Nóng mặt nóng tai là bệnh gì

Chứng nóng mặt bốc hỏa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp nhất là ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh do nội tiết tố. Vậy cần phải làm gì khi bị nóng mặt bốc hỏa?

Chứng nóng mặt bốc hỏa

Người bị “bốc hỏa” cảm thấy người nóng ran, cái nóng truyền lên mặt làm mặt đỏ gay.

Bênh cạnh đó, có nhiều trường hợp đi kèm với các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, đổ mồ hôi.

Có nhiều nguyên nhân làm nóng mặt nên bác sĩ thường hỏi kỹ bệnh nhân bị nóng mặt trong trường hợp như thế nào để xác định nguyên nhân và chữa bệnh.

Phải làm gì khi bị nóng mặt bốc hỏa?

Khi cảm thấy cơn nóng mặt sắp tới, bệnh nhân cần tìm một nơi thoáng mát, tĩnh để nằm nghỉ, đầu hơi thấp hơn chân (không gối), đặt một khăn tẩm nước mát lên mặt.

Không cần uống thuốc gì, chỉ cần giúp hạ thân nhiệt. Cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa tới bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:

  • Nếu bệnh nhân là trẻ em hay người già bị say nắng;
  • Nếu bệnh nhân thấy người rất khó chịu, rất chóng mặt;
  • Các trường hợp bị sốt cao thường có triệu chứng nóng mặt, mặt đỏ, người run và đổ mồ hôi;
  • Người ra nhiều mồ hôi, khó thở vì dị ứng;
  • Nếu bệnh nhân là phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh (trên 45 tuổi, có kinh nguyệt không đều hoặc vừa thôi không có kinh). Bác sĩ sẽ chú ý điều trì những rối loạn ở thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Nếu bệnh nhân là phụ nữ trẻ thì hiện tượng này thường dễ qua khỏi vì đây có thể là chứng rối loạn thần kinh nhẹ thường kèm theo cảm giác hồi hộp, lo sợ và chóng mặt.

Nóng mặt nóng tai là bệnh gì

Bị nóng mặt, bốc hỏa cần phải nghỉ ngơi và hạ thân nhiệt

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh nhân theo hướng bệnh đã được xác định. Chỉ có một số ít trường hợp liên quan tới bệnh cường tuyến giáp hoặc có khối u trong ruột tiết dịch quá nhiều.

Cơ thể nóng ran hay người nóng bừng nhưng không sốt là một biểu hiện có thể gặp phải trên lâm sàng thực tế. Mặc dù, tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay lúc đó, nhưng lại là tiềm ẩn của bệnh lý cần được tìm hiểu và phát hiện sớm.

1. Cảm giác nóng ran trong người là như thế nào?

Cơ thể nóng ran lên đột ngột là tình trạng một số bộ phận trên cơ thể nóng bừng lên, chủ yếu là vùng mặt, cổ và ngực của người bệnh. Thông thường, da lúc này sẽ đỏ bừng, kèm theo đó có thể là triệu chứng đổ mồ hôi hay ớn lạnh. Ngoài ra, khi cảm giác nóng ran trong người xuất hiện thì trên mặt sẽ xuất hiện những vết đỏ loang lổ, sau đó. Tình trạng này có thể diễn ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần có thể kéo dài khoảng vài phút và có xu hướng xuất hiện nhiều vào ban đêm. Tình trạng bất thường này có thể tự động khỏi sau khoảng 4 – 5 năm xảy ra.

Không sốt nhưng nóng người được cho là có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là liên quan đến hormone trong thời kỳ mãn kinh gây ra. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng bất thường này đó là:

  • Sự thay đổi bất thường ở vùng hạ đồi của não bộ (trung tâm điều nhiệt chính của cơ thể người).
  • Các loại thuốc như Raloxifene trong điều trị bệnh lý loãng xương, Tamoxifen chữa ung thư vú cũng có tác dụng phụ là nóng người.
  • Một số ít trường hợp sau khi sử dụng thuốc giảm đau Tramadol cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Các loại thực phẩm, gia vị cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra tình trạng nóng trong người, như ớt là một loại gia vị kinh điển gây ra tình trạng này, hay rượu cũng làm cho mạch máu và thần kinh giãn ra, từ đó cũng gây nên triệu chứng nóng bừng trong người.
  • Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến đó là stress. Khi cơ thể gặp phải một sự căng thẳng trong cuộc sống thì hormone như Epinephrine và Norepinephrine sẽ được tiết ra, làm lưu lượng tuần hoàn tăng lên gây nóng bừng cơ thể.

Tương tự với những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thì nam giới cũng có khả năng mắc phải chứng bốc hỏa này, tuy nhiên nguyên nhân nóng trong người ở nam giới ngoài vấn đề căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc thì có thể đến từ một số bệnh lý khác như bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, , ung thư tiền liệt tuyến cũng gây nên tình trạng nóng trong người ở nam giới.

Nóng mặt nóng tai là bệnh gì

Không sốt nhưng nóng người được cho là có rất nhiều nguyên nhân gây ra

Dù là nam hay nữ thì những yếu tố nguy cơ sau cũng sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh, đó là:

  • Hút thuốc lá;
  • Tăng cân, béo phì;
  • Không hoạt động, luyện tập thể dục;
  • Người có chủng tộc Mỹ gốc Phi, Châu Âu.

Để điều trị tình trạng cơ thể nóng ran một cách đột ngột này thì có thể áp dụng các phương pháp như sau:

  • : Đối với nữ giới thì hormone được sử dụng để điều trị đó là Estrogen và Progesteron. Tuy nhiên, cần có những lưu ý và tư vấn cụ thể hơn với những người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung, có vấn đề về đông máu hay mắc phải bệnh ung thư vú.
  • Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này có thể là Venlafaxine, Paroxetine được dùng để thay thế cho phương pháp hormone trong trường hợp không thể áp dụng được, tuy nhiên hiệu quả sẽ không tối ưu.

Cơ thể nóng ran là tình trạng có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, không nguy hiểm tính mạng nhưng lại khiến người bệnh vô cùng lo lắng và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Vì vậy, cần đến bệnh viện để được khám, tìm ra nguyên nhân khiến cho người nóng bừng nhưng không sốt để điều trị hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.