Nội dung của tác phẩm văn học là gì năm 2024

Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện nội dung của tác phẩm văn học. Nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong việc phân biệt đề tài và chủ đề của một tác phẩm văn học. Thấu hiểu được điều đó, Chuyến tàu Văn học sẽ chia sẻ kiến thức về vấn đề đề tài và chủ đề trong một tác phẩm văn học. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn không còn thấy lúng túng, mông lung trong việc phân biệt đề tài và chủ đề.

1. Đề tài

- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.

+ Ví dụ 1: Đề tài của “Thép đã tôi thế đấy” là cuộc sống anh hùng của một thế hệ thanh niên Xô Viết những năm sau cách mạng tháng Mười.

+ Ví dụ 2: Đề tài trong tiểu thuyết “Vụ án” của Kafka nói về số phận phi lí của con người trong xã hội quyền lực

- Tìm hiểu đề tài chính là cơ sở, định hướng quan trọng trong việc tìm hiểu hình tượng, phân tích hình tượng văn học. Đồng thời, tìm hiểu đề tài trong sáng tác của nhiều nhà văn thuộc một trào lưu văn học sẽ giúp ta thấy được phong cách nghệ thuật, đặc điểm nghệ thuật của trào lưu đó.

2. Chủ đề

- Trước hết, khái niệm chủ đề chỉ một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm của nhà văn.

+ Ví dụ 1: Nét tư tưởng thương thân, thương tài, oán tạo hóa… lặp đi lặp lại trong “Truyện Kiều”

+ Ví dụ 2: Chủ đề cái đói, chết mòn thể xác và tinh thần, sự ích kỉ, tính nhỏ nhen, tác động của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao.

- Thứ hai, từ các chủ đề trên mà hình thành vấn đề cơ bản của tác phẩm, phương diện chính yếu của đề tài. Hiểu một cách đơn giản, chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu được nhà văn đặt ra trong tác phẩm.

+Ví dụ: Tố Hữu đã quan tâm tới đề tài và cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam, nung nấu chủ đề: “dù kẻ địch hung ác đến mấy, dân tộc ta không chết, đồng bào miền Nam ta vẫn sống, vẫn là người chiến thắng.

Trong truyện ngắn “Chí phèo”, nhà văn Nam Cao khai thác:

+ Đề tài số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

+ Chủ đề là bi kịch bị lưu manh hóa của người nông dân và khát vọng hoàn lương của họ.

3. Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề

- Đề tài là cơ sở để triển khai chủ đề. Ví dụ từ đề tài người nông dân, nhà văn đặt ra vấn đề gì? Từ đề tài người kĩ nữ, anh viết về chủ đề nào?

- Cùng viết về đề tài nhưng mỗi nhà văn với vốn sống vốn văn hóa, lập trường tư tưởng khác nhau… sẽ có những cách triển khai chủ đề khác nhau

+ Ví dụ: Cùng viết về kỹ nữ, nhưng Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Tố Hữu, mỗi người có một cách nhìn riêng, một cách nói riêng. Bằng khúc "Tỳ Bà Hành", thi sĩ họ Bạch cất lên tiếng nói xót thương đầy cảm thông cho người phụ nữ tài sắc và cũng thể hiện nỗi đau trong chính số phận long đong, lận đận của mình. Tiếng hát của người kỹ nữ cất lên giữa đêm trăng cô vắng làm thức dậy bao nỗi niềm của chàng Tư mã áo xanh. Nỗi xót thương ấy, nỗi đau khổ ấy vẫn gặp trong văn học cổ điển. Thấm thía mà nhẹ nhàng, nỗi sầu muốn lan ra cùng cảnh vật:

"Bến Tầm Dương đêm khuya đưa khách

Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu"

Ở một hồn thơ cuồng nhiệt như Xuân Diệu, hình ảnh người kỹ nữ không đau xót một cách ngậm ngủi nàng như run lên vì đau khổ và giá lạnh.

"Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo

Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da"

Nếu như Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Xuân Diệu yêu thương mà vẫn bất lực, vẫn chỉ biết đau đời cất lên tiếng kêu tuyệt vọng với con tạo hay đánh ghen với khách má hồng, thì Tố Hữu lại đem đến cho chúng ta một niềm lạc quan, tin tưởng. Từ trong hiện tại còn bao nhục nhã, xót xa, thi sĩ đã hướng tới ngày mai, một ngày mai tươi sáng. Nhà thơ khẳng định cuộc đời đau khổ của người kĩ nữ kia sẽ đổi thay:

"Ngày mai bao lớp đời dơ

Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay"

Bất cứ tác phẩm nào cũng có hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau đó là nội dung và nghệ thuật . A- Nội dung là gì ? Nội là trong , dung là chứa ; Nội dung là cái chứa bên trong của tac phẩm . Đối với các tác phẩm tự sự nội dung là cốt truyện , là những vấn đề nào đó của xã hội nhân sinh .là bức tranh của cuộc đời thường là tình yêu đôi lứa trong học tâp ,lao động và chiến đấu .v.v…cùng với những diễn biến tâm lý ,...

Chủ đề:

  • ngữ văn lớp
  • tài liệu văn lớp
  • văn học việt nam
  • ngữ văn trung học
  • giáo án văn lớp

Nội dung Text: Khái niệm về nội dung và nghệ thật trong tác phẩm

  1. Khái niệm về nội dung và nghệ thật trong tác phẩm Bất cứ tác phẩm nào cũng có hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau đó là nội dung và nghệ thuật . A- Nội dung là gì ? Nội là trong , dung là chứa ; Nội dung là cái chứa bên trong của tac phẩm . Đối với các tác phẩm tự sự nội dung là cốt truyện , là những vấn đề nào đó của xã hội nhân sinh .là bức tranh của cuộc đời thường là tình yêu đôi lứa trong học tâp ,lao động và chiến đấu .v.v…cùng với những diễn biến tâm lý , những tình tiết éo le , uẩn khúc của nhân vật chính diện cũng như phản diện . Chẳng hạ n “Tắt đen” đề cập đến số phận người nông dân nghèo xơ xác trong xã hội thực dân nửa phong kiến bị cảnh sưu cao thuế nặng bóc lột và đánh đập dã man ,tù tội v.v…Truyện “Người con gái Nam Xương” kể về người phụ nữ xinh đẹp nết na thờ mẹ nuôi con khắc khoải chờ chồng . Nhưng lại bị ruồng rẫy chưởi mắng xua đuổi phải tìm đến cái chết để minh oan . Đằng sau những vấn đề được phản ánh đó là nội dung tư tưởng ,là sự phê phán xã hội ,là ca ngợ i phẩ m chất tốt đẹp của con người , đó là niềm mơ ước vượt lên trên số phận v.v…
  2. Đối với các thể thơ : như miêu tả , tự sự , trữ tình , trào phúng . Nội dung thường là miêu tả cảnh trí thiên nhiên , cảnh sắc bốn mùa , gửi gắ m tâm sự khi miêu tả : tả cảnh , tả cảnh ngụ tình , tả vật , tả người vói sắc đẹp , tài năng , chia ly , đưa tiễn ,cảnh gặp gỡ hẹn hò , tình đồng đội , đồng chí , tình yêu quê hương đất nước , tinh thần lạc quan trong chiế đấu và xây dựng . Chẳng hạ n qua miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều Nguyễn du đã gửi gắm tư tưởng định mệnh vào trong đó . Hay để thể hiện nỗi nhớ quê hương nhà thơ Hữu Loan đã mượn hình ảnh cô bạn học trò đẻ gửi vào trong đó : Nhớ những chiều xưa Tóc nàng buông xoã Hai đứa tôi học chung trường xã Trống tan rồi ôm sách vở cho nhau Dưới trời tầm tã Con đê dài mưa ướt cả đầu xanh . B -Nghệ thuật là gì ? Là cách thức làm một việc gì theo một nguyên tắc ,khéo léo khêu gợi được cảm giác khiến người ta phải xúc cảm , rung động về cái hay cái đẹp của nó . Đẻ diễn đạt nội dung nhà văn ,nhà thơ tất yếu phải dùng nghệ thuật , là cái hình thức bên ngoài .Nghệ thuật gồm các vận đề sau :
  3. 1- từ ngữ : từ ngữ là yếu tố quan trọng cần thiết để xây dựng tác phẩm .Từ dùng trong tác phẩm , đã chọn lọc chưa hay dễ dại quá , giản dị tự nhiên hay cầu kỳ khó hiểu , dật vị trí đó có thích hơp hay không ? có sử dụng từ cổ , từ địa phương không ? Tìm hiểu đó là loại từ gì , gợi hình gợi cảm , gợi màu sắc , âm thanh , từ láy từ mạnh , tượng trưng , cụ thể v.v… 2- Biện pháp tu từ :Tìm trong tác phẩm sắp phân tích có những phép tu từ nào ? so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ , nói quá , điệp từ điệp ngữ , đảo ngữ v.v… 3- Câu văn , lời văn , bố cục diễn đạt :Câu dài câu ngắn , câu xen kẽ , câu đặc biệt , caaucamr câu kể .Câu văn có đẽo gọt hay luộ m thuộm . Có vận dụng các thành ngữ tục ngữ ,.. các dấu đi kèm biểu hiện nội dung hay hình thái , cách ngắt câu ngắt nhịp tạo nhạc cách bố cục v.v… 4- Thể loại : Văn xuôi , văn vàn ,miêu tả kể chuyện , chính luận . THơ tự sự hay trữ tình . thơ lục bát , song thất lục bát , thơ đường hay tự do v.v… 5- Giọng điệu , nhịp điệu : Vui hay buồn , tha thiết hùng hồn hay bi ai phận uất , đơn điệu hay phong phú ,lên bổng xuống trầm hay đều đều gây hưng phấn . Nhịp thơ khoan thai hay dồn dập , buông lơi hay hối hả . Nhip thơ 2/2 hay 2/4 , 3/3, 4/4 v.v…

Nội dung chính của văn bản là gì?

- Nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật, đặc biệt là hai yếu tố sau là cái đọng lại trong lòng người đọc sau khi đọc tác phẩm.

Thế nào là nội dung một tác phẩm nghệ thuật?

Nội dung của tác phẩm nghệ thuật là quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực thông qua tư tưởng và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật trong quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ. Như vậy, những yếu tố cấu thành nội dung của tác phẩm nghệ thuật là tư tưởng và chủ đề.

Nghĩa của tác phẩm văn học là gì?

Tác phẩm văn học là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng phương tiện là ngôn từ, hình tượng nghệ thuật để gửi gắm thông điệp về con người và cuộc đời.

Thế nào là nội dung và nghệ thuật?

Nghệ thuật là quá trình sáng tạo trong mọi hoạt động, nhằm tạo ra các sản phẩm mang giá trị to lớn về tư tưởng, tinh thần, nhân văn và thẩm mỹ. Những sản phẩm này có thể là vật thể hoặc phi vật thể, nhưng đều chứa đựng sự ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của con người và tinh thần của khán giả khi thưởng thức nghệ thuật.

Chủ Đề