Nhiệt độ trung bình của nước ngầm năm 2024

Dự án GEMMES Việt Nam được triển khai vào năm 2018 sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Pháp do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ.

Đây là dự án hợp tác khoa học giữa Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, AFD và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), với sự tham gia của hơn 60 nhà nghiên cứu đến từ hai quốc gia.

NHIỆT ĐỘ CÓ THỂ SẼ TĂNG CAO BẤT THƯỜNG

Dự án GEMMES ra đời nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris và đóng vai trò như một công cụ để các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Thông qua việc thành lập mạng lưới các nhà khoa học Pháp-Việt, GEMMES cũng giúp Việt Nam phát triển năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

GEMMES Việt Nam bao gồm 3 hoạt động chính.

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu khoa học (trọng tâm của Chương trình) nghiên cứu độc lập nhằm cung cấp những dự báo về thiệt hại do khi hậu gây ra, đồng thời khuyến nghi tham vấn chính sách về các phương án thích ứng.

Thứ hai, nhóm quản lý bao gồm Bộ Tài nguyên và môi trường với tư cách là Cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, AFD, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, có nhiệm vụ là cầu nối giữa các Bộ, ngành có liên quan đến vấn đề khi hậu nhằm cung cấp những dự báo về khuyến nghị cho các cơ quan.

Thứ ba, nhóm tuyên truyền công chúng, bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cộng đồng Pháp - Việt, có nhiệm vụ phổ biến tác động của Biến đổi khí hậu cũng như những chiến lược nhằm tăng cường kha năng chống chịu và phục hồi.

Bên cạnh đó, nhóm này cũng hỗ trợ cho các hoạt động dự báo của các nhà nghiên cứu và các cơ quan hoạch định chính sách thông qua tiếp cận với các tổ chức xã hội.

"Nếu trước đây, 35 độ C được coi là một mức nhiệt độ cao, thì trong tương lai, nó sẽ trở thành mức bình thường với sự xuất hiện của các mức nhiệt mới cao hơn, có thể lên tới 45 độ C vào mùa hè ở miền Bắc".

PGS.TS. Ngô Đức Thành, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

PGS.TS Ngô Đức Thành, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, một trong những nhà khoa học tham gia xây dựng báo cáo GEMMES, cho biết các nhà nghiên cứu của GEMMES sử dụng bộ dữ liệu mới nhất từ Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới để thiết lập mô hình khí hậu Việt Nam theo một số kịch bản chính sách khí hậu.

Nghiên cứu cho thấy, nếu các cam kết của Hiệp định Khí hậu Paris vẫn được duy trì, Việt Nam sẽ trải qua mức tăng nhiệt trung bình là 1,3 độ C trong vào cuối thế kỷ 21. Nhưng nếu những cam kết của Hiệp định Khí hậu Paris không được thực hiện, phát thải khí nhà kính tiếp tục ở mức cao, thì nguy cơ nhiệt độ sẽ tăng mạnh, nhiệt độ cao nhất về mùa tại Việt Nam có thể tăng thêm 6 độ C.

“Khi nhiệt độ trung bình tăng nhanh, chúng ta sẽ sớm chứng kiến những hiện tượng cực đoan mới gây ra bởi thời tiết nắng nóng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đối với cuộc sống và môi trường sống của con người nếu chúng ta không tìm cách thích ứng đủ nhanh với những thay đổi của khí hậu”, PGS.TS Thành cảnh báo.

Các nhà khoa học của GEMMES cảnh báo rằng mức nhiệt tăng cực đoan này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nông nghiệp, phá huỷ nhiều thành phố và làng mạc và khiến nhiều khu vực đứng trước nguy cơ phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên ngày một tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng - tất cả điều này đều xảy ra trong vòng đời của chúng ta hiện nay.

HIỂM HỌA SỤT LÚN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

PGS.TS Thành cũng cảnh báo hiểm họa nguy cơ sụt lún ở Đồng bằng song Cửu Long. Theo đó, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tiềm năng nước ngầm lớn nhất nước ta. Với 7 tầng chứa nước chính, chiều sâu phân bố nước ngầm từ vài chục mét đến 500 - 600 mét, các khu vực tiềm năng nguồn nước ngọt lớn phân bố ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, Cà Mau, Trà Vinh, Cần Thơ.

Tuy nhiên, nước ngầm ở khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng khai thác quá mức, khiếm mực nước hạ thấp sâu và bị xâm nhập mặn, đe doạ an ninh nguồn nước.

Hiện toàn vùng Đồng bằng song Cửu Long có khoảng 9.650 giếng khai thác nước ngầm tập trung quy mô trên 10m3/ngày, với tổng lưu lượng khoảng 1,97 triệu m3/ngày. Ngoài ra, còn khoảng trên 1 triệu giếng khai thác lẻ quy mô hộ gia đình, với lưu lượng khai thác khoảng 840 nghìn m3/ngày…

Ở những vùng nông thôn của Đồng bằng song Cửu Long, hầu như gia đình nào cũng có 1 giếng khoan, có hộ 3-4 giếng. Nguồn nước ngầm không chỉ sử dụng sinh hoạt của người dân mà còn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các nhà máy cấp nước được cấp phép hoạt động khai thác nước ngầm tại khu vực Đồng bằng song Cửu Long ngày càng nhiều, không có sự thống nhất giữa các tỉnh thành.

Công ty cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang đang khai thác 20 giếng khoan ở độ sâu từ 160 - 350 mét; Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang khai thác nước ngầm trữ lượng trung bình 50 m3/giờ; Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau khai thác 63 giếng, độ sâu từ 180 - 240m...

Nghiên cứu của GEMMES cho thấy, ở nhiều địa phương, mực nước ngầm có tốc độ hạ thấp mạnh, từ 0,3-0,5m/năm như thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cà Mau... Thậm chí, một số địa phương tốc độ hạ thấp đến 0,55m/năm như ở thị trấn Tân Trụ - tỉnh Long An, 0,92m/năm ở thị trấn Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp.

“Hiện nay tốc độ sụt lún gia tăng (nhiều nơi trên 50 mm/năm) lớn hơn nhiều so với mực nước biển dâng (3-4 mm/năm).Ngoài một phần sụt lún do tự nhiên (không thể tránh), thì phần lớn nguyên nhân sụt lún đất là là do con người gây ra do khai thác nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm không giới hạn sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long trong vài thập kỷ tới”, PGS.TS Thành cảnh báo.

PGS.TS Thành nhấn mạnh, nước ngầm không phải tài nguyên miễn phí, ta phải trả giá bằng độ cao. Cần xem độ cao của Đồng bằng như nguồn tài nguyên quý giá và bảo vệ nó! Cần có các chiến lược hiệu quả để giảm sụt lún do con người gây ra.

Các chuyên gia GEMMES khuyến cao, để giảm thiểu sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long, duy trì vùng đất này cao hơn mực nước biển, cần phải nhanh chóng giảm khai thác nước ngầm ở khu vực này. Cần tìm kiếm ngưồn nước ngọt thay thế và/hoặc điều chỉnh hệ thống canh tác. Đây là thách thức nhưng cũng là chìa khóa để Đồng bằng suy trì độ cao trong những thập kỷ, thế kỷ tới.