Ở sữa thức AN được tiêu hóa như thế nào

Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

Hành trình của thức ăn trong đường tiêu hóa

Thực phẩm mất khoảng 18 đến 48 giờ để đi qua toàn bộ đường tiêu hóa, thông qua một loạt các co thắt của các cơ đường tiêu hóa và được pha trộn với các enzyme tiêu hóa để phân giải thức ăn.

Miệng:

  • Là nơi thức ăn được nhai để phân cắt thức ăn thành những mảnh nhỏ và cũng là nơi mà quá trình tiêu hóa thật sự bắt đầu.

Răng:

  • Cắt, xé, nhai, nghiền thức ăn. Trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc răng sữa. Từ 6 tuổi trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Để hàm của trẻ hình thành và phát triển đúng, cần cho trẻ nhai thức ăn cứng khi trẻ mọc đủ răng. Khi ăn thức ăn cứng, trẻ sẽ nhai chậm, tạo điều kiện nước bọt có chứa men tiêu hóa được trộn đều với thức ăn. Ngoài ra xương hàm sẽ phát triển làm cho 2 hàm răng cắn khớp vào nhau tốt.

Lưỡi:

  • Di chuyển thức ăn đến các loại răng khác nhau, trộn thức ăn với nước bọt sau đó cuộn thức ăn hướng về phía cổ họng khi chúng ta đã sẵn sàng để nuốt; Lưỡi tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ; đặc điểm này làm cho trẻ mút có hiệu quả hơn.

Tuyến nước bọt:

  • Tăng tiết ngay từ khi thức ăn được đưa vào hoặc trước đó qua mùi, hình ảnh của thức ăn, nước bọt làm ẩm thực phẩm và chứa enzyme amylase để bắt đầu quá trình tiêu hóa tinh bột. Tuyến nước bọt của trẻ đến tháng thứ 3 - 4 mới phát triển hoàn thiện. Đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ tiết ra nhiều do có sự kích thích của mầm răng. Cần đặc biệt chú ý vệ sinh khoang miệng cho bé.

Họng:

  • Để nuốt thức ăn. Thức ăn được nhai và trộn lẫn với nước bọt trở nên mềm, nhão, lưỡi sẽ đẩy thức ăn ra phía sau miệng để vào họng. Đây là hành động do sự điều khiển theo ý muốn, vì vậy những trẻ biếng ăn, ngậm thường tắc nghẽn ở bước này! Khi thức ăn đi vào họng thì quá trình nuốt trở thành một phản xạ tự động và không thể dừng lại được. Khi đó lưỡi gà sẽ gập lại để che kín với đường thở, giúp ngăn không cho thức ăn đi vào đường thở.
  • Nếu trẻ cười hay nói trong khi ăn hoặc uống làm nắp thanh quản không đóng lại kịp thời được, thức ăn hoặc nước sẽ chạy lên mũi hoặc đi vào đường thở gây ho, sặc rất nguy hiểm.

Thực quản:

  • Là một ống cơ dẫn từ miệng đến dạ dày, dài khoảng 25 cm. Khi thức ăn đi vào, các cơ trơn ở thành thực quản sẽ thay phiên nhau co – dãn để tạo ra những chuyển động dạng sóng [hay còn gọi là nhu động], đẩy thức ăn đi sâu xuống dần phía dưới, bất kể tư thế của cơ thể dù là đang ngồi, đang nằm hoặc đang lộn ngược. Tính theo chiều dài cơ thể, thì thực quản của trẻ em dài nhưng mỏng hơn người lớn. Cơ thắt dưới thực quản của trẻ chưa hoàn thiện, thường xuyên mở ra, vì thế trẻ dễ bị nôn trớ.

Dạ dày:

  • Là nơi lưu trữ, nhào trộn và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày tiết ra dịch vị [do tuyến vị trong dạ dày tiết ra] bao gồm các thành phần như enzyme pepsin lipase và axit clohydric [HCl] giúp tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2,5 giờ, sữa bò là 3-4 giờ. Dịch tiêu hóa ở trẻ ít hơn người lớn, lượng bài tiết tăng dần theo tuổi. Do đó trẻ dễ có hiện tượng bị nôn trớ sau khi ăn. Những trẻ sơ sinh có tình trạng co thắt môn vị sẽ gây nôn nhiều.

Ruột non:

  • Quá trình tiêu hóa tại ruột non tiêu hóa được 80% chất đạm, tinh bột và chất béo. Độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể, ở người lớn gấp 4-5 lần. Do thành ruột ở trẻ mỏng, nếu đường tiêu hóa bị nhiễm trùng thì chất độc dễ xâm nhập vào máu, gây ngộ độc. Ruột già: • Ruột già của trẻ di động, gắn kết kém với với thành sau bụng nên vị trí ruột thừa không cố định, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em khó hơn người lớn. Trực tràng tương đối dài, niêm mạc lỏng lẻo, do đó khi bị lỵ, ho gà dễ bị sa xuống.

Các bài viết hữu ích khác

Vi khuẩn đường ruột và phân của trẻ

Tìm hiểu thêm >>

Dấu hiệu nhận biết trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hay trục trặc?

Tìm hiểu thêm >>

Các bệnh thường gây cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh

Tìm hiểu thêm >>

Trẻ bị nôn trớ sinh lý có quá lo ngại không?

Tìm hiểu thêm >>

1. Diễn biến quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra như thế nào?

Trước khi biết được đáp án của câu hỏi thông thường thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu hay thức ăn tiêu hóa trong bao lâu, bạn hãy tìm hiểu xem quá trình tiêu hóa ở người diễn ra như thế nào.

Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, nước bọt sẽ được tiết ra nhằm giúp làm mềm thức ăn, miệng bắt đầu nhai để xé nhỏ thức ăn. Lúc ấy, các enzym tiêu hóa nằm trong nước bọt sẽ kích hoạt quá trình chuyển hóa tinh bột trong thực phẩm. Sau khi thức ăn đã được nhai và trải qua quá trình tiêu hóa tinh bột sẽ được đưa xuống dạ dày dưới dạng bột nhuyễn theo đường từ thực quản xuống với hành động nuốt.

Khi đã xuống dạ dày, thức ăn sẽ được trộn và dạ dày sẽ căng ra, co bóp. Khi ấy, dịch vị dạ dày và thức ăn sẽ trộn lẫn vào nhau, quá trình phân rã những phân tử protein trong thức ăn bắt đầu trước khi chúng được chuyển xuống ruột non và ruột già. Tại ruột non, những chất béo, protein còn dư thừa trong thức ăn sau quá trình diễn ra ở dạ dày sẽ được tiếp tục hấp thụ nốt. Cuối cùng, khi thức ăn chỉ còn một ít nước thì được chuyển xuống ruột già và bị nén lại thành những chân bã rồi bài tiết ra ngoài cơ thể tạo thành phân.

Thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày có ảnh hưởng lên cách hoạt động của hệ tiêu hóa.

  • ​Những tư thế yoga chăm sóc hệ tiêu hóa trong dịp tết
  • ​Chăm sóc tốt hệ tiêu hóa giúp bé phát triển toàn diện
  • Trẻ thông minh hơn nhờ hệ tiêu hóa khỏe

Ảnh minh họa. Nguồn: br.freepik.com

Bạn có biết một số loại thực phẩm đồ uống có thể có lợi cho tiêu hóa? Trước khi cơ thể bạn có thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm thì chúng cần phải được cắt ra thành những phần nhỏ hơn mà cơ thể bạn có thể hấp thụ được. Hệ tiêu hóa giúp cơ thể bạn thực hiện quá trình đó. Hơn nữa, thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày có ảnh hưởng lên cách hoạt động của hệ tiêu hóa.

Kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bao gồm tất cả những bộ phận giúp chúng ta nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn. Những chất dinh dưỡng như carbohydrate [tinh bột hoặc đường], chất béo, protein [chất đạm], vitamin và khoáng chất được cắt nhỏ ra và hấp thụ vào trong máu bởi các hoạt động của miệng, dạ dày, ruột và các nội tạng khác trong đường tiêu hóa. Cơ thể sử dụng những chất dinh dưỡng đó để hình thành và nuôi dưỡng tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Khi cơ thể bị căng thẳng, những khó khăn trong đường tiêu hóa có thể xảy ra. Có nhiều yếu tố như là ăn kiêng không đúng cách, đi du lịch, hormone bị biến đổi và những tác dụng phụ của thuốc hoặc là những vấn đề sức khỏe khác gây nên sự căng thẳng đó. Tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giải quyết những vấn đề này và phát triển tốt sự tiêu hóa.

Chất xơ và chất lỏng

Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp loại bỏ các sản phẩm phụ không được sử dụng hoặc không mong muốn qua đường tiêu hóa. Chất xơ thực chất là "cây chổi tự nhiên" giúp bên trong cơ thể chúng ta được sạch sẽ.

Chất xơ không hòa tan thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm từ thực vật. Loại chất xơ này có trong trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt mà cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa hay hấp thụ. Loại còn lại là chất xơ hòa tan, nó giúp quá trình tiêu hóa chậm lại do hấp thu nhiều nước hơn. Loại chất xơ này được tìm thấy trong các loại đậu và được sử dụng bởi các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa để tăng số lượng lợi khuẩn cũng như hoạt động của chúng, Loại này còn giúp sản sinh ra các chất hỗ trợ tiêu hóa khác như là axit béo chuỗi ngắn.

Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng được quan tâm trong chế độ ăn uống của người Mỹ do hầu hết họ không đáp ứng được hàm lượng khuyến cáo. Phụ nữ từ 14 đến 50 tuổi nên ăn tối thiểu 25 gram chất xơ mỗi ngày trong khi đối với nam giới thì là 38 gram.

Chất xơ giúp bạn tránh bị triệu chứng của đầy bụng và khó tiêu. Ngoài ra nó còn giúp điều hòa việc đi ngoài cũng như cân nặng, lượng đường trong máu và nồng độ cholesterol.

Chất lỏng hoạt động cùng với chất xơ để di chuyển thức ăn trong đường ruột. Một chế độ ăn uống có nhiều trái cây và rau củ, tức là có nhiều chất xơ và nước, có thể giúp cho phân mềm và thải phân ra ngoài tốt hơn.

Nguồn thực phẩm có chất xơ

Những sản phẩm nguyên hạt giàu chất xơ, các quả hạch, các loại đậu, trái cây và rau củ là những nguồn cung cấp nhiều chất xơ. Rất nhiều loại ngũ cốc dùng cho bữa sáng có tối thiểu 3 gram chất xơ; trái cây và rau củ thường chứa nhiều hơn 3 gram. Các loại đậu có từ 6 đến 15 gram chất xơ cho mỗi phần ăn.

Nhiều thực phẩm đồ uống như sữa chua, ngũ cốc hay các thanh dưỡng chất có thể được tăng cường hàm lượng chất xơ để tăng lượng hấp thụ cho cơ thể theo khuyến cáo. Những thực phẩm này nên là một phần của chế độ ăn uống cân bằng bên cạnh trái cây và rau củ.

Thêm nhiều chất xơ mỗi ngày

- Một đĩa thức ăn thì nên có trái cây nửa đĩa. Nửa đĩa còn lại thì cho các loại thịt và nguyên hạt;

- Ăn salad với thịt và ăn trái cây cho món tráng miệng;

- Thêm rau luộc và đậu vào canh, món hầm hay mì sợi;

- Tăng lượng chất xơ vào buổi sáng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt cùng với trái cây như dâu, việt quất hay những lát đào;

- Trái cây tươi, rau củ thái lát, bỏng ngô và các loại quả hạch là những thức ăn nhẹ ít chất béo và giàu chất xơ.

Tăng lượng probiotic [lợi khuẩn có trong sữa chua, có lợi cho đường ruột]

Hàng tỉ tỉ vi khuẩn tự nhiên có trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Sức khỏe của hệ tiêu hóa có được nhờ sự cân bằng của vi khuẩn giúp cơ thể cắt nhỏ và tiêu hóa chất dinh dưỡng cũng như củng cố tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng quát.

Lợi khuẩn probiotic là một thể sống mà khi được ăn vào với số lượng vừa phải có thể có những lợi ích nhất định. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm và đồ uống hay các chế phẩm bổ sung chứa nhiều loại probiotic khác nhau, thường được gọi là lợi khuẩn, giúp duy trì hệ tiêu hóa tốt. Probiotic có trong nhiều loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mát và kefir [còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir, là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vào vi khuẩn lactic vừa được lên men từ rượu, rất giàu enzim và các vi khuẩn có lợi khác]. Cất giữ probiotic trong tủ lạnh hoặc nơi tối và nhiệt độ thấp để duy trì hiệu quả.

Không phải tất cả những vi khuẩn probiotic là giống nhau, hiệu quả tùy thuộc vào giống loài vi khuẩn. Một vài loài probiotic có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa trong khi một số loài khác thì có thể giúp ích cho hệ miễn dịch. Nghiên cứu vẫn tiếp tục phát triển để tìm ra những loài probiotic giúp duy trì tối ưu nhất hệ tiêu hóa.

Những loài probiotic khác nhau cần số lượng khác nhau để đạt được hiệu quả. Hầu hết các nghiên cứu phát hiện rằng lợi ích sức khỏe thu được khi sử dụng probiotic ở mức 100 triệu [108] cfu [colony-forming unit, đơn vị khuẩn lạc] hằng ngày. Một số người có thể cần lượng nhiều hơn để đạt hiệu quả, hãy tham khảo với bác sĩ để giúp bạn tìm ra thực phẩm và chế phẩm bổ sung giàu probiotic phù hợp với bạn.

10 mẹo cho một hệ tiêu hóa tốt

- Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Đa dạng trong việc lựa chọn thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm, đặc biệt là trái cây giàu chất xơ, rau củ và các loại hạt cũng như sữa chua và các loại nước uống.

- Hình thành thói quen ăn uống điều độ. Ăn đúng bữa sẽ giúp hỗ trợ việc đi ngoài đều đặn.

- Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa. Ăn 4-5 bữa một ngày thay cho 2-3 bữa ăn lớn.

- Nhai kỹ. Sự tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Hãy nhai thật kỹ. Nhai giúp nghiền nhỏ thức ăn.

- Nhớ bổ sung nước trong bữa ăn. Chất lỏng giúp di chuyển các chất rắn đi vào hệ tiêu hóa tốt hơn.

- Rau củ và trái cây nên chiếm một nửa đĩa thức ăn. Trái cây và rau củ giàu chất xơ có thể cung cấp prebiotic hỗ trợ cho sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.

- Ăn sữa chua hoặc kefir mỗi ngày. Hai loại thực phẩm này cung cấp probiotic giúp tăng cường hệ tiêu hóa.

- Nghỉ ngơi sau khi ăn. Hãy để cho cơ thể một ít thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi hoạt động trở lại.

- Tránh ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều thức ăn sẽ là gánh nặng đối với hệ tiêu hóa.

- Vận động. Nên chú ý đến những hoạt động thể chất để giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Thậm chí những hoạt động chậm như là co duỗi và đi bộ cũng có hiệu quả.

Prebiotic là gì?

Thành phần thực phẩm giúp vi khuẩn probiotic tồn tại và hoạt động được gọi là prebiotic. Một vài loại prebiotic có tự nhiên trong thực phẩm như tỏi tây, măng tây, rau diếp xoăn, củ tỏi, atisô, hành tây, lúa mì, yến mạch và đậu nành trong khi các sản phẩm thực phẩm khác như sữa chua, ngũ cốc, bánh mì, bánh quy hay các chế phẩm bổ sung khác thì được bổ sung prebiotic. Probiotic và prebiotic có thể cùng nhau tạo nên một môi trường thân thiện để hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa tổng quát./.

Video liên quan

Chủ Đề