Phi thương bất phú là gì năm 2024

Đó là câu mà người ta hay nói với nhau khi bàn chuyện làm ăn hay nói chuyện phiếm với nhau về vấn đề lập nghiệp hay làm giàu này nọ.

Và thường thì chúng ta hay mặc định rằng câu nói đó là đúng và đó chính là thực tế của cuộc sống xã hội bây giờ. Ông cha ta đã nói tới nó cả ngàn năm nay rồi, và chuyền từ đời này sang đời khác thì ắt hẳn nó phải là điều thông thái rồi.

Và có lẽ từ động lực đó, hiện nay chúng ta thấy người người bán hàng online, nhà nhà quảng cáo bán hàng online. Kỹ sư nghỉ việc mở quán nhậu. Kế toán nghỉ hẳn ở nhà để bán mỹ phẩm. Rồi giám đốc nghỉ làm để bán trà sữa. Đầy rẫy những ví dụ quanh tôi làm tôi nảy lên những câu hỏi: Có nhất thiết phải làm thế không? Kinh doanh có phải là con đường duy nhất để giàu có? Và giàu có là như thế nào nhỉ?

Những trường hợp tôi kể ở trên, không phải 100% là vì lý do muốn làm giàu bằng kinh doanh, nhưng tôi cũng dám khẳng định tỷ lệ từ bỏ công việc hiện tại rồi kinh doanh để làm giàu là không hề nhỏ. Và vì có lẽ tôi cũng có thể rơi vào tính thế này, nên hôm nay sẽ bàn bạc một chút và xem xét nó cặn kẽ hơn.

Trước tiên là định nghĩa “phú” — sự giàu có là như thế nào? Cái này thì tùy mỗi người nhưng tôi tạm đề xuất giàu có chính là có đủ tiền để mua đa số thứ mà mình mong muốn và không phải lo nghĩ về chuyện tiền nong cơm áo gạo tiền nữa. Ví dụ như cá nhân tôi thì thiết nghĩ chỉ cần số tiền tiết kiệm khoảng 10 tỷ động, cộng thu nhập thụ động hàng tháng khoảng 30 triệu đồng thì đã có thể gọi là “phú” rồi. Tất nhiên số này không thể đem so với các đại gia, nhưng cơ bản là đủ đáp ứng cuộc sống của tôi và không còn phải lo nghĩ chuyện tiền nong nữa. Sẽ có bạn cần nhiều hơn, và cũng có bạn sẽ cần ít hơn. Bạn cần bao nhiêu? Hãy viết ra giấy thử.

Tôi có thể nghĩ đến chuyện kinh doanh để có được khoản tiền đó. Nhưng nhìn lại xung quanh mình, có nhiều anh chị đàn anh đi trước cũng có được cuộc sống sung túc mà họ đâu cần phải đích thân mở doanh nghiệp kinh doanh. Ví dụ một anh thu nhập 100 triệu/tháng với vị trí cấp cao trong một công ty công nghệ. Không tiêu pha quá lố thì mỗi năm anh cũng tiết kiệm được 1 tỷ đồng, sau 10 năm anh đã có 10 tỷ đồng. Đó là chưa kể với số tiền kiếm được hàng tháng, anh hoàn toàn có thể đem đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, hoặc nhàn nhất thì gửi ngân hàng thì cũng có thêm tiền lãi. Nên chắc chắn dưới 10 năm anh sẽ có trên 10 tỷ đồng.

Tôi không biết thu nhập thực tế của những người xung quanh mình như thế nào, nhưng có thể dựa vào các báo tiền lương thì thấy rằng các vị trí cấp cao và trung ở Việt Nam hiện tại có thu nhập rất tốt. Nêú mục tiêu của bạn thấp hơn một chút, thì lại càng dễ để đạt được.

Hay một ví dụ:

Ta dễ thấy là đạt đết các vị trí quản lý cấp trung và tiến dần lên cao là có thể đạt được mức lương đủ để "phú" rồi. Cũng nhắc lại là tùy thuộc vào mục tiêu "phú" của mỗi người là thế nào, thì thu nhập mỗi tháng sẽ ít hay nhiều mới đạt được "phú" đó.

Nên đến đây tôi có thể nói là kinh doanh không phải là con đường duy nhất để giàu có. Một người bình thường có thể cố gắng hết sức ở vị trí của mình và thăng tiến từ từ hoàn toàn có thể đạt được mức thu nhập cao và ổn định, đủ để tích lũy cho sự giàu có. Tất nhiên nó sẽ không nhanh như các câu chuyện kinh doanh thành công trên báo chí, nhưng cũng ít rủi ro hơn nhiều. Chắc bạn cũng biết rằng cứ 10 doanh nghiệp thì đến 7 cái làm ăn thua lỗ, và chính người chủ là người mất tiền ấy chứ.

Chốt lại bài này, tôi không hề có ý phản đối việc kinh doanh, mà đằng khác tin rằng kinh doanh chính là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Nhưng tôi muốn chia sẻ rằng kinh doanh không phải là con đường duy nhất đến thành công và giàu có. Không phải ai cũng có thể kinh doanh giỏi, nó cần rất nhiều kỹ năng và một chút thiên bẩm. Nên nếu bạn thấy kinh doanh không hợp, thì cũng chẳng sao cả, bạn hoàn toàn có thể làm giàu từ công việc hiện tại của mình bằng cách cố gắng và cống hiến hết sức mình. Nếu bạn là một kế toán xuất sắc thì hãy tiếp tục phấn đấu, đừng vì tham vọng giàu có mà nghỉ việc để kinh doanh những thứ bạn chẳng có hứng thú, để rồi xã hội mất đi một kế toán giỏi, mà lại có thêm một ông chủ thua lỗ. ☺

Đương nhiên, nếu không có m (tức là không có thương mại) thì c v (công nghiệp) chỉ là giá trị dôi ra tiềm ẩn.

Đấy là công thức mà Các Mác đã nêu. Đã học Kinh tế Chính trị thì ai cũng hiểu điều này. Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ 18, Lê Quý Đôn người huyện Diên Hà, nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã nêu: “Phi công bất phú”.

Về sự chính xác của điểm này, Báo Nhân dân ra ngày Chủ nhật 13/11/1994 đã nhắc lại:

“Phi nông bất ổn

Phi công bất phú

Phi thương bất hoạt

Phi trí bất hưng”

Và Báo Nhân dân đã ghi đây là lời của Lê Quý Đôn.

Ở một nước nông nghiệp - nước văn minh lúa nước mà ba thế kỷ trước đã nêu “Phi công bất phú” thì tầm nhìn của các bậc tiền bối quả là siêu phàm.

Nhân đây, tôi cũng bàn thêm về cụm từ “tham quan” hay “thăm quan”? Khi đến một nơi nào để xem xét nhằm mở rộng hiểu biết.

Theo từ điển “Từ và Ngữ Hán - Việt” của GS Nguyễn Lân do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa xuất bản năm 2002 ghi “Tổ chức tham quan một di tích lịch sử” (Trang 630).

Từ điển “Việt - Hán thông dụng” của ba tác giả Lâm Hòa Chiếm, Lý Thị Xuân Các và Xuân Huy do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 1997 có dẫn: “Tham quan” có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là đến một nơi nào đó xem xét để mở rộng hiểu biết. Nghĩa thứ hai của từ “tham quan” là quan lại tham nhũng (trang 884).

Từ điển Trung - Việt do hai tác giả Vương Trúc Nhân và Lữ Thế Hoàng biên soạn và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2006 cũng ghi là “tham quan” (trang 75).

Tại sao lại nói phi thương bất phú?

PTO- Không biết từ bao giờ trong xã hội thi thoảng lại xuất hiện câu nói “phi thương bất phú”, nghĩa là không buôn bán thì không giàu. Đặc biệt gần đây một số người có địa vị trong xã hội khi giao giảng, đánh giá các vấn đề kinh tế xã hội cũng dùng thuật ngữ “Phi thương bất phú” như là một phương châm để chỉ đạo.

Phi thương bất hoạt là gì?

Nguồn gốc của nhận định trên có lẽ xuất phát từ câu "Phi nông bất ổn, Phi công bất phú, Phi thương bất hoạt, Phi trí bất hưng", tạm hiểu là "không có nông nghiệp thì đất nước không ổn định, không có công nghiệp thì đất nước không thể giàu, không có thương mại thì xã hội không hoạt động, không có trí thức thì đất nước ...

Phi công bất phú nghĩa là gì?

Rồi khi lớn lên, bố tôi lại dạy bảo: “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng, phi nông bất ổn” (tạm dịch nghĩa là: Không có công nghiệp thì không giàu, không phát triển thương nghiệp thì khó linh hoạt, thiếu tri thức thì khó hưng vượng, sản xuất nông nghiệp bị xem nhẹ thì không thể duy trì ổn định xã ...

Phi thương bất phú phi nông bắt bạn nghĩa là gì?

Người Việt Nam ta thường có câu “ phi thương bất phú, phi nông bất bần”, nghĩa là không buôn bán thì không thể giàu có được. Chính vì vậy, kinh doanh, buôn bán trở thành ngành nghề được rất nhiều người lựa chọn.