Coi đồng tiền như bánh xe bò là gì năm 2024

Có lẽ hình ảnh xe bò di chuyển lộc cộc trên những nẻo đường quê mộc mạc đã lùi sâu vào dĩ vãng. Ngày trước thời buổi kinh tế nước nhà còn khó khăn, nông dân ViệtNamchúng ta thông minh nghĩ ra xe bò, dựa vào sức kéo của bò mà không phải lệ thuộc vào giá cả xăng dầu nay xuống ít mai tăng nhiều như ngày nay. Tuy tốc độ thì không thể nào so bì với động cơ máy nổ, diesel hiện đại, nhưng bò dẻo dai, chăm chỉ miệt mài làm việc theo sự điều khiển của con người. Khi mệt hoặc lúc giải lao, chỉ cần nạp thêm cho bò ít năng lượng – một vài nhúm cỏ, cọng rơm hoặc nước uống là đủ. Về mặt môi trường, xe bò là loại phương tiện thân thiện nhất nhì ngày đó vì cả một cổ xe hoạt động mà không thải ra một tí khói nào…

Xe bò được kéo bởi một con bò gọi là xe bò đơn, dạng này thường là kéo những nguyên vật liệu nhẹ như nông sản- thóc lúa, mì, bắp, khoai sắn, rơm, rạ v.v.

Xe bò được kéo bởi hai con bò gọi là xe bò đôi, thường loại này kéo những vật liệu nặng như gỗ, than, đất đá, v.v. Ngày đó, phổ biến nhất là người ta dùng xe bò đôi để kéo gỗ- việc khai thác gỗ ngày đó dường vẫn còn hợp pháp; gỗ khai thác dùng để làm nhà, bàn ghế, chất đốt [than, củi]. Việc kéo gỗ rất nặng nề, vì phần lớn là những thanh gỗ vừa khai thác- vừa dài, vừa nặng, người ta không chở một thanh [lóng] mà kết hợp một lúc nhiều lóng gỗ, nặng đến hàng tấn và dài đến cả mấy mét. Để tăng tốc, hoặc muốn đi nhanh hơn, vượt qua những đoạn dốc cao, chướng ngại vật, người lái xe bò thường dùng đót- làm bằng cây tre, hay trúc một đầu có gắn vật nhọn bằng đinh chích vào mông bò. Nhìn dáng bò đi vừa nặng nhọc, vất vả, thở phì phò thấy cũng thương…bò. Đường xá ngày đó thường là gồ ghề, ổ gà, ổ trâu, đặc biệt ổ voi nhiều vô số kể, những đoạn khá khá thì toàn là đá cục lởm chởm, do đó bánh xe bò được thiết kế khá là đặc biệt- bánh và căm bằng gỗ, mặt ngoài của bánh xe bò được niềng thêm một lớp thép tốt. Với cấu tạo như vậy, do đó có thể nói bánh xe bò là nồi đồng cối đá và rất phù hợp với hoàn cảnh lịch sử ngày đó.

Những thời điểm lịch sử như vậy đã qua lâu lắm rồi, hầu hết chúng ta dù yêu hay ghét cũng không mong muốn quay trở lại những giai đoạn cực khổ, vất vả đó. Tuy nhiên, có một điều thật lạ, hình ảnh bánh xe bò lại được tái hiện ngay ở cuộc sống đô thị hóa hiện đại ngày nay. Từ những quán cà phê bình dân, đến trang trí phong cảnh, sân vườn biệt thự, hay ngay cả bàn ghế trong nhà người ta cũng trang trí bằng bánh xe bò, hoặc hình ảnh cách điệu của bánh xe bò. Những người con trai, con gái cũng thích chụp ảnh với bánh xe bò, do vậy mới có danh hiệu Người đẹp bánh xe bò. Ngay cả với giới nghệ sỹ, như Sỹ Hoàng cũng trang trí nhà vườn của mình bằng bánh xe bò!

Chuyện bánh xe bò còn dài, xin chia sẻ với người đọc đến đây. Mời Quý vị độc giả xem thêm kỳ tới – Tôi làm thương mại điện tử với bánh xe bò.

- Thứ năm, 15/06/2023 07:00 [GMT+7]

Ông nhà thơ có tiếng than thở, trời mưa gió sấm chớp mà lão ấy gọi điện bảo phải đến nhậu, cái chính là đọc thơ cho nghe, mà về dúi vào tay có 500.000 đồng. Đúng là dạng “vắt cổ chày” ra nước. Cũng ông nổi tiếng là thâm canh thơ, có bài đăng cả chục báo khác nhau, kiếm khá tiền, nhưng luôn miệng nói về sứ mệnh cao cả của nghệ thuật thi ca. Nó hệt như nhà đạo diễn làm phim đồng cảm với cuộc sống dân quê, nhưng vợ đi chợ là đưa tiền ghi sổ kiểm soát từng đồng một, không cho một đồng biến đi mà không có lí do chính đáng.

Có ông nhà văn thì “tuần chay nào cũng có nước mắt”, la cà khắp nơi, nhưng lại chả bao giờ chịu móc ví. Ông bảo, tiền nong là ba thứ lặt vặt, nhỏ nhặt, nói đến nó đâm ngượng mồm. Viết mà nghĩ đến tiền thì còn sáng tác gì. Nó ngược hẳn với quan niệm của một nhà văn phương Tây từng nói thẳng, sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều nếu biết trước cuốn sách ông viết được trả công xứng đáng. Và nói đâu xa, như lớp nhà văn tiền bối ở ta như cây bút Vũ Trọng Phụng vì thúc ép mưu sinh đã tạo ra những tác phẩm xuất sắc. Người ta bảo rằng, ông viết nhiều đến mức, khi viết truyện nhiều kì đăng báo, sáng nào cũng hỏi xung quanh xem hôm trước mình viết đến đâu rồi để viết tiếp. Ai chả cần tiền để mưu sinh. Hồi nhỏ, đi học, nhớ mãi bài hát tiếng Anh về tiền có câu “Money is money” - Tiền là tiền. Đồng tiền không phải to như bánh xe bò, nhưng tuyệt nhiên không phải là cái để coi thường. Thực ra chả ai coi thường tiền cả. Một số văn nghệ sĩ ở ta chả khác gì nhân vật Nhạc Bất Quần trong truyện chưởng của Kim Dung, nói một đằng nghĩ một nẻo, chính là “ngụy quân tử”. Mồm luôn cao giọng tiền không là gì, nhưng lại tham lam, nhiều khi bất chấp cả đạo lí, tư cách, vơ vét đủ thứ, cốt để có nhiều tiền. Danh họa Nguyễn Sáng từng nói “Nếu không phải vì nghệ thuật, anh có rải tiền đầy đường tôi cũng giẫm lên mà đi. Còn vì nghệ thuật, tôi có thể nhặt từng đồng xu một để sống”. Còn bạn bảo: Chân tiểu nhân còn hơn ngụy quân tử!

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề