Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp năm 2024

Theo ông Phát tham khảo phương pháp giá đánh giá được quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì công thức xác định giá đánh giá được tính như sau:

GĐG = G ± ∆G ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, đối với gói thầu xây lắp, giá trị của ∆G và ∆ƯĐ rất khó xác định. Nếu ∆G và ∆ƯĐ đều không có các yếu tố cần thiết để xác định và tính toán để quy về một mặt bằng thì giá trị của ∆G và ∆ƯĐ có thể xem như bằng 0. Ông Phát muốn biết, công thức áp dụng sẽ là: GĐG = G có phù hợp hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Đối với phương pháp giá thấp nhất

Điểm a, khoản 1, Điều 39 Luật Đấu thầu 2013 quy định phương pháp giá thấp nhất áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.

Theo đó, trường hợp gói thầu xây lắp không phải là gói thầu quy mô nhỏ (có giá trị lớn hơn 20 tỷ đồng) nhưng tính chất gói thầu đơn giản, các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là trên cùng một mặt bằng thì được phép áp dụng phương pháp giá thấp nhất theo quy định nêu trên.

Đối với phương pháp giá đánh giá

Điểm d, khoản 4, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định công thức xác định giá đánh giá đối với gói thầu xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế như sau:

GĐG = G ± ∆G ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định này.

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá, việc xác định ∆G có thể dựa trên chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí lãi vay (nếu có), tiến độ, chất lượng và các yếu tố khác (nếu có). Việc đưa ra các tiêu chí để xác định, quy đổi các yếu tố thành giá trị của ∆G cần phải nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu và phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với tính chất, đặc điểm của gói thầu.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp này, trong hồ sơ mời thầu bắt buộc phải đưa ra quy định để xác định giá trị quy đổi các yếu tố về cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng công trình (nghĩa là trong hồ sơ mời thầu, giá trị ∆G không thể bằng 0).

Ngoài ra, việc xác định ∆ƯĐ đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Luật Đấu thầu 2013; điểm b, khoản 2 Điều 4 và các khoản 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trên cơ sở nguyên tắc ưu đãi quy định tại Điều 3 Nghị định này. Quy định về nguyên tắc xác định ưu đãi, đối tượng được hưởng ưu đãi và cách tính giá trị ưu đãi phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu để làm căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình.

Quá trình thực hiện công tác đấu thầu ở nước ta những năm qua đã có được những tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định. Thông qua việc tổ chức đấu thầu thực hiện các gói thầu ở nhiều dự án, công trình xây dựng đã cho phép chủ đầu tư lựa cọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm năng lực để đảm nhận công vịêc và tiết kiệm được chi phí thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý đấu thầu cũng cho thấy còn có những hạn chế, bất cập trong các quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu, đặc biệt là đối với vịêc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp. Bài viết này đề cập đến một số tồn tại trong các quy định về đấu thầu hiện nay có liên quan đến quy trình xét thầu xây lắp, đồng thời đề xuất một số các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy trình này.

1. Những tồn tại, hạn chế trong quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp hịên nay

Theo quy định về đấu thầu, việc đánh giá HSDT xây lắp phải căn cứ vào:

- Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu HSDT được nêu trong Hồ sơ mời thầu HSMT xây lắp bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kĩ thụât của gói thầu và nội dung xác định đánh giá;

- Phương pháp đánh giá và quy trình xét thầu bao gồm: đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết với các bước đánh giá về mặt kĩ thuật và xác định giá đánh giá và xếp hạng các nhà thầu.

Trong quá trình xét thầu, bên mời thầu và tổ chuyên gia xét thầu phải tuân thủ đúng quy định này mà không cần phải xem xét thêm các yếu tố liên quan đến quy mô, tính chất, điều kiện thực hịên và các yêu cầu cụ thể khác đối với từng gói thầu. Quá trình xét thầu ở nhiều dự án, gói thầu xây dựng cho thấy còn có những mặt tồn tại, hạn chế trong các quy định hiện hành về tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp sâu đây:

Thứ nhất: Trong quy định đánh giá HSDT xây lắp chưa đưa ra được các tiêu chuẩn và phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực, kinh nghịêm của nhà thầu dự thầu

Khi đánh giá HSDT xây lắp, việc xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu là yêu cầu rất quan trọng do đặc thù sản phẩm được tạo ra bởi nhà thầu xây dựng là công trình xây dựng chưa có sẵn. Do vậy, Chủ đầu tư là người muốn có công trình chỉ có thể kì vọng vào chất lựơng của sản phẩm đạt được trong tương lai thông qua vịêc xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được chọn. Tuy nhiên, khi đưa ra quy định về tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thì các tiêu chí đánh giá về năng lực, kinh nghiệm lại thường được gắn với pháp nhân dự thầu mà không xuất phát từ tính chất, yêu cầu của gói thầu để đưa ra các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm mà nhà thầu cần phải có để thực hịên gói thầu. Điều này dẫn đến kết quả là tình trạng kê khai Hồ sơ đẹp theo yêu cầu của HSMT của nhà thầu chỉ mang tính chất hình thức mà không phản ánh dược năng lực thật sự mà nhà thầu có thể huy động được để thực hiện gói thầu thi tập chép. Mặt khác đối với Bên mời thầu là tình trạng kiểm tra mang tính chất hành chính đối với các yêu cầu về nănglực kinh nghịêm khi đánh giá sơ bộ. Ví dụ như xem xét chứng nhận đăng kí kinh doang, số lựơng bản chính, bản chụp của HSDT…

Thứ hai: Vịêc quy định bước đánh giá về mặt kĩ thụât của gói thầu xây lắp chưa đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng

Để đánh giá chi tiết HSDT xây lắp, Bên mời thầu phải tiến hành đánh giá mặt kĩ thụât của gói thầu bằng phương pháp chấm điểm và chỉ những nhà thầu có điểm đánh giá về kĩ thụât vượt ngưỡng điểm tối thiểu về kĩ thuật nêu trong HSMT mới được xét tiếp về giá đánh giá. Phương pháp đánh giá này có những hạn chế nhất định như: Xem xét, đánh giá tách rời giữa mặt kĩ thuật của gói thầu với các nội dung hết sức quan trọng như tiến độ thực hịên, giá dự thầu…; Sử dụng thang điểm để đánh giá trong đó chứa đựng những yếu tố chủ quan phụ thuộc vào năng lực và nhận thức của người ra đề bài lập và phê duyệt HSMT và của người chấm bài xét thầu. Như vậy, với phương pháp đánh giá này, ốc thể dẫn đến không có sự khác biệt giữa nhà thầu đạt được 90% mức điểm về kĩ thuật với nhà thầu chỉ đạt được 80% mức điểm yêu cầu về kĩ thuật hoặc ở giữa 80% và 70% mức điểm ở bước xem xét xác định giá đánh giá.

Thứ ba: Còn thiếu các hướng dẫn cụ thể trong việc xác định giá đánh giá của HSDT xây lắp

- Vịêc quy định xác định giá đánh giá trong xét thầu xây lắp đã có từ Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/CP của Chính phủ, theo đó nhà thầu sau khi đã đạt được điểm tối thiểu về kĩ thụât trở lên và có giá đánh giá thấp nhất sẽ đựơc kiến nghị trúng thầu. Tuy nhiên cho tới nay, việc xác định gía đánh giá gói thầu xây lắp mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc đưa các chi phí để thực hịen gói thầu của các nhà thầu khác nhau về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá. Ví dụ như quy đổi các điều kiện về mặt kĩ thuật, điều kịên tài chính, thương mại, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế và các yếu tố khác…

Thực tiễn xét thầu cho thấy, do không đủ điều kiện hoặc khả năng để xác định giá đánh giá nên trong nhìêu trường hợp, giá đánh giá của HSDT chỉ được xem là giá dự thầu sau khi được sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch. Trong một số trường hợp khác, các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu rất khó thống nhất được ý kiến, quan điểm trong vịêc xác định giá đánh giá của gói thầu xây lắp. Điều này làm giảm ý nghĩa, tính thực tiễn của chỉ tiêu này.

Thứ tư: Quy trình tổ chức đánh giá HSDT xây lắp mất nhiều thời gian, trực tiếp làm tăng thời gian tổ chức đấu thầu và thực hịên gói thầu xây lắp

Mặc dù trong các quy định hịên hành về đấu thầu không đưa ra quy định về thời gian thực hịên việc xét thầu nhưng trên thực tế, thời gian cho công việc này thường bị kéo dài do phải trải qua nhìêu bước công việc như: Thành lập Tổ chuyển gia đấu thầu- phê duyệt danh sách các thành viên tham gia Tổ chuyên gia- Đánh giá về mặt kĩ thuật- phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kĩ thuật- Xác định giá đánh gía- xếp hạng các nhà thầu- Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và lập Báo cáo kết quả đấu thầu- Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu. Ngoài ra, trong trường hợp có tổ chức sơ tuyển thì còn có thêm một số công việc ở bước sơ tuỷên lựa chọn nhà thầu.

Các quy định này thường rất nặng về các thủ tục hành chính như lập báo cáo, phê duyệt… dẫn đến vịêc kéo dài thời gian tổ chức đấu thầu và thực hiện.

Như vậy, với một số hạn chế, bất cập trong việc đánh giá HSDT xây lắp như đã nêu ở trên, có thể thấy cần thiết phải có những đề xuất, hướng dẫn cụ thể để khắc phục các tồn tại trong khâu lựa chọn nhà thầu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu.

2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiệt tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp

Trên cơ sở các quy định về quản lý đấu thầu liên quan đến việc đánh giá HSDT xây lắp hịên hành kết hợp với các yêu cầu về lựa chọn nhà thầu xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2005 để đưa ra một số các đề xuất sau đây:

- Đối với các quy định về tiêu chuẩn đánh giá HSDT xây lắp

Một là cần sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn đánh giá HSDT xây lắp theo hướng Chủ đầu tư xem xét mức độ đáp ứng về điều kịên kinh nghịêm, năng lực mà nhà thầu so với yêu cầu công việc cần thực hịên. Ví dụ như về loại, cấp công trình, điều kiện thi công… Việc đánh giá đối với các yếu tố được nên trong HSDT như nhân lực, vật tư, vật liệu, xy máy thi công, tài chính được huy động để thực hịên gói thầu phải được xem xét trong mối quan hệ với kế hoạch tiến độ thi công và tính khả thi trong bố trí tổng mặt bằng xây dựng cũng như với các dự án gói thầu khác mà nhà thầu đang thực hịên ở thời điểm xét thầu.

Hai là vịêc đề ra các tiêu chuẩn đánh giá về mặt kĩ thụât đối với gói thầu xây lắp không nhất thiết phải có được xem xét về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế và tiên lựơng kèm theo mà càn được đánh giá về sự phù hợp giữa các giải pháp kĩ thụât thi công, biện pháp tổ chức tổng mặt bằng xây dựng với tiến độ thi công và giá thầu được đề xuất.

Ba là đối với nội dung xác định giá đánh giá, tuỳ theo tính chất của dự án và đặc điểm cụ thể của gói thầu mà quyết định xem có cần xác định giá đánh giá hay không. Đối với các gói thầu có tính chất đơn giản, gói thầu thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình không có tính chất sản xuất kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn thì có thể chỉ đánh giá về sự hợp lý của giá dự thầu xét theo cơ cấu các yếu tố hình thành chi phí và giá trị của các khoản chi phí thực hịên

- Đối với các quy định về phuơng pháp xét thầu xây lắp

Có thể xem xét đánh giá đồng thời các đề xuất về mặt kĩ thuật của gói thầu với việc đánh giá các đề xuất khác về tiến độ thực hịên, mức độ đảm bảo về chất lựơng, giá dự thầu… nêu trong HSDT của nhà thầu. Với phương pháp đánh giá như vậy cho phép:

Thứ nhất: Xem xét, đánh giá một cách toàn diện, tỉ mỉ và đồng thời các nhân tố có tác động trực tiếp đến khả năng thực hịên gói thầu đồng thời xác định đựơc mức độ hiệu quả mà nhà thầu có thể mang lại cho dự án/ gói thầu trong tương lai.

Thứ hai: Vịêc xem xét, đánh giá đồng thời các đề xuất của nhà thầu khi xét thầu cho phép giảm bớt các bước trong quy trình xét thầu, qua đó rút ngắn thời gian tổ chức các cụôc thầu và tiến độ thực hịên dự án.

Với phương pháp đánh giá đồng thời các đề xuất khi xét thầu như nêu trên, có thể thấy rằng việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi chuyên gia xét thầu phải có những kiến thức liên quan đến tính chất của gói thầu và phải có trình độ ở một mức độ nhất định. Mặt khác, phương pháp này cũng có những khó khăn nhất định khi xem xét khía cạnh lựơng hóa các chỉ tiêu đánh giá. Ngoài ra đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thì vịêc áp dụng một phương pháp đánh giá HSDT xây lắp mới cũng có những khó khăn nếu xét đến sự phù hợp với một số các quy định về đấu thầu của nhà tài trợ.

Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối thiểu bao nhiêu ngày?

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế. Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Gói thầu xây lắp quy mô nhỏ có giá trị bao nhiêu?

1. Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Trong quá trình đánh giá HSDT nhà thầu được phép làm rõ hồ sơ dự thầu khi nào?

- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ Hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trong trường hợp Hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung và làm rõ tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Khi nào sử dụng phương pháp giá đánh giá?

Phương pháp giá đánh giá được áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn.