 2
nhóm có tương ứng 1-1 , tức là mỗi đối tượng của nhóm này ghép được với một
đối tượng của nhóm kia, cô gợi cho trẻ nhận xét được số đối tượng của hai
nhóm là như nhau- 2 nhóm này nhiều bằng nhau. Nếu 1 nhóm có đối tượng thừa
ra , cô gợi để cho trẻ nhận xét đúng được nhóm đó nhiều hơn.
Khi so sánh , trẻ có thể ghép tương ứng 1-1 theo hai cách như ở phần dạy ghép


đôi của trẻ mẫu giáo bé, nhưng trong các giờ học cô nên cho trẻ ghép đôi thành
hàg ngang hay hàng dọc để có một hình ảnh tường minh về mối quan hệ số
lượng giữa hai nhóm đồ vật
Trong giờ dạy trẻ so sánh nhận biết sự giốg nhau về số lượng giữa 2 nhóm, cô
giáo cho trẻ luyện tập kỹ năng ghép tương ứng 1-1 và luyện cho trẻ diễn đạt mối
quan hệ bằng nhau về số lượng
Giờ dạy trẻ so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng gưa hai nhóm, trẻ sẽ
được luyện kỹ năng so sánh khi cô cho trẻ tự so sánh để tìm ra 2 nhóm nhiều


bằng nhau trong 3 nhóm đồ vật, tìm ra mối quan hệ số lượng của nhóm này với
những nhóm còn lại.
+ Dạy trẻ đếm và nhận xét mối quan hệ số lượng trong phạm vi 5
Dạy số mới cho trẻ dựa trên cơ sở so sánh nhóm số lượng là nhóm mới với
nhóm có số lượng là số kề trước đã biết
Dạy phép đếm cho trẻ , cô giáo cần nhấn mạnh cho trẻ thấy sự khác nhau giữa
quá trình đếm và kết quả đếm. Quá trình đếm là quá trình trẻ vừa chỉ vào từng
đối tượng của nhóm đồ vật, vừa gọi số từ theo thứ tự, tương ứng mỗi số từ với
một đối tượng để biết có bao nhiêu đối tượng trong nhóm. Khi đó, trẻ sẽ thấy
được số từ và cuối cùng là số xác định số lượng đối tượng của nhóm khi nói kết
quả đếm, trẻ nói số từ gọi cuối cùng kèm theo tên đơn vị
Trong quá trình đếm trẻ phải nắm được thứ tự các số và không được bỏ sót đối
tượng nào khi đếm. Muốn vậy cô giáo cần hướng dẫn trẻ đếm theo một trình tự,
chẳng hạn từ trái sang phải nếu nhóm đồ vật được xếp theo hàng ngang, từ trên
xuống dưới nếu được xếp theo hàng dọc
- Dạy trẻ trong các giờ học khác, hoạt động khác: Cô tiếp tục dạy trẻ luyện kỹ
năng đếm khi xác định số lượng các nhóm đối tượng có bản chất, chủng loại, vị
trí sắp xếp, kích thước khác nhau để trẻ nắm chắc hơn bản chất của số lượng :
số lượng không phụ thuộc vào thuộc tính khác nhóm đối tượng. Kết quả đếm
không phụ thuộc vào hướng đếm.


3.3 Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn:
Ở lớp mẫu giáo lớn, nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ biểu tượng số lượng trong
phạm vi 10, dạy trẻ biết dùng phép đếm để nhận biết mối quan hệ hơn kém về
số lượng đối tượng trong phạm vi 10, dạy trẻ tạo nhóm và các phép biến đổi đơn
giản trên các nhóm đồ vật cụ thể [thêm, bớt, chia làm 2 phần] trong phạm vi 10.
- Dạy trong giờ dạy toán
+ Dạy đếm và nhận biết số lượng, số trong phạm vi 10.
Khi dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng từ 6 – 10, cách lập số, cách dạy đếm diễn
ra tương tự như đối với việc dạy đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5 ở
lớp mẫu giáo nhỡ.
Việc dạy trẻ số cho phép trẻ nhận thức ở mức cao hơn về ý nghĩa số lượng của
nhóm đồ vật. Khi dạy trẻ, cô giáo cho trẻ đếm và tìm các nhóm đồ vật có bản
chất, chủng loại, và các thuộc tính khác là khác nhau song giống nhau ở điểm
chúng cũng có số lượng, khi đó cô cho trẻ kí hiệu sự giống nhau này bằng một
con số để nói lên chúng cũng có số lượng. Ví dụ: là 6. Cô có thể cho trẻ vận


dụng vốn kinh nghiệm của mình để tự chọn số. Trong khi dạy trẻ nhận biết số,
chỉ phân tích hình dạng số với những chữ số đặc điểm nổi bật chẳng hạn số 8,
số 6 và số 9, không bắt buộc phân tích tất cả các số. Để trẻ có thể nhận biết các
số cô cho trẻ sử dụng các hệ số thường xuyên trong các giờ học khi nói về các
phép biến đổi số, trong các trò chơi có luật cũng có trẻ thường xuyên sử dụng
thẻ số làm đồ chơi hay cho thẻ mang số chấm tròn. Việc cho trẻ nhận biết số
mới thường được tiến hành trong giờ lập số và đếm số mới. Sau khi trẻ luyện
đếm nhóm số lượng có số là số mới. Ví dụ: trẻ đếm và thấy rằng số con sóc, số
ôtô, số lá cờ, số cái bát… đều bằng nhau và cùng có 6 trẻ tìm các con số để đặt
lên các nhóm này - đó là số 6.
+ Dạy trẻ mối quan hệ của số lượng trong phạm vi 10, các phép biến đổi đơn
giản trong phạm vi 10
Tương tự như ở lớp mẫu giáo nhỡ việc dạy trẻ sử dụng phép đếm để nhận biết


mối quan hệ số lượng của các nhóm đồ vật trong phạm vi 10 cũng tiến hành
thông qua so sánh, xếp tương ứng 2 nhóm đồ vật, chẳng hạn 8 cái cúp và 10
ngôi sao trẻ xếp tương ứng và thấy số ngôi sao nhiều hơn số cúp là 2. Trẻ đếm
số ngôi sao, số cúp và thấy rằng 10 ngôi sao nhiều hơn 8 cái cúp và nhiều hơn là
2.
Ngoài ra, trẻ cũng được học các cách chia một nhóm đồ vật có số lượng cho
trước ra làm hai phần. Qua việc trẻ được tự mình chia và đếm số lượng từng
phần. Đầu tiên sẽ được chia theo ý thích vào đếm kết quả, sau đó trẻ thực hiện
chia làm 2 phần 1 nhóm đồ vật sao cho một phần có số lượng cho trước, trẻ đếm
và biết số lượng còn lại. Việc luyện tập chia làm 2 phần một nhóm đồ vật tạo
điều kiện cho trẻ làm quen với việc giải quyết một yêu cầu có thể có nhiều cách
làm và trẻ nắm phép biến đổi số lượng vững hơn, linh hoạt hơn.
- Dạy trong các giờ học khác, trong các hoạt động khác
Cô tiếp tục cho trẻ luyện đếm bằng các hình thức khác nhau khi cho trẻ xác định
số lượng của các nhóm đối tượng có bản chất, chủng loại, kích thước, cách sắp
xếp khác nhau. Cô cũng cho trẻ luyện đếm các nhóm đối tượng mà đối tượng là
các nhóm vật, chẳng hạn: đôi đũa, đôi dép, khóm hoa… Ngoài các trò chơi có
luật nhằm luyện đếm và nhận biết số lượng, cô cũng cho trẻ được chơi các trò
chơi để củng cố những phép biến đổi số lượng, củng cố thứ tự số trong phạm vi
10.


Câu 10. Trình bày phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn tách- gộp
một nhóm đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.
Dạy trẻ theo trình tự sau:
-

-

-



-

-

-

Trẻ đếm số lượng của nhóm vật trước khi chia nó thành 2 phần
Cho trẻ thực hành chia theo ý thích, sau đó đếm để biết kết quả sau mỗi
lần chia. Giáo viên tổng kết lại tất cả những cách chia để trẻ thấy có nhiều
cách chia số lượng một nhóm đối tượng thành 2 phần, mỗi cách chia cho
1 kết quả
Cho trẻ thực hành chia 1 nhóm đối tượng thành 2 phần theo yêu cầu của
cô, một phần có số lượng cho trước, trẻ đếm và biết số lượng phần còn
lại. ví dụ: chia 8 cái kẹo thành 2 phần, 1 phần là 3 cái vậy phần kia sẽ là
mấy cái?
Các bài luyện tập chia như vậy sẽ được phức tạp dần cùng với những điều
kiện chia nhất định. Ví dụ: chia 6 bông hoa thành 2 phần sau cho 2 phần
có số lượng bằng nhau hay sau cho số lượng hoa của 1 phần nhiều hơn số
hoa của phần kia là 2.
Khi hướng dẫn trẻ chia theo yêu cầu, giáo viên cần tạo điều kiện cho mỗi
trẻ được thực hành chia bằng tất cả các cách có thể và diễn đạt kết quả
các cách chia đó bằng lời nói. Ví dụ: chia 7 cái nấm thành 2 phần có cách
cách chia như sau: 1 nấm và 6 nấm, 2 nấm 5 nấm, 3 nấm và 4 nấm.
Sau mỗi lần chia, giáo viên cần cho trẻ gộp 2 phần chia lại với nhau để
tạo số lượng của nhóm vật ban đầu.
Khi trẻ đã nắm được các cách chia một nhóm đối tượng thành 2 nhóm
theo các cách khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn trẻ khái quát lại những
cách chia đó với các thẻ số bằng cách yêu cầu, yêu cầu trẻ đặt các thẻ số
tương ứng với số lượng đối tượng của mỗi phần chia.


Như vậy trẻ nhỏ học cách khái quát toàn bộ các cách chia bằng các thẻ số
và qua đó trẻ hiểu thành phần của con số từ 2 số nhỏ hơn.


Câu 11: Thiết kế hai trò chơi giúp trẻ hình thành kỹ năng sắp xếp theo quy
tắc?
* Trò chơi chung sức:
- Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ hình thành được kỹ năng sắp xếp theo quy tắc
+ Trẻ biết chơi cùng bạn trong nhóm.
- Chuẩn bị:
+ Các tấm vải màu
+ vòng tròn
+ Nhạc nền
- Cách chơi:
+ Chia trẻ làm 3 đội, các bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt bật chụm chân qua vòng
lên lấy các tấm vải màu sắp xếp hoàn chỉnh theo một quy tắc[ theo ý trẻ]. Giúp
các cô thợ dệt để may áo
- Luật chơi:
+ Thời gian cho 1 lần chơi là một bản nhạc, đội nào xếp đúng quy tắc sẽ được
hưởng 3 phần quà.
- Tổ chức cho trẻ chơi[ trẻ thảo luận tìm ra quy tắc]
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
* Trò chơi “ Đội nào nhanh hơn”
- Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ rèn luyện kỹ năng xếp xen kẽ cho trẻ.
+ Trẻ biết cách chơi cùng bạn
- Chuẩn bị:
+ các bức tranh về quy tắc sắp xếp xen kẽ
+ Các loại rau củ quả tương ứng trong tranh




+ Nhạc nền
- Cách chơi:
+ Chia trẻ thành 3 đội chơi, cho trẻ ở mỗi đội lên bốc ngẫu nhiên bức tranh[ có
hai loại rau hoặc củ quả] đội nào có tấm tranh hình ảnh nào thì lần lược trẻ ở
mỗi đội chạy lên chọn rau, củ theo tranh đội mình chọn được và sắp xếp, trồng
theo quy tắc xếp xen kẽ theo hình ảnh
- Luật chơi: đội nào làm nhanh và đúng theo quy tắc tương ưng trong bức tranh
chọn được sẽ chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần
- Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả , tuyên dương các đội chơi.


Câu 12 Nội dung dạy trẻ hình thành biểu tượng kích thước








Mẫu giáo bé
- Dạy trẻ sự khác biệt rõ nét về đồ lớn, chiều dài, chiều rộng của 2 đối
tượng. Dạy trẻ sử dụng đúng các từ diễn đạt sự khác biệt này như: to
hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn –
hẹp hơn.
Mẫu giáo nhỡ
- Dạy trẻ mối quan hệ kích thước của 2 đối tượng về độ lớn, chiều cao,


chiều dài, chiều rộng
- Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều
rộng của 3 đối tượng, dạy cách diễn đạt mối quan hệ này [to nhất, nhỏ
hơn, nhỏ nhất]
Mẫu giáo lớn
- Dạy trẻ thao tác đo lường đơn giản [bằng đơn vị đo] và sử dụng các
thao tác đo lường đơn giản vào các hoạt động thực hành để nhận biết
mối quan hệ về kích thước theo từng chiều giữa các đối tượng.
Mức độ mở rộng của chương trình
- Về biểu tượng kích thước, ở độ tuổi mẫu giáo chúng ta hình thành cho
trẻ những biểu tượng về mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng
mức độ ở mỗi độ tuổi khác nhau
+ MGB được biểu hiện sự khác biệt rõ nét về kích thước giữa 2 vật,
trẻ có thể nhân biết bằng trực giác. Trẻ phải hiểu được, phải nhận biết
và sử dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về kích thước: to hơn - nhỏ
hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn
+ MGN trẻ học được cách so sánh kích thước để nhận biết mqh kích
thước giữa các đối tượng
+ MGL trẻ học hành động đo để biểu diễn kích thước của đối tượng,
sử dụng kết quả đo để so sánh kích thước giữa các đối tượng.
- Từ chỗ quan hệ kích thước giữa các đối tượng trẻ có thể nhận biết
bằng trực giác, trẻ học kỹ năng so sánh trực tiếp các đối tượng để nhân
biết quan hệ kích thước sau đó trẻ học phép đo để định lượng kích
thước đối tượng theo 1 đơn vị đo nào đó và so sánh đối tượng thông
qua số đo các đối tượng theo cùng 1 đơn vị đo – công cụ để nhận biết
mqh kích thước nhiều lên, phạm vi các đối tượng trẻ có thể nhận biết
quan hệ kích thước rộng hơn từ đó khả năng ước lượng bằng mắt để
nhận biết quan hệ kích thước giữa các đối tượng được phát triển



Câu 14: Thiết kế các tình huống cho trẻ , tương ứng với các chiều đo kích
thước của đối tượng: dài- ngắn, to- nhỏ, cao – thấp, rộng- hẹp. giúp trẻ
hình thành biểu tượng kích thước giữa 2 đối tượng,
1. Tình huống to nhỏ: “ cốc to, cốc nhỏ”
Mục đích: giúp trẻ phân biệt vật nhỏ hơn, vật lớn hơn
Chuẩn bị: mỗi trẻ 1 bộ cốc nhựa, sao cho cố nọ đặt vào được trong cốc kia.
Tiến hành: Cô cho mỗi trẻ 1 bộ cốc, gồm 1 cốc nhỏ và 1 cốc lớn, sau đó cho trẻ
đặt cốc nhỏ vào trong cốc lớn. Đối với những trẻ không bỏ được thì cô cầm tay
trẻ, giúp trẻ bỏ vào cốc lớn, còn đối với những trẻ làm được thì cô cho trẻ bỏ
vào nhiều cái cốc khác,
Kết quả: cốc nhỏ có thể bỏ lọt vào trong cốc lớn, và cốc lớn có thể chứa được
cốc nhỏ.
2. Tình huống dài – ngắn.” sợi dài, sợi ngắn”
Mục đích: giúp trẻ nhận biết vật dài hơn, ngắn hơn.
Chuẩn bị: mỗi trẻ 2 sợi dây, 1 sợi dài, 1 sợi ngắn,
Tiến hành: cho trẻ đo chiều dài của 2 ợi dây.
- Cách 1: cho trẻ quấn lần lượt từng dây vào tay của mình, sau đó cho trẻ đém
số vòng quấn được, sợi nào có số vòng nhiều hơn sẽ là sợi dài hơn, sợi nào ít số
vòng hơn sẽ là sợi ngắn hơn.
- Cách 2: Cho trẻ đặt ddaaud của 2 sợi dây chồng lên nhau, sao đó cho trẻ dùng
tay vuốt nhẹ 2 sợi dây, sợi dây nào có phần dư ra thì sợi dây đó dài hơn.
3. Tình huống cao- thấp.
Mục đích: giúp trẻ nhận biết đối tượng cao , thấp.
Chuẩn bị: một quả bóng treo trên tường vừa tầm với của cô.
Tiến hành: Cô treo quả bóng trê tường[ vừa tầm với của cô]. Sau đó cô cho lần
lượt từng trẻ lên đập quả bóng. Kêt quả là trẻ không đập được quả bóng vì trẻ
thấp
Rồi cô lên đập được quả bóng, vì cô cao hơn trẻ nên cô đập được quả bóng,



Kết luận: cô cao hơn trẻ nên cô đập được quả bóng, trẻ thấp hơn nên không thể
đập được quả bóng.
4. Tình huống rộng hẹp.
Mục đích: giúp trẻ nhận biết khoảng cách rộng và khoảng cách hẹp,.
Chuẩn bị: phấn vẽ.
Tiến hành: cô dùng phấn vẽ dưới sàn lớp học 2 vạch tạo thành một khoảng hẹp
và 2 vachj tạo thành một khoảng rộng hơn, sau đó cô cho trẻ lần lượt nhảy qua 2
khoảng cách đó.Kết quả là trẻ nhảy qua được khoảng hẹp và không nhảy qua
được khoảng rộng hơn,
Kết luận: vì khoảng cách hẹp nên trẻ nhảy qua được, cong khoảng cách kia rộng
hơn nên trẻ không thể nhảy qua được.


Câu 16 Phương pháp dạy trẻ kỹ năng đo độ dài.
Nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ MGL về biểu tượng kích thước là dạy trẻ hành
động đo lường đơn giản từ đó có thể định hướng kích thước của các đối tượng
qua số đo của chúng với cùng đơn vị đo.
• Dạy trong giờ học toán
- Dạy trẻ đo
Trước tiên phải có đơn vị đo. Đo là 1 hoạt động có quá trình đo và kết
quả đo – số đo của kích thước đối tượng với đơn vị đo nào đó. Dạy trẻ
quá trình cần làm rõ ràng, tuần tự từng thao tác khi tiến hành đo. Việc
dạy trẻ bao gồm những bước: chọn 1 đối tượng làm đơn vị đo. Ví dụ:
để do chiều dài hoặc chiều rộng, chiều cao của bàn, trẻ chọn 1 que
tính,hoặc 1 khối gỗ xây dựng và coi chiều dài của que tính, khối gỗ
làm đơn vị đo, trẻ có thể gọi đó là thước đo với nghĩa đơn vị đo
Dạy trẻ cách đo tuần tự theo các bước
+ đặt 1 đầu của thước đo trùng với 1 đầu của vật cần đo theo chiều đo.
Với việc đo chiều dài, chiều rộng đo từ trái sang phải. nếu đo chiều
cao có thể đo từ dưới lên trên


+ đánh dấu đầu kia của thước đo trên vật cần đo và nhấc thước đo ra
+ Đặ tiếp thước đo theo chiều cần đo, sát với cạnh của vật cần đo sao
cho 1 đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu tiếp đầu kia và nhấc
thước đo ra
+ Tiếp tục làm lên trên cho đến hết
Kết quả đo: để nói kết quả đo trẻ đếm số đoạn đã được vạch trên vật
cần đo
- Luyện tập đo
+ Cô cho trẻ thực hành đo nhiều đối tượng có khích thước bằng nhau
cùng đơn vị đo để trẻ nhận xét các đối tượng này đều có số đo giống
nhau cùng đo được mấy lần
+ Cô cùng trẻ thực hành đo các đối tượng có độ dài khác nhau cùng
đơn vị đo đê tre nhận thấy chúng có số đo khác nhau, vật nào dài hơn
thì do được nhiều hơn
+ Cô cho trẻ thực hành đo trên cùng 1 đốitượng hoặc trên các đối
tượng có kích thước bằng nhau, nhưng với các đơn vị đo khác nhau để
trẻ nhận thấy kết quả đo khác nhau nếu đơn vị đo là khác nhau
• Dạy trên các giờ khác, trong các hoạt động khác
- Cô cho trẻ được thực hành đo trong hoạt động hằng ngày
- Cô cho trẻ thực hành đo với các thước đokhác nhau như: gang tay,
bước chân, thực hành đo các chiêu cao, chiều rộng, chiều dài của các
đồ vật xung quanh trẻ


18] Liệt kê các nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mầm
non?
Nội dung dạy lớp bé[ 3 – 4 tuổi]
Những biểu tượng về hình dạng sớm được hình thành và tích lũy ở trẻ
trong quá trình tri giác và tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi có hình dạng
phong phú vì vậy giáo viên cần tích lũy những kinh nghiệm cảm nhận


hình dạng của các vật và của các hình hình học cho trẻ
Để nhận biết và xác định được hình dạng của các vật đa đạng có xung
quanh trẻ, trẻ phải nắm được các hình hình học như những hình mẫu để
dựa vào chúng mà xác định được hình dạng và so sánh những đồ vật
xung quanh trẻ vì vậy trong quá trình dạy trẻ giáo viên tiến hành dạy trẻ
nhận biết và nắm được tên gọi của các hình học phẳng như: hình tròn,
hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
Bước đầu dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình và nắm được một số đặc
điểm hình như: cấu tạo đường bao, các góc, các cạnh ....
Dạy trẻ tìm trong môi trường xung quanh trẻ những đồ vật, đồ chơi có
hình dạng giống các hình trên như: cái bàn, cái ghế,cái tivi, cái quạt
máy…
2. Nội dung dạy lớp nhỡ[ 4 – 5 tuổi]
Tiếp tục mở rộng và làm phong phú hơn những biểu tượng hình cho trẻ
đồng thời giúp trẻ phân biệt được các hình học phẳng này một cách kỹ
càng trên cơ sở nắm được những dấu hiệu đặc trưng hơn của hình như:
cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh – góc, độ dài các cạnh
của hình...
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa hình tròn và
các hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật; giữa hình vuông và hình
chữ nhật; giữa hình tam giác và một trong 2 hình hình vuông và hình chữ
nhật dựa vào tính chất của đường bao, kích thước và số lượng cạnh mỗi
hình.
Ví dụ: Cả hình vuông và hình chữ nhật có 4 cạnh. Nhưng hình
vuông có 4 cạnh bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cặp cạnh
bằng nhau
Dạy trẻ làm quen với các hình khối như: khối cầu, khối vuông, khối trụ
và khối chữ nhật theo hình mẫu và gọi tên khối và nhận biết khối theo tên
gọi.
3. Nội dung dạy lớp lớn[ 5 – 6 tuổi]


Dạy trẻ khảo sát các khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật bằng
chuyển động lần lượt của các đầu ngón tay kết hợp với chuyển động của
mắt trên bề mặt khối nhằm giúp trẻ xác định được nhiều đặc điểm hơn
của chúng như: cấu tạo bề mặt khối, số lượng các góc, các mặt của khối,
hình dạng của mặt khối...
1.

-

-

-

-

-

-

-


-

-

Dạy trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các khối cầu, khối trụ,
khối vuông, khối chữ nhật đựa trên đặc điểm bề mặt bao hình, hình dạng
và số lượng mặt bao của các khối.
Ví dụ: khối vuông và khối chữ nhật có 6 mặt. Nhưng bề mặt


bao của khối vuông là các hình vuông còn bề mặt bao của
khối chữ nhật là các hình chữ nhật.
Giới thiệu cho trẻ một số đồ dùng, đồ chơi có hình dạng các khối như:
thùng xe tải, hộp bánh,hộp sữa...[có dạng khối chữ nhật]; lon bia, cốc
nước, bình nước...[có dạng khối trụ]; viên xúc xắc...[có dạng khối
vuông]; quả bóng, viên bi...[có hình dạng khối cầu]


24. Nêu phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo nhỡ nhận biết phía trên
dưới trước sau của ng khác?
- Dạy trẻ định hướng trong không gian khi trẻ lấy người khác làm chuẩn
- Trước tiên Giáo viên dạy trẻ định hướng các bộ phận trên người khác

như: đầu,

ngực,lưng …. của người khác được làm chuẩn.
Dạy trẻ dựa vào vị trí sắp đặt của các bộ phận trên cơ thể người khác để xác định
các không gian từ người đó bằng cách thiết lập mối quan hệ như: phía trên đầu
bạn là phía trên của bạn, phía dưới chân bạn là phía dưới của bạn, phía trên đầu
bạn là phía trên cuae bạn, phía dưới chân bạn là phía dưới của bạn, phía có ngực
của bạn là phía trước bạn…
- Cho trẻ luyện tập xác định các hướng không gian của người khác bằng hệ thống
các bài tập nhiệm vụ chơi phức tạp dần như : bài tập xác định vị trí củ các đồ vật
so với ng khác
+ Ví dụ: phía trc[ phía sau, phía trên, phía dưới] của bạn Mai có cái j?
* Để giúp trẻ hiểu được tính tương đối của hướng không gian:
- Cho trẻ xác định vị trí của các vật đặt xung quanh trẻ
+ Ví dụ: phía trước con là lọ hoa, phía sau con là ngôi nhà….
- Cho trẻ thay đổi hướng của mình như:quay phải, quay trái sau đó cho trẻ xác định
lại vị trí của đồ vật so với trẻ


+ Ví dụ: Bây giờ lọ hoa ở phía nào của con?, Ngôi nhà ở phía nào của
con? [ lọ hoa ở phía trái của con, ngôi nhà ở phía phải con]
- Cho trẻ phát hiện sự thay đổi hướng đặt của các đồ vật so với trẻ lúc trước và hiện
nay
+ Ví dụ : lúc trc thì ô tô ở phía trc của trẻ, sau khi trẻ quay sang phải thì
nó lại ở phía bên phải của trẻ.
-


a.

-

-

-

-

-

-

29] phương pháp hướng dẫn trẻ hình thành biểu tượng các buổi trong
ngày?
Dạy trẻ nhận biết các buổi : sáng, trưa, chiều và tối
Chế độ sinh hoạt trong ngày đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành biểu tượng thời gian cho trẻ. Hoạt động của trẻ diễn ra đúng thời điểm
quy định, trong một thời lượng nhất định sẽ tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm
thời gian, qua đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về thời điểm diễn ra các


hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ. [Ví dụ : Buổi sáng trẻ ăn sáng, tập thể
dục, học, uống sữa và chơi tự do.. Buổi trưa trẻ làm vệ sinh cá nhân, ăn trưa và
đi ngủ.]
Cho trẻ quan sát các dấu hiệu thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống con
người vào các buổi trong ngày như: quan sát bầu trời, vị trí, màu sắc mặt trời,
sắc thái không gian, cây cối trong môi trường xung quanh, quan sát các hoạt
động trong bản thân trẻ trong trường mầm non ở các thời điểm vào các khoảng
thời gian khác nhau trong ngày.. qua đó giúp trẻ thấy được những dấu hiệu đặc
trưng cho các buổi trong ngày.
Giáo viên đặt các câu hỏi như: Buổi sáng cháu thường làm gì? Khi nào cháu đến
trường mầm non? Buổi tối cháu thường làm gì? Khi nào cả nhà cháu đi ngủ..khi
trò chuyện với trẻ nhằm hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu đặc trưng các
buổi trong ngày.
Giáo viên chính xác hóa, hệ thống hóa những biểu tượng về các buổi trong ngày
cho trẻ trên các hoạt động. Nên cho trẻ xem tranh ảnh miêu tả những dấu hiệu
hiện tượng đặc trưng các buổi trong ngày và bằng các câu hỏi như: Bức tranh vẽ
buổi nào trong ngày? Khi nào ông mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng? Buổi
sáng cháu thường làm gì ở trường mẫu giáo? Bố mẹ cháu thường làm gì vào
buổi sáng? Tương tự như vậy cho trẻ làm quen với các buổi khác trong ngày.
Tổ chức cho trẻ luyện tập định hướng các buổi trong ngày bằng các bài tập
tranh ảnh hay những lời nói miêu tả dấu hiệu. [Ví dụ: Chọn tranh có cảnh buổi
tối hoặc cô nói dấu hiệu như “ Trời tối, những chú gà vào chuồng đi ngủ”, trẻ
nói tên buổi đó là “ Buổi tối”,..]
Có thể cho trẻ đọc thơ, truyện, sử dụng đồng dao, câu đố.. để khắc sâu biểu
tượng về các buổi trong ngày cho trẻ, giúp trẻ nhận biết chúng chính xác hơn.
[Ví dụ: Bài thơ: “ Bình minh trong vườn” của Đỗ Ngọc Hương; “ Rình xem mặt
trời” của Phạm Hổ; Truyện “ Sự tích ngày và đêm” của Thu Thủy..]
Để củng cố những biểu tượng về các buổi trong ngày, giáo viên tổ chức các trò
chơi học tập: “ Khi nào...? cho trẻ. Trong các trò chơi dạng này giáo viên mô tả
những hoạt động của người lớn và của trẻ, còn trẻ xác định những hoạt động


hay sự kiện đó diễn ra vào buổi nào trong ngày. [Ví dụ: “ Ông mặt trời thức dậy,
chú gà trống gáy Ò..ó...o, cả gia đình dậy chào đón ngày mới – đó là buổi sáng.]


32. Thiết kế ít nhất 2 trò chơi tương ứng với từng lứa tuổi nhằm
giúp trẻ hình thành biểu tượng thời gian
* trẻ 3-4 tuổi


Trò chơi 1: “ Ai tinh mắt hơn

- Mục đích yêu cầu:
+ Giúp trẻ nhận biết ngày và đêm
+ Trẻ biết kết hợp cùng bạn, tập trung chú ý lắng nghe yêu cầu của
cô.
- Chuẩn bị: hình ảnh ngày và đêm, bảng, nhạc
- Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Nhiệm vụ mỗi đội là chọn
các hình ảnh tương ứng với thời gian trong 1 ngày dán vào bảng
theo thứ tự cô đã đánh mũi tên.
- Luật chơi: Đội nào dán nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô cùng kiểm tra và nhận xét kết quả trẻ


Trò chơi 2: “ ai nhanh hơn”
-

- Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Sau hiệu lệnh của cô,
thành viên mỗi đội lần lượt chạy dích dắc vượt qua các chướng
ngại vật sau đó chọn các hình ảnh hoạt động trong ngày dán


đúng với các mốc thời gian ở trò chơi 1 đã dán.
- Luật chơi: Khi chạy không được làm ngã vật cản. Kết thúc trò
chơi, đội nào dán đúng nhiều tranh nhất sẽ chiến thắng.


27] Tại sao biểu tượng thời gian lại khó hình thành ở trẻ?
- Thời

gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thông qua một chuyển động nào
đó vì vậy các biểu tượng về thời gian phát triển và hình thành ở trẻ tương đối
muộn và khó khăn. [Ví dụ:trẻ biết ban ngày trời sáng,ban đêm trời tối.]
- Trẻ nhỏ rất khó khăn để hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và các mối
quan hệ thời gian do tính tương đối của chúng. [Ví dụ: trẻ khó hiểu được hôm
qua,hôm nay,ngày mai.]
- việc hiểu các trạng từ chỉ thời gian giúp trẻ nắm và diễn đạt được
trình tự thời gian diễn ra các sự vật,hiện tượng.tuy nhiên trẻ thường nhầm lẫn
một số trạng từ thời gian như: trước tiên ,bây giờ,hiện nay...
- Biểu

tượng về thời gian phát triển mạnh tuy nhiên trẻ dưới 3 tuổi chưa nắm
được thời gian về quá khứ và tương lai.đến tuổi mẫu giáo trẻ mới phân biệt
được quá khứ,hiện tại,tương lai và chúng gắn liền với các sự kiện cụ thể.
- Những thời gian của trẻ mẫu giáo mang tính cụ thể,thường gắn với hiệ tượng,sự
kiện cụ thể nào đó.nên việc hình thành biểu tượng thời gian khó khăn.



Phương pháp giáo dục dùng tình cảm

Môi trường giáo dục trẻ tại Global Academy luôn giữ thái độ thân thiện, tình cảm và yêu thương trẻ

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất dễ nhạy cảm và tủi thân bởi vậy nếu Ba Mẹ và Cô giáo quá nghiêm khắc cũng không phải là giải pháp tốt để giáo dục trẻ thành công.

Môi trường giáo dục trẻ tại Global Academy luôn giữ thái độ thân thiện, tình cảm đặc biệt là luôn dành những lời khen ngợi đúng thời điểm với trẻ để khơi dậy niềm tin và giúp cho trẻ luôn nhận được sự yêu thương từ các Cô, bạn bè và những người xung quanh.

Điều đặc biệt, chính từ tâm lý dễ mặc cảm, tủi thân của trẻ nên thái độ của giáo viên luôn công bằng với tất cả học sinh để các Bạn luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ trong môi trường học tập tại trường mầm non.

Video liên quan

Chủ Đề