Nhà máy z113 ở đâu

Nhà máy Z113 [Tổng cục Công nghiệp quốc phòng] nằm lọt thỏm trong thung lũng, được bao quanh bởi dòng sông Lô và 3 phía còn lại là những dãy núi cao ngất. Nơi đây được gọi là “thung lũng sản xuất đạn”. Thung lũng sản xuất đạn trang bị cho bộ binh nằm trên khu vực rộng gần 800ha, trải dài trên địa bàn 4 xã của tỉnh Tuyên Quang.

Ở nơi khung cảnh hữu tình này, hằng ngày cho ra lò hàng trăm ngàn viên đạn đủ kích cỡ, cung cấp cho các đơn vị quân đội.

Một viên đạn 
qua 59 công đoạn

Trung tá Trần Quốc An [phó quản đốc phân xưởng đạn con] đưa chúng tôi đi tham quan phân xưởng P sản xuất các loại đạn K59, K56, K53, K51. Đó là những loại đạn dùng cho lực lượng bộ binh.

Cả phân xưởng rộng lớn, nhiều máy móc nhưng có rất ít người vận hành. Các công nhân trong bộ đồ màu xanh lính mỗi người một việc. Nhiều công đoạn đã tự động hóa.

Chỉ về phía các dãy máy móc, trung tá Trần Quốc An nói: để làm ra một viên đạn rất công phu. Sản xuất ra được một vỏ đạn phải trải qua 43 công đoạn.

Với đầu đạn thì phải trải qua 16 chặng nữa. Tổng cộng, để có một viên đạn xuất xưởng phải qua 59 công đoạn.

Các thành phần để lắp ráp thành một đầu đạn [vỏ đầu đạn, lõi thép, lõi chì] đều phải được tẩy rửa, sấy khô và được chọn kỹ lưỡng rồi mới đưa vào chặng tiếp theo. Đó là chưa kể phần thuốc phóng và hạt lửa.

Ở khu vực tổng lắp thành viên đạn, khi cánh cửa phòng hé mở, hơi lạnh từ trong phả ra. Máy điều hòa luôn ở chế độ 24/24 giờ để đảm bảo độ ẩm luôn từ 50 - 65%.

Trung tá Trần Quốc An cho biết, vỏ đạn sản xuất xong trước khi được đưa vào tổng lắp thành viên đạn thì được đưa lên đây lắp hạt lửa rồi chuyển cho công nhân bôi sơn bịt kín mối ghép giữa vỏ đạn với hạt lửa.

Đó là một căn phòng riêng biệt. Trong phòng có 5 công nhân, đó là một tổ của máy tổng lắp thành viên đạn gồm 4 công nhân và 1 nhân viên kiểm nghiệm.

Mỗi công nhân một nhiệm vụ: có người chỉ ngồi quan sát những vỏ đạn xoay tròn chạy qua để kiểm tra thuốc đong bên trong, có người phụ trách phần chạy máy, người thì làm nhiệm vụ đổ đầu đạn vào máng, người theo dõi vỏ đạn...

Từng viên đạn vàng óng ánh sau khi lắp hoàn chỉnh được rơi ra ở một ống nhỏ dưới chân máy và tới khay chứa sản phẩm.

Cầm những viên đạn óng ánh trên tay, trung tá Trần Quốc An cho biết: “Bây giờ đã là một viên đạn hoàn chỉnh rồi. Đây là đạn K59. Đạn được tổng lắp xong còn được mang đi cân, đo kích thước trước khi bôi sơn để bảo quản”.

Bôi sơn chính là công đoạn cuối cùng của một viên đạn. Hơn 20 nữ công nhân đang cặm cụi cầm hộp sơn nhỏ xíu tô sơn màu đỏ - như một dòng kẻ - vào cổ từng viên đạn.

Chị Thu Hà, một công nhân, cho biết phải bôi sơn cổ đạn để bịt kín mối ghép thì mới bảo quản được lâu dài. “Làm công việc này không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác. Chỉ cần bôi sơn lệch đầu tăm sơn ra khỏi vòng cổ viên đạn là không đạt rồi” - chị Thu Hà nói.

Sau khi bôi sơn xong, đạn được bảo ôn trong 24 tiếng rồi xếp vào từng hộp giấy nhỏ trước khi bảo quản trong hộp sắt chuyên dụng. Trên từng hòm đạn đều có ký hiệu lô đạn của nhà máy, ký hiệu thuốc phóng, số lượng viên...

Gia đình nhiều thế hệ quân giới

Ở thung lũng sản xuất đạn này, nhà dân ở ngay trong lòng nhà máy. Thị trấn Tân Bình cũng ở ngay trong nhà máy. Thậm chí, thị trấn còn ra đời sau cả nhà máy.

Trong khuôn viên nhà máy có trường mẫu giáo, trường cấp I, cấp II, có chợ, có bệnh xá, bể bơi... Mọi người vẫn gọi đùa nơi đây là “làng quân nhân” hoặc “thung lũng Z113”.

“Thung lũng Z113” có hơn 2.000 hộ với hơn 10.000 nhân khẩu. Gần như đều là người của Nhà máy Z113. Rất nhiều gia đình có truyền thống con nối nghiệp cha mẹ vào nhà máy làm. Nhà nào ít thì 1 - 2 thế hệ, nhiều thì 3 thế hệ.

Gia đình thiếu tá Nguyễn Đức Thành [trưởng ban kỹ thuật Xí nghiệp 1] là một trong những gia đình có 3 thế hệ quân giới.

Ông cho biết: “Cha mẹ tôi là công nhân của nhà máy. Ba anh em tôi cũng theo ngành của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Không chỉ bố mẹ tôi mà cô dì chú bác tôi cũng làm trong nhà máy. Bên gia đình vợ tôi, từ bố mẹ vợ đến các anh chị em vợ cũng vậy.

Vợ tôi là công nhân phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuổi trẻ của các thế hệ trước trong gia đình đều gắn với Z113. Chúng tôi được sinh ra ở đây nên có sự gắn bó thân thiết với nhà máy”.

Rồi con thiếu tá Thành - chàng cử nhân Nguyễn Trung Đức - hai năm trước tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội, cũng về đây làm, đang là công nhân của phân xưởng sản xuất đạn con.

Anh chàng công nhân trẻ cho biết: “Khi thi đại học, mình chọn khoa cơ khí chế tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội với mong muốn sau này sẽ về nhà máy làm việc.

Khi mình mới vào nhà máy làm, bố dặn: gia đình mình bao đời nay trong ngành quân giới, cả đời cống hiến sức trẻ và trí tuệ cho nhà máy, con phải giữ gìn truyền thống gia đình và truyền thống của nhà máy mình”.

Những gia đình nhiều thế hệ cùng làm việc ở nhà máy như Đức rất nhiều, cả nhiều công nhân - cử nhân nữ cũng vậy.

Như Thùy Linh, tốt nghiệp khoa tài chính ngân hàngĐại học Kinh doanh công nghệ Hà Nội, chia tay Hà thành phồn hoa, về nhà máy làm công nhân phân xưởng sản xuất đạn con.

“Mình tự hào vì được làm trong nhà máy, dù chỉ là công nhân bình thường. Bố mẹ mình cũng làm nhà máy. Mình là thế hệ thứ hai trong gia đình làm việc ở đây” - Thùy Linh nói.

Chồng của Thùy Linh - thượng úy Nguyễn Nhuận Tuấn - là thế hệ thứ ba của đại gia đình 3 đời trong ngành quân giới.

Những thành tựu quan trọng

Không chỉ sản xuất các loại đạn con, Nhà máy Z113 còn sản xuất các loại đạn pháo. Đặc biệt, đội ngũ kỹ sư của nhà máy đã nghiên cứu chế tạo thành công đạn xuyên thép 7,62x54mm. Loại đạn này nếu nhập mua giá thành rất đắt.

Với thành công này, lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công đạn xuyên thép 7,62x54mm và đang được sản xuất hàng loạt.

Trên cơ sở đó, nhà máy cũng đã nghiên cứu, chế thử thành công đạn xuyên áo giáp lõi hợp kim cứng cỡ 7,62x39mm [K56]. Đây là một trong những loại đạn đầu tiên Việt Nam sản xuất bằng chất xám của người Việt.

Không những thế, các kỹ sư trẻ của nhà máy đã chế tạo thành công đạn 7,62x51mm kiểu 80 NATO bắn trên súng M14, M60 của Mỹ. Sắp tới, loại đạn này sẽ được trang bị cho súng trường M14 và súng máy M60 trong quân đội.

Video: Kho vũ khí 'khủng' trong nhà tên giang hồ khét tiếng tại Hà Nội 

QĐND Online - Có người đã mệnh danh Nhà máy Z113 là một trong những “người hùng” trong ngành công nghiệp quốc phòng của nước ta, một nhà máy có lịch sử phát triển vào hàng sớm nhất và cũng là “cái nôi” khai sinh ra hàng loạt các nhà máy khác. Tất nhiên, không thể lấy lịch sử làm thước đo bởi thương trường, trong bất kỳ thời điểm nào vẫn luôn là chiến trường thử lửa khốc liệt nhất. Song lịch sử Z113 là dòng chảy phát triển không ngừng của sự gắn kết kinh tế với quốc phòng, an ninh…

Toả đi các hướng tìm“ánh sáng” vàchuyện“cái cột điện”

Thượng táNguyễn Văn Long, Chính ủy Nhàmáy Z113 nhớlại: Khi chuyểnđổi cơchế, Z113 gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nguồn nhân lực thì nhà máy không thiếu. Cái trăn trở chính là khai thác thể nào để nguồn nhân lực, trang thiết bị vốn có ấy không bị lãng phí vì điều này cũng liên quan đến cơm áo của người công nhân.

Việc sản xuất hàng quốc phòng thì không nói, nhưng với một nhà máy có bề dày truyền thống vào bậc nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng như Z113 thì không thể để đời sống công nhân giảm sút, không thể để cán bộ, công nhân thiếu niềm tin vào nhà máy. Thế là công cuộc tìm tòi thử nghiệm liên tục được đưa ra. Một mặt nhà máy vẫn duy trì vững chắc sản xuất mặt hàng quốc phòng, mặt khác là sự mày mò tìm cách nâng cao đời sống công nhân. Tuy nhiên, từ một doanh nghiệp quân đội, chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là chuyện dễ ở vào thời điểm đó.

Anh Long giới thiệu chúng tôi với tất cảcácđồng chítrong Ban giámđốc cũkhi chúng tôi muốn tìm hiểu bước đường gian nan của Z113. Anh Dung, anh Thủy đều là thành viên Ban giám đốc cũ cho biết: Việc chuyển sang sản xuất thêm bất cứ mặt hàng kinh tế nào cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nhiều thời điểm bị ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả các loại nguyên vật liệu chủ yếu đều biến động mạnh, nguồn cung cấp thiếu, giá sản phẩm đầu ra chậm chuyển dịch… Những cán bộ năng nổ nhất của xí nghiệp tỏa đi các hướng để tìm “ánh sáng”.

Thời điểm ấy, chủ trương “điện-đường-trường-trạm” đã “phủ sóng” toàn quốc và Tây Bắc cũng là địa bàn được Nhà nước rất quan tâm. Thế là nhà máy chuyển sang sản xuất thêm mặt hàng là cột điện. Một kíp cán bộ được cử xuống Chèm [Hà Nội]-nơi chuyên sản xuất cột điện quy mô lớn để học hỏi kinh nghiệm. Việc giúp đỡ nhà máy được phía đối tác rất ủng hộ và quá trình này cũng diễn ra rất nhanh để nhà máy có thể bắt tay vào sản xuất. Sẵn có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề, cột điện thương hiệu Z113 đã thực sự khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Tây Bắc.

Từ thời điểm sau những năm 1990, cột điện của Z113 có mặt ở nhiều nơi, khẳng định được chất lượng tốt trong khi giá thành rất cạnh tranh. Không chỉ sản xuất cột điện, nhà máy còn đảm nhiệm trọn gói từ cung cấp cột đến lắp đặt luôn cả hệ thống đường điện tới khắp các địa bàn. Dây chuyền sản xuất thiết bị phụ tùng xe đạp, xe máy cũng được đưa vào sản xuất. Những kế hoạch đó đã đảm bảo cho nhà máy có những bước đi chắc chắn. Tất nhiên, với những trang thiết bị lưỡng dụng của mình, nhà máy sẵn sàng đáp ứng việc sản xuất mặt hàng quốc phòng với nhiều quy mô khi có nhiệm vụ.

Sản xuất các chi tiết bán thành phẩm các mặt hàng kinh tế và quốc phòng tại nhà máy Z113

Thăm Nhàmáy Z113, chúng tôi ngỡngàng trước một quy môkhang trang bềthế. Cái quy môbề thếkhông chỉthểhiện bằng sựlớn mạnh của các phân xưởng, bằng những mặt hàng đang sản xuất, bằng mức lương bình quân của cán bộ, công nhân [hơn 6 triệu đồng/người/tháng] mà ngay trong lòng nhà máy, có hai thị trấn, có các trường học từ mầm non đến Trung học phổ thông ra đời. Còn các thế hệ cán bộ, công nhân của nhà máy bây giờ, có những gia đình đã có thế hệ thứ tư đang làm việc tại nhà máy.

“Những mũi khoan dũng cảm”

Đại tá Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Nhà máy Z113 kể rằng: Thời điểm sau năm 2000, Nhà máy đã tìm nhiều sản phẩm mang tính đột phá, trong đó việc sản xuất mũi khoan 246 là một trong những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Tất nhiên, công nghệ chế tạo của nhà máy có tính năng vượt trội so với những cơ sở khác. Chính vì thế, việc mũi khoan 246 của Nhà máy Z113 được giải thưởng WIPO năm 2005, giải nhất VIPOTEC là sự khẳng định niềm tin của thị trường đối với sản phẩm. Sản phẩm mũi khoan 246 có thể nói là một bước đột phá lớn của Z113 trong hướng tìm tòi đổi mới.

Từ sau năm 2000, nhu cầu cần cómũi khoan xoay cầuđể khoan, nổmìn khai thácđá, khoáng sản, xây dựng cầuđường, công trình thủyđiện làrất lớn. Nhiều doanh nghiệp sửdụng với sốlượng lớn, lên đến hàng nghìn mũi khoan xoay cầu mỗi năm. Mặc dù nhu cầu của thị trường là như vậy tuy nhiên trong nước vẫn chưa sản xuất được. Nhiều cơ sở công nghiệp có tiếng trên cả nước đã bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm mặt hàng đầy tiềm năng này nhưng đã thất bại. Đây là sản phẩm không chỉ khó về thiết kế mà khó nhất về công nghệ luyện kim. Sản phẩm nước ngoài thì không thiếu, nhưng giá thành của nó khiến nhiều “đại gia” trong ngành khai thác khoáng sản cũng phải ngao ngán, thậm chí không “kham” nổi. Thế là Z113 tập trung nghiên cứu nhu cầu thị trường, căn cứ vào năng lực thực tế của mình [sẵn có dây chuyền sản xuất sản phẩm hợp kim cứng] nhà máy bắt tay vào sản xuất.

Cùng thời điểm đó, rất nhiều các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đặt hàng. Sản phẩm đã chứng minh sự vượt trội về hiệu quả ở các công trình. Từ tháng 3-1999 đến tháng 10-2000, đã có 44 mũi khoan qua 5 đợt chế thử. Sau lần chỉnh lý từ khâu thiết kế, thử nghiệm sản phẩm đã thành công, việc khoan thử nghiệm được thực hiện tại công trường của Công ty than Hà Tu và Công ty than Cọc Sáu [Quảng Ninh], kết quả khoan thử nghiệp cho thấy, các chỉ tiêu về kỹ thuật, độ bền không kém gì mũi khoan của Trung Quốc. Tháng 8-2002, hệ thống dây chuyền sản xuất mũi khoan xoay cầu của Công ty được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tháng 12-2003 mũi khoan xoay cầu được Cục Sở hữu Trí tuệ [Bộ Khoa học và Công nghệ] cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Với Nhà máy Z113, sản phẩm mũi khoan xoay cầu 246 đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Trong thời gian gần đây, Tuyên Quang vớiđịa thế của một tỉnh miền núi cóđịa hình, thổnhưỡng rất phùhợp với cây míađường nênđã có3 nhàmáyđường mới ra đời. Nắm bắt được nhu cầu thực tếcủa các nhàmáyđường, đặc biệt với nguồn nhân lực vốn có, đội ngũ kỹ sư có tay nghề cao, nhà máy đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo hệ thống tháp Tuye-thiết bị quan trọng của nhà máy đường. Khi sản xuất được thiết bị này, Z113 đảm nhận cung cấp các thiết bị thay thế, sửa chữa cho các nhà máy đường trong khu vực. Tìm hiểu thực tế tại Tuyên Quang chúng tôi thấy, với việc đẩy nhanh xây dựng khu công nghiệp An Hòa với rất nhiều công trình, nhà máy cùng hai nhà máy xi măng lớn là cơ hội rất thận lợi để Z113 bắt tay vào nghiên cứu các thiết bị cung ứng cho các cơ sở này.

Cómộtđiều màkhông phải ai cũng hiểu, ở Nhà máy Z133 những dây chuyền sản xuất hàng kinh tếđều cóthểchuyển đổi rất nhanh theo hướng lưỡng dụng sang sản xuất hàng quốc phòng khi có yêu cầu. Tiếp tục bám sát xu thế đổi mới của đất nước, đặc biệt là hướng đón đầu nhu cầu của xã hội, Nhà máy Z113 đã có một hướng đi ngoạn mục đó là sản xuất thuốc nổ công nghiệp. Những ngành công nghiệp được coi là đầu tàu của đất nước như làm thủy điện, khai thác khoảng sản, than hiện đều sử dụng thuốc nổ công nghiệp từ Nhà máy Z113.

Thương hiệu thuốc nổ Z113 đã có mặt có nhiều công trường, góp phần cùng đất nước bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các công trình tầm cỡ quốc gia. Hiện tại đã có nhiều nhà máy công nghiệp quốc phòng tham gia vào sản xuất mặt hàng công nghiệp này. Tuy nhiên, giải thưởng Nhà nước về công nghệ chế tạo thuốc nổ công nghiệp mà nhà máy đạt được là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đổi mới và sáng tạo không ngừng, nó cũng chứng minh tính lưỡng dụng của các sản phẩm công nghiệp quốc phòng mà nhà máy đã làm được.

Bài và ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Video liên quan

Chủ Đề