Nhung lỗi kho của người bị benh tam than năm 2024

(PLO)- Thời gian qua đã xảy ra không ít vụ việc người mắc bệnh tâm thần phạm tội gây ra những hậu quả hết sức đau lòng, khiến không ít người xót xa đồng thời đưa ra những ý kiến, giải pháp của mình để quản lý tốt hơn đối với những người này.

Mới đây nhất, PLO đưa tin về một vụ việc hết sức đau lòng ở TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam qua bài viết: “1 người tâm thần cầm cây sắt nhọn tấn công người khác tử vong”. Hiện công an đang tạm giữ hình sự đối với nghi phạm này để tiếp tục điều tra làm rõ. Qua khai thác ban đầu, công an xác định nghi phạm là người bị tâm thần.

Bình luận về sự việc, bạn đọc Nguyễn Tiến đau xót: “Lại tâm thần. Mấy người kiểu này sao không cho vào trại, cứ để tự do ngoài xã hội gây nguy hiểm cho người khác vậy”.

Còn bạn Lê Dung thì chia sẻ: “Những người bị tâm thần người thân nhiều khi không nỡ đưa vào trại tâm thần, cứ để sống chung với gia đình như vậy. Nhưng khi họ lên cơn bệnh thì hậu quả thật đau lòng”.

“Người tâm thần nên kiểm soát chặt cho yên ổn. Chỗ tôi có người bị tâm thần nửa đêm cứ hò hét rồi lấy đá ném sang các nhà khác, bị người khác bức xúc đánh mấy lần nhưng lần sau vẫn không chừa mà tiếp tục”, bạn đọc Xuân Tiến ý kiến.

Trong khi đó một số bạn đọc khác lại có cái nhìn nhẹ hàng hơn, họ cho rằng người bị tâm thần bản thân họ rất đáng thương, không ai mong muốn mình bị như vậy. Tuy nhiên, người nhà nên trông chừng cẩn thận để không làm hại đến người khác. Một bạn đọc chia sẻ: “Đứng vào hoàn cảnh gia đình họ mới hiểu được, không ai muốn người thân mình bị như vậy. Họ cũng muốn đưa vào trại tâm thần, hay cách ly nhưng mà không nỡ”.

Nhung lỗi kho của người bị benh tam than năm 2024
Người tâm thần gây án chết người ở tỉnh Quảng Nam đang bị công an tạm giữ. Ảnh: CTV

Trao đổi với PLO, luật sư Bùi Quốc Tuấn – Đoàn luật sư TP. HCM cho biết, bệnh tâm thần là một loại bệnh bao gồm nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau. Khi người mắc bệnh tâm thần phạm tội, tùy vào mức độ vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Về trách nhiệm hình sự

Thứ nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bệnh lý của người thực hiện hành vi phạm tội phải được một Hội đồng giám định pháp y về tâm thần do Bộ luật tố tụng Hình sự quy định tiến hành giám định, xác định và kết luận bằng một bản kết luận giám định pháp y tâm thần. Bản kết luận giám định là căn cứ để các cơ quan tố tụng xem xét trách nhiệm hình sự của họ.

Thứ hai, theo quy định của Luật hình sự, những người mắc bệnh tâm thần phạm tội vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của Hội đồng giám định y khoa kết luận rằng họ chỉ bị hạn chế năng lực hành vi, chứ không phải mất năng lực hành vi.

Trường hợp người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng khi bị kết án đã lâm vào tình trạng mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định tâm thần, tòa án có thể quyết định đưa người phạm tội vào một cơ sở điều trị để được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm dân sự

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trường hợp nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường

Theo các quy định trên thì khi người mắc bệnh tâm thần sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về người giám hộ của người thâm thần, người mất năng lực hành vi dân sự.

Những người mắc chứng rối loạn lo âu phản ứng với một số tình huống nhất định bằng sự sợ hãi và khiếp đảm, đi đôi với đó là lo âu và mất bình tĩnh được thể hiện qua cơ thể (như là đổ mồ hôi và thở dốc).

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu nếu như phản ứng của họ là không phù hợp với một số tình huống như: không thể kiểm soát phản ứng của mình; sự lo âu làm ảnh hưởng tới các hoạt động.

Các bệnh rối loạn lo âu bao gồm: Rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, hội chứng sợ xã hội cùng với các chứng ám ảnh sợ hãi khác.

Nhung lỗi kho của người bị benh tam than năm 2024

Những người mắc chứng rối loạn lo âu phản ứng với một số tình huống nhất định bằng sự sợ hãi và khiếp đảm. Ảnh minh họa.

Rối loạn cảm xúc

Còn được gọi là rối loạn khí sắc, là khi bạn có những cảm xúc dai dẳng như buồn bã hay vui vẻ quá mức, hoặc thay đổi liên tục từ quá độ vui vẻ tới buồn bã cùng cực. Các loại rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn lưỡng cực chu kỳ.

Rối loạn tâm thần

Các bệnh rối loạn tâm thần thường là sự méo mó trong suy nghĩ và nhận thức. Hai triệu chứng rõ nhất của rối loạn tâm thần là ảo giác – những trải nghiệm không có thật về hình ảnh và âm thanh, như nghe thấy giọng nói, và hoang tưởng – những niềm tin sai sự thật mà người bệnh nghĩ là thật, cho dù có bằng chứng ngược lại. Bệnh tâm thần phân liệt là một trong những chứng rối loạn tâm thần.

Rối loạn ăn uống

Các bệnh rối loạn ăn uống bao gồm những cảm xúc quá khích, những thái độ và hành vi liên quan tới ăn uống và cân nặng. Chứng biếng ăn tâm thần, chứng ăn ói và chứng ăn uống vô độ là những loại rối loạn ăn uống thường gặp nhất.

Rối loạn kiểm soát ham muốn và rối loạn nghiện ngập

Những người mắc chứng rối loạn kiểm soát ham muốn thường không thể cưỡng lại những suy nghĩ, ham muốn làm những việc có thể gây hại cho họ và người khác. Pyromania (thích đốt và xem những đám cháy), hội chứng ăn cắp vặt, nghiện cờ bạc là những ví dụ tiêu biểu cho các chứng rối loạn kiểm soát ham muốn. Các đồ uống có cồn và chất kích thích là những vật hay gây nghiện.

Thường những người nghiện sẽ bị cơn nghiện kiểm soát khiến cho mất đi nhận thức về trách nhiệm cùng với những mối quan hệ xung quanh.

Rối loạn nhân cách

Những người mắc các chứng rối loạn nhân cách sở hữu những tính cách cực đoan và cứng ngắc, dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến chính bản thân và các mối quan hệ xã hội (việc làm, trường học,…). Chưa hết, các hành vi và suy nghĩ của người bệnh sẽ khác biệt với phần còn lại của xã hội tới mức ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh hoạt của chính họ.

Các ví dụ bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách phân biệt và rối loạn nhân cách hoang tưởng.

Rối loạn do ám ảnh thúc đẩy (OCD)

Những người bị bệnh OCD luôn luôn nghe thấy những suy nghĩ hoặc bị thúc đẩy bởi nỗi sợ, khiến cho họ làm những hành vi hoặc các cưỡng bức nhất định. Một người luôn bị vi khuẩn ám ảnh nên rửa tay là một ví dụ.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

PTSD là một loại bệnh được phát sinh sau một sự kiện chấn thương hoặc ám ảnh như: bị tấn công tình dục hay hành hung; cái chết của một người thân; hay một thiên tai tự nhiên. Những người mắc PTSD thường có các ký ức rõ nét và lâu dài về sự kiện diễn ra, họ có xu hướng tê liệt về mặt cảm xúc.

Nhung lỗi kho của người bị benh tam than năm 2024

Những người bị bệnh tâm thần luôn luôn nghe thấy những suy nghĩ hoặc bị thúc đẩy bởi nỗi sợ, khiến cho họ làm những hành vi hoặc các cưỡng bức nhất định.

Các loại bệnh tâm thần khác ít được biết tới hơn bao gồm:

Hội chứng phản ứng với stress

Hội chứng phản ứng với stress xảy ra khi một người bắt đầu biểu hiện những triệu chứng về mặt tâm và vật lý. Các tác nhân có thể bao gồm thảm họa tự nhiên như động đất, lốc xoáy; các sự kiện chấn động như tai nạn hay khi được chẩn đoán 1 căn bệnh khó chữa; vấn đề cá nhân như ly dị, người thân mất đi, mất việc hoặc chất kích thích.

Hội chứng phản ứng với stress thường bắt đầu phát triển trong tầm 3 tháng sau khi diễn ra sự kiện và mất đi khoảng 6 tháng sau khi các tác nhân dừng lại hoặc được loại bỏ.

Rối loạn nhân dạng phân ly

Những người mắc nhóm bệnh này phải chịu đựng những biến động, thay đổi về ký ức, ý thức, nhân dạng và nhận thức về xung quanh. Những bệnh này thường xảy ra khi người bệnh bị stress quá mức, có thể là hậu quả của các sự kiện chấn động, tai nạn hoặc thiên tai được họ chứng kiến/trải qua. Rối loạn nhân dạng phân ly, hay trước được gọi là rối loạn đa nhân cách, rối loạn giải thể nhân cách là các ví dụ.

Loạn thần giả bệnh

Các bệnh này là khi một người cố tình tạo ra, làm giả cách triệu chứng về tâm/sinh lý để vào vai người bệnh hoặc cần giúp đỡ.

Rối loạn định dạng giới

Đây là các bệnh ảnh hưởng tới ham muốn, khả năng và hành vi tình dục. Rối loạn chức năng tình dục, rối loạn định dạng giới, lệch lạc tình dục là các ví dụ tiêu biểu của nhóm bệnh này.

Rối loạn bản thể

Một người mắc chứng rối loạn bản thể (trước kia được gọi là rối loạn lưỡng cực/rối loạn somatoform) sẽ phản ứng với với các triệu chứng của các bệnh bằng một sự lo âu và khốn khổ quá độ, dù cho bác sĩ không thể tìm ra được nguyên do của những triệu chứng đó.

Rối loạn Tic

Những bệnh nhân rối loạn Tic thường vô thức tạo ra những cử động nhanh, bất ngờ, lặp lại và không thể kiểm soát (những tiếng kêu được tạo ra gọi là Tic âm thanh). Hội chứng Tourette là một ví dụ điển hình.

Những bệnh khác bao gồm các bệnh ảnh hưởng tới giấc ngủ và một số loại bệnh sa sút trí tuệ, trong đó có cả Alzheimer cũng có có thể được tính là bệnh tâm thần, vì chúng gây tác động lên não bộ.