Nhầm lẫn tiếng mẹ đẻ tiếng anh là gì

Đây là một trong những nội dung gây khó khăn nhiều nhất cho các bạn học sinh, bởi chúng này có cách viết quá giống nhau, chỉ khác nhau ở một chữ, nhưng lại có nghĩa rất khác biệt. Hai cặp từ tiêu biểu là affect – effect [làm ảnh hưởng đến – tác dụng] và desert – dessert [sa mạc – món tráng miệng].

Cách thông dụng và hiệu quả nhất để phân biệt các cặp từ này là đặt một câu có sử dụng cả 2 từ. Ví dụ: Eating dessert in the desert [Ăn món tráng miệng ở sa mạc]; hay The effect of the alcohol affected him quite strongly [Tác dụng của rượu ảnh hưởng đến anh khá mạnh mẽ.].

Một phương pháp tương đối hiệu quả khác là sử dụng hình ảnh liên tưởng để phân biệt giữa các chữ cái khác nhau. Ví dụ, “dessert” và “desert” chỉ khác biệt ở một chữ “s”, vậy có thể liên tưởng “s” là “sugar” [đường], “món tráng miệng” sẽ ngọt, nên có nhiều “sugar” hơn. Hoặc như “effect” và “affect”, hai từ này khác nhau ở hai ký tự đứng đầu là e – a, và khác nhau ở loại từ [danh từ – động từ], chữ “a” đại diện cho “action” [hành động], nên từ có chữ “a” sẽ là động từ, từ còn lại là danh từ.

Tương tự với các cấu trúc có cách viết gần giống nhau, ví dụ như “used to”, “be used to” và “get used to”. Các bạn học sinh nên đặt các ví dụ có chứa những cấu trúc này để thuận tiện cho việc ghi nhớ và so sánh: It took him fews week to get used to waking up so early, but he is used to it now [Mất một vài tuần để anh ấy quen với việc dậy sớm nhưng bây giờ anh ấy đã quen với điều đó].

2. Từ gần nghĩa

Giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có rất nhiều những từ có nghĩa gần giống nhau, nhưng không thể hoàn toàn thay thế cho nhau do được sử dụng ở các ngữ cảnh riêng biệt. Ví dụ như: picture – image – photo [bức tranh – hình ảnh – tấm ảnh] hay small – tiny – slight – little [đều diễn tả những điều nhỏ hoặc nhẹ].

Với các nhóm từ gần nghĩa này, bên cạnh việc đặt câu để hiểu rõ cách sử dụng của từng từ trong các ngữ cảnh khác nhau, thì các bạn nên chèn thêm hình ảnh minh họa để dễ ghi nhớ hơn. Ví dụ như hình minh họa của “photo” là bức ảnh được chụp bằng máy ảnh, “picture” là một bức tranh được vẽ.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để trau dồi vốn từ vựng hiệu quả và nắm được cách sử dụng chúng tự nhiên, đúng ngữ cảnh là đọc các tác phẩm, tài liệu bằng tiếng Anh. Các bạn nên lựa chọn những câu chuyện phù hợp với độ tuổi và vốn từ của mình, đó có thể là truyện ngắn, tiểu thuyết, bài viết về khoa học, lịch sử, hoặc bất kỳ chủ đề nào mà mình yêu thích.

3. Thành ngữ

Thành ngữ là mảng kiến thức thú vị và vô cùng hữu ích. Nếu biết cách chúng một cách hợp lý sẽ làm tăng giá trị của các cuộc hội thoại, các bài viết, bài luận văn. Tuy nhiên, những thành ngữ này cũng đem tới không ít khó khăn cho học sinh, bởi chúng thường có hàm ý sâu sắc và mang nghĩa ẩn dụ, thay vì các nghĩa ở mặt chữ. Ví dụ: “raining cats and dogs” có nghĩa là “mưa như trút nước” chứ không phải là “mưa mèo và chó”.

Để học tốt thành ngữ, các bạn nên kết hợp nhiều phương pháp học như: phân loại thành ngữ theo chủ đề [màu sắc, hoa quả,…], theo cách diễn đạt [yêu quý, niềm vui, nỗi buồn,…], sử dụng flashcard và các hình ảnh minh họa để giúp nhớ nghĩa tốt hơn, hoặc trau dồi vốn từ qua việc ghi chép lại các thành ngữ gặp được khi xem phim, đọc truyện tiếng Anh, thực hành với thầy cô và bạn bè,….

Đặc biệt, các bạn học sinh không nên “tham” học quá nhiều thành ngữ cùng một lúc, mà chỉ nên học 2 – 3 câu một ngày, sau đó thường xuyên ôn tập lại. Các bạn cũng nên học những câu thành ngữ thông dụng, đơn giản và có thành ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt trước, các thành ngữ khó sau. Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tìm hiểu thêm những câu chuyện lịch sử phía sau nguồn gốc của các thành ngữ tiếng Anh, các thông tin thú vị bên lề này sẽ giúp tăng hứng thú học tập, và giúp các bạn hiểu sâu về các thành ngữ hơn.

Khi làm bố mẹ, chúng ta luôn muốn con cái của mình được học tập và phát triển tốt nhất có thể. Và trong xã hội ngày nay, việc biết nhiều ngôn ngữ đã trở thành một lợi thế lớn cho sự thành công của các bé nhỏ trong tương lai. Do đó, nhu cầu dạy con tiếng Anh từ khi còn nhỏ đã trở thành một xu hướng phổ biến.

Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ cách dạy bé học tiếng Anh một cách hiệu quả. Trong bài viết này, cùng Chip Chip tìm hiểu những sai lầm thường gặp của bố mẹ khi dạy con học tiếng Anh và cách khắc phục để giúp bé nhà bạn học tập tốt hơn nhé.

1. Bé thông minh mới học giỏi tiếng Anh

Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc con cái của mình được coi là thông minh là điều rất đáng tự hào. Chính vì vậy, khi bắt đầu dạy bé học tiếng Anh, nhiều bố mẹ có xu hướng áp đặt kỳ vọng lớn lên con. Hơn nữa, các bậc phụ huynh cũng chưa hiểu về quá trình học ngoại ngữ. Họ cho rằng chỉ cần con thông minh thì sẽ tự biết cách học tiếng Anh rất dễ dàng và nhanh chóng.

Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn. Thông minh chỉ là một khả năng tự nhiên của con người, không phải là yếu tố quyết định cho việc học tập, nhất là học ngôn ngữ. Điều quan trọng là bé có được sự hướng dẫn tận tâm để phát triển khả năng học tập của mình. Do đó, khi dạy bé học tiếng Anh, bố mẹ nên tập trung vào cách giáo dục và hỗ trợ cho con, thay vì chỉ quan tâm đến việc con đã thông minh hay chưa.

Tham khảo bài viết: 3 Bộ Giáo Trình Học Tiếng Anh Siêu Hiệu Quả Cho Bé

2. Cho con học càng nhiều từ vựng càng tốt khi dạy bé học tiếng Anh

Có nên cho con học nhiều từ vựng tiếng Anh?

Một trong những lầm tưởng phổ biến khi dạy bé học tiếng Anh là cho con học càng nhiều từ vựng càng tốt. Điều này khiến nhiều bố mẹ tập trung vào việc nhồi nhét các từ vựng cho bé mà không quan tâm đến việc con có hiểu và sử dụng chúng thành thạo trong các tình huống thực tế hay không.

Tuy nhiên, nếu học từ vựng chỉ mang tính lướt qua, học dồn dập mà không nắm vững được cách sử dụng sẽ không giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Hơn nữa, còn khiến con cảm thấy áp lực, căng thẳng hơn. Thay vào đó, bố mẹ nên tập trung dạy con cách dùng từ vựng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau và hoàn cảnh thực tế để bé hiểu rõ hơn và áp dụng tốt khi giao tiếp hàng ngày.

Khi giới thiệu một từ mới, bố mẹ có thể cho bé xem một bức ảnh và yêu cầu bé liệt kê tất cả những gì bé thấy trong ảnh bằng tiếng Anh. Sau đó, hãy giải thích nghĩa của từ và cách sử dụng. Như vậy sẽ giúp con hiểu và ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên hơn, vừa tăng sự tự tin cho con khi giao tiếp vừa luyện tập phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy.

3. Không cho bé giao tiếp thực tế

Bố mẹ không nên chỉ cho con học trong sách vở hoặc qua ứng dụng, video, mà cần tạo điều kiện cho con giao tiếp

Cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh không có nhiều thời gian dành cho bé. Bố mẹ hầu hết chỉ cho con học trên trường, trung tâm tiếng Anh hoặc học thông qua các kênh Youtube, ứng dụng tiếng Anh trẻ em, mà ít chú trọng đến việc tạo môi trường thực tế cho con thực hành giao tiếp thường xuyên.

Nếu chỉ học trong sách vở hoặc học qua màn hình máy tính, điện thoại, bé không những không rèn luyện được phản xạ ngôn ngữ, rụt rè khi giao tiếp mà còn khiến con mất đi cơ hội thể hiện khả năng của mình. Việc học tiếng Anh đối với bé vì vậy mà trở nên nhàm chán hơn, con không có hứng thú và dẫn đến không đạt hiệu quả như mong đợi.

Do đó, bố mẹ nên cho bé tham gia vào các hoạt động giao tiếp thực tế như câu lạc bộ tiếng Anh, trò chuyện cùng bạn bè nước ngoài, thi các cuộc thi tiếng Anh, tập thuyết trình hoặc kể chuyện bằng tiếng Anh,… Như vậy, con có thể vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình.

4. Cho bé học tiếng Anh từ nhỏ sẽ khiến con bị rối loạn ngôn ngữ

Thêm một nhầm lẫn nữa của các bậc phụ huynh khi dạy bé học tiếng Anh là nếu cho con học tiếng Anh từ nhỏ rất dễ khiến con bị rối loạn ngôn ngữ. Bố mẹ cho rằng dạy bé hai ngôn ngữ cùng một lúc [bao gồm tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh] sẽ khiến con bị rối và khó khăn hơn trong việc học tập.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc học nhiều ngôn ngữ từ nhỏ không chỉ không gây rối loạn mà còn giúp cho trí não của bé phát triển tốt hơn. Bé hoàn toàn có thể học và sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc mà không gặp vấn đề gì. Trên thực tế, các chuyên gia luôn khuyến khích cho con tiếp cận với tiếng Anh từ sớm để giúp bé phát triển khả năng một cách tự nhiên.

Tham khảo bài viết: Giúp Con “Nằm Lòng” Các Giới Từ Chỉ Vị Trí Trong Tiếng Anh

5. Dành càng nhiều thời gian học tiếng Anh càng tốt

Thời gian cho con học tiếng Anh như thế nào là hợp lý?

Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh cho rằng, dành càng nhiều thời gian cho bé học tiếng Anh càng tốt. Chỉ cần bé học nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày thì có thể thành thạo tiếng Anh nhanh chóng.

Đi kèm với mong muốn con giỏi tiếng Anh, tự tin giao tiếp trôi chảy như người bản xứ, bố mẹ đôi khi sẽ đặt áp lực lên con bằng những câu hỏi như “Tại sao con lại không biết từ này?” hoặc “Bé đã học bài này như thế nào mà không nhớ?”. Từ những điều này dẫn đến suy nghĩ mỗi ngày đều phải cho con học tiếng Anh 2 – 3 tiếng thì mới đủ.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hiệu quả, ngược lại còn khiến cho con cảm thấy nặng nề, căng thẳng hơn. Thay vì dành quá nhiều thời gian học tiếng Anh, bố mẹ nên tập trung vào hiệu quả của quá trình học. Tức là bé sẽ học tiếng Anh một cách tự nhiên và thú vị, thông qua các hoạt động tương tác, trò chơi giải trí, để ghi nhớ và vận dụng kiến thức tốt nhất.

Bố mẹ có thể dành khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày cho bé tự học tiếng Anh hoặc học với thầy cô nước ngoài. Nhưng cần lưu ý rằng, trong khoảng thời gian đó, con phải được tham gia nhiều hoạt động học tập và giải trí tích cực, vừa khơi gợi sự hào hứng cho con, vừa tạo cơ hội để bé tương tác bằng tiếng Anh.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG ANH ONLINE VỪA GIÚP CON GIAO TIẾP TỐT VỪA TĂNG ĐIỂM SỐ Ở TRƯỜNG, ĐĂNG KÝ CHO BÉ HỌC THỬ NGAY

Trên đây là những lầm tưởng thường gặp của bố mẹ khi dạy bé học tiếng Anh. Bố mẹ cần nhớ rằng quá trình học tiếng Anh đối với các bé nhỏ cần được thực hiện một cách tự nhiên và thật hào hứng. Hãy khuyến khích và tạo điều kiện cho bé học tiếng Anh một cách tích cực, hợp lý để con có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của mình tốt nhất.

Chủ Đề