Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học

Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ngoài các yếu tố đến từ tự nhiên như thiên tai, bão, lũ, cháy rừng, hạn hán… thì còn một nguyên nhân quan trọng khác đó chính là hoạt động của con người như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, thay đổi thói quen canh tác, sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, can thiệp, cải tạo theo hướng chủ quan ở các vùng sinh thái, vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, ô nhiễm môi trường và phát triển đô thị…

Dân số loài người tăng nhanh và không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và thay đổi các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái dẫn đến việc khai thác quá mức các tài nguyên như gỗ, lâm sản, động vật hoang dã...

Việc săn bắn một số lượng lớn các loài thú là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự tuyệt chủng một số loài trên khắp thế giới và đặc biệt nghiêm trọng ở Châu Mỹ và Australia. Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng trong hàng nghìn năm qua, con người đã gây ra những biến đổi quan trọng đối với sinh cảnh và động, thực vật bản địa.

Số lượng các loài bị tuyệt chủng được ghi nhận trong những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới. Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây làm gia tăng sự tuyệt chủng loài và suy giảm đa dạng sinh học ở những nơi đó. Ở nhiều nước, chỉ còn tương đối ít các thảm thực vật tự nhiên chưa bị bàn tay con người chạm tới .

Việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành nơi canh tác hay chăn gia súc đã tác động đến cấu trúc các quần xã rừng, nhiều nơi rừng đã thực sự biến mất trên một quy mô lớn.

Theo một số thống kê gần đây, năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan và chỉ một năm sau đó nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Trái đất nóng lên làm nhiệt độ nước biển tăng cao đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài san hô.

Trong số 700 loài động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch được ghi nhận trên toàn thế giới từ thế kỷ 16, một số loài đã nằm dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài bởi môi trường sống của chúng đã bị tàn phá. Chúng có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ nữa nhưng không có hy vọng phục hồi.


Các chủ đề được xem nhiều


HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

II. Suy giảm đa dạng sinh vật:

- Biểu hiện:  

    + 7.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật [số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới [IUCN]].

    + Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm loài. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, loài Linh miêu Iberia [Lynx pardinus] đặc hữu hiện giảm xuống còn 84-143 cá thể - đang ở mức “cực kỳ nguy cấp”. Còn loài mèo bắt cá [Prionailurus viverrinus] ở Nam Á từng được Sách đỏ của IUCN xếp ở mức “dễ bị tổn thương” nay đã nằm trong danh sách loài “nguy cấp” do các mối đe dọa tới môi trường sống như ô nhiễm, sản xuất nông nghiệp, săn bắn quá mức và khai thác gỗ. Tồi tệ hơn, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, loài người sẽ không có cơ hội nhìn thấy cá trong các đại dương vào năm 2050. Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu [Đỗ Tước, 1997]. 

    + Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới...nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt [Đỗ Tước, 1997]. 


- Nguyên nhân
    + Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng [kể cả rừng ngập mặn], đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. 

    + Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. 

    + Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. 

    + Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổnơi sinh cư với các loài bản địa. 

Ô nhiễm môi trường - một tác nhân gây suy giảm đa dạng sinh học


- Hậu quả: mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều nghành sản xuất,...

Mục lục bài viết

  • 1. Những nguyên nhân phổ biển toàn cầu của suy thoái đa dạng sinh học và biểu hiện của chúng ở Việt Nam
  • 1.1. Sự gia tăng dân số diễn ra không bình thường trên thể giới:
  • 1.2. Tác động của thương mại nông sản, lâm sản và hải sản:
  • 1.3.Sự bất bình đẳng trong việc sở hữu, quản lí và phân phối nguồn lợi :
  • 1.4.Tình trạng thiếu kiến thức và sử dụng kiến thức bảo vệ đa dạng môi trường sinh học:
  • 2. Nguyên nhân đặc trưng suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam ?
  • 3. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững về đa dạng sinh học:

1. Những nguyên nhân phổ biển toàn cầu của suy thoái đa dạng sinh học và biểu hiện của chúng ở Việt Nam

Suy thoái đa dạng sinh học diễn ra do tác động của hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Sự thay đổi khí hậu, những trận động đất hay các thảm hoạ thiên nhiên khác đều có thể gây suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, thiên nhiên có thể tạo ra sự cân bằng trở lại. Điều đáng lo ngại là các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học từ phía con người. Cũng là một loài trong tự nhiên, sống phụ thuộc vào tự nhiên, vào đa dạng sinh học song con người là loài tác động xấu nhất đến đa dạng sinh học. Các công trình nghiên cứu thực hiện ttong khuôn khổ của Ngân hàng phát triển châu á [ADB] đã nêu ra 6 nguyên nhân phổ biến toàn cầu sau đây của suy thoái đa dạng sinh học do tác động của con người.

1.1. Sự gia tăng dân số diễn ra không bình thường trên thể giới:

Sự gia tăng dân số những năm gần đây trên thế giới đang diễn ra có nhiều biến động đặc biệt ở châu Phi, châu á và châu Mỹ Latin: Trong những thập kỉ gần đây, dân số thế giới tăng một cách nhanh chóng và được cảnh báo như là mối đe doạ đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Dự đoán trong ba thập kỉ tới sẽ có thêm một tỉ người nữa bổ sung cho dân số hiện có của trái đất. Sự gia tăng dân số với nhu cầu tiêu thụ các hệ sinh vật ngày càng tăng. Các nguồn thực vật, động vật có giới hạn sẽ không chịu được sóc ép của gia tăng dân số. Gia tăng dân số cũng đồng nghĩa với cả việc tăng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm dẫn đến sự suy giảm các giống loài. Cả hai hệ quả này của gia tăng dân số là được coi là thách thức lớn đối với đa dạng sinh học. Nguyên nhân sức ép dân số biểu hiện khá đậm nét ở Việt Nam. Tốc độ tăng dân số của Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2004 đã tăng thêm 10 triệu người.Dự báo là với tốc độ tăng dân số như hiện nay thì đến năm 2050, dân số Việt Nam sẽ là 158 triệu người.

1.2. Tác động của thương mại nông sản, lâm sản và hải sản:

Khi các cộng đồng không cách biệt, không giao lưu với nhau thì các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chỉ đóng khung trong cộng đồng. Vì vậy, nhu cầu khai thác hàng loạt để buôn bán, xuất khẩu quy mô lớn không xảy ra. Tuy nhiên, khi các quốc gia phát triển với với những lợi thế tương đối khác nhau, với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng thì việc khai thác và mua bán các loại nông sản, lâm sản và hải sản trở nên có quy mô lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc một số giống loài có thể bị hi sinh để nhường chỗ cho một vài giống loài có thể phục vụ cho nhu cầu phát triển thương mại của cộng đồng. Các cộng đồng có thể hi sinh những giống lúa đặc hữu của mình để nhập và trông những giống lúa lai tạo có năng suất cao hơn phục vụ thương mại. Những cánh rừng đước ngập mặn và những loài mà cuộc sống gắn liền với chúng có thể bị hi sinh để mang lại những sản lượng tôm lớn đủ cho xuất khẩu thu ngoại tệ. Những tác động như thế này của thương mại nông sản, hải sản, thuỷ sản tác động xấu đến đa dạng sinh học. Việc xuất khẩu cà phê với lợi nhuận cao đã khiến cho diện tích đất trồng cà phê của Đắc Lắc tăng từ 52.418 ha năm 1993 lên 156.230 ha năm 1996. Phần lớn diện tích trồng cà phê là do phá rừng. Việc hoạch định các chính sách kinh tế không thấy hết giá trị của môi trường và tài nguyên môi trường. Đây là một thực tế dễ nhìn thấy ở các nước đang phát triển. Do nhu cầu phát triển, nhiều quốc gia đang phát triển không thực sự chú trọng các khía cạnh môi ữường ttong các chính sách phát triển của mình. Việc thực hiện chính sách mở cửa rừng cho các công ti xuyên quốc gia hay các công ti nội địa khai thác gỗ và lâm sản rõ ràng không tính đến tác động xấu đối với môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Đối với Việt Nam đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xẩu tới đa dạng sinh học. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu lâm thổ sản của nước ta trong những năm 1976 - 1986 đã góp phần rất lớn trong việc giảm diện tích rừng trong cả nước. Từ năm 1976 đến 1980 Việt Nam đã khai thác và xuất khẩu 11.700m3 gỗ tròn. Quy mô khai thác và xuất khẩu gỗ còn tăng mạnh trong giai đoạn 1986 - 1991. Trong giai đoạn này, 412 lâm trường đã khai thác gỗ xuất khẩu với số lượng tăng nhanh: Chỉ tính gỗ tròn, năm 1986 là 22.000m3, năm 1988 là 17.000m3, năm 1991 là 240.000m3. Một số chính sách khác như chính sách đất đai, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, chính sách khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa do thực hiện không tốt cũng đã góp phần thu hẹp diện tích rừng, tác động xấu đến đa dạng sinh học.

1.3.Sự bất bình đẳng trong việc sở hữu, quản lí và phân phối nguồn lợi :

Việc bảo tồn và sử dụng các nguồn sinh học mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn. Tuy nhiên, phần lớn các lợi ích này lại nằm ttong tay những nhóm các nhà kinh doanh chứ không thuộc về những cộng đồng đang sống và bảo tồn các nguồn sinh học. Trên phạm vi quốc tế, nguồn lại của đa dạng sinh học thuộc về các nước phát triển chứ không phải các nước đang phát triển mặc dù phân lớn các nguồn lợi sinh học lại thuộc sở hữu của các nước phát triển. Các nguồn sinh học được đưa từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển dưới dạng nguyên liệu thô, rất rẻ tiên song sau khi được chế biến, được chuyển sang các nước đang phát triển với giá cao hơn nhiều lần. Chính sự bất cân bằng này trong phân phối các nguồn sinh học đã khiến cho các cộng đồng không còn quan tâm tói việc bảo tồn đa dạng sinh học.

1.4.Tình trạng thiếu kiến thức và sử dụng kiến thức bảo vệ đa dạng môi trường sinh học:

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất đối với các nước nghèo, đang phát triển. Sự kém hiểu biết của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng về ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái môi trường nói chung và và đa dạng sinh học nói riêng khiến họ khai thác hoặc huỷ diệt môi trường sinh thái một cách vô thức. Việc đánh cá bằng chất nổ, bằng điện là ví dụ sinh động cho tình trạng kém hiểu biết này. Việc đốt cả cánh rừng chỉ vì khai thác một tổ ong mật cũng là ví dụ không xa lạ, nhất là đối với Việt Nam chúng ta. Việc dùng hoá chất, điện, chất nổ để khai thác thuỷ sản là hiện tượng hiếm thấy ở các nước trên thế giới song lại rất phổ biến ở nhiều địa phương nước ta. Những sự khai thác mang tính huỷ diệt, thiếu kiến thức và thiếu ý thức đang đe doạ nghiêm trọng đến hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - một trong những hệ sinh thái lớn đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vói diện tích 248,7 km2 phá Tam Giang là noi sinh trưởng của nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm của thế giới và của Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng khai thác bừa bãi đang diễn ra ở vùng phá Tam Giang. Riêng năm 2004, chỉ riêng các vụ vi phạm như dùng xung điện, chất nổ để khai thác đã được phát hiện và xử lí là 200 vụ bằng khoảng 1/10 số vụ vi phạm. Chính vì tình trạng khai thác trái pháp luật, ưái quy hoạch như vậy nên nhiều loài động thực vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các hệ thống pháp lí và các định chế tạo điều kiện cho việc khai thác không bền vững: Pháp luật của nhiều quốc gia chưa thực thực chú ý đến việc bảo vệ môi trường, đến khía cạnh phát triển bền vững. Các hành vi chống lại môi trường, chông lại đa dạng sinh học chưa được xử lí hoặc được xử lí không đủ sức răn đe.Việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng các công trình hạ tầng chưa được gắn với những đánh giá tác động môi trường. Nhiều công trình công nghiệp đã gây tổn hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học.

>> Xem thêm: Đa dạng sinh học là gì ? Phân tích vai trò của đa dạng sinh học

2. Nguyên nhân đặc trưng suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam ?

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam còn xảy ra do các nguyên nhân đặc thù sau:

+ Hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại cho môi trường ở Việt Nam: Việc thiêu huỷ hàng triệu ha rừng bằng bom napan và chất độc màu da cam do Mỹ tiến hành đã để lại di chứng nặng nề cho các hệ sinh thái ở nước ta. Tính từ năm 1961 đến năm 1975, chiến ttanh do Mỹ thực hiện đã huỷ diệt 4,5 triệu ha rừng ở Việt Nam. Khó có thể khắc phục được hậu quả này trong vài thập kỉ. Không có quốc gia nào trên thế giới lại chịu sự tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh lâu dài như đất nước ta đã trải qua kể cả về tổn thất về tài sản, con người và môi trường sinh thái.

+ Tình trạng ô nhiễm nhanh chóng do sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà không có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn từ đầu: Các ngành công nghiệp giấy, rượu bia, thuộc da khai thác quặng đã làm cho hệ sinh thái tồn tại ở các vùng phụ cận bị tổn hại nặng nề. Việc đổi lấy sự phát triển công nghiệp bằng sự đi xuống của môi trường là một trong những điểm dễ nhận thấy ở Việt Nam trong vài thập kỉ vừa qua. Đây cũng có thể coi là một trong những nguyên nhân đặc thù của suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.

+ Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc ít người mà nhiều nhóm trong số đó có tập quán du canh, du cư: Trong số 54 dân tộc sinh sống ở Việt Nam thì có 50 dân tộc với khoảng 9 triệu người có tập quán du canh, du cư. Các cộng đồng này thường sống ở vùng rừng núi. Việc di chuyển của họ từ nơi đang sống sang nơi khác kéo theo sự mất đi của một diện tích rừng nhất định mà họ chặt đốt để làm nương rẫy. Cứ vài ba năm, họ lại di chuyển một lần như vậy. Chính tập quán này cũng gây tác động không nhỏ đến việc chặt phá rừng, tác động xấu đến đa dạng sinh học ở nước ta. Chỉ riêng hình thức du canh, du cư đã biến 15 triệu ha rừng thành đồi trọc.

+ Nhu cầu thưởng thức các món ăn, đồ uống chế biến từ động thực vật hoang dã đã phát triển mạnh ở nước ta: Nhà hàng đặc sản thú rừng mọc lên khắp nơi và trở thành nguồn tiêu thụ mạnh các loài động vật hoang dã. Nhiều người dân đã tìm mọi cách săn thú rừng quý hiếm để bán cho các nhà hàng đặc sản hoặc bán cho các tổ chức xuất khẩu bất hợp pháp sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước trong khu vực. Điều này dẫn tới nguy cơ là một số loài thú quý hiếm của nước ta đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

+ Sự thoái hoá nguồn gen do nhu cầu: Thực ttạng vấn đề nguồn gen trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam là một nguyên nhân của suy thoái đa dạng sinh học. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến toàn cầu song biểu hiện ở Việt Nam với những đặc thù riêng. Việt Nam vào những năm 1970 - 1976, sản xuất 15 triệu tấn lương thực là mục tiêu xa vời. Để đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nền nông nghiệp nước ta đã sử dụng các giống mới có biến đổi gen hay lai tạo khoa học, các giống nhập nội có năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay có tới 70% giống dùng trong nông nghiệp nước ta là những giống có áp dụng tiến bộ khoa học và biến đổi gen. Tuy nhiên, thực tế này cũng dẫn đến sự biến mất hoặc suy thoái các giống bản địa truyền thống. Những giống bản địa này có nhiều thuộc tính quý giá như khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới, khả năng chống chịu sâu bệnh đặc thù của khí hậu và môi trường nhiệt đới gió mùa.

+ Sự xâm nhập các loài lạ vào môi trường sinh thái Việt Nam. Sự xâm nhập các loài lạ vào môi trường của Việt Nam có vẻ như tạo thêm sự đa dạng sinh học vì có thêm những loài mới. Loài lạ được hiểu là loài tồn tại bên ngoài môi trường của các loài bản địa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loài lạ nếu không được kiểm soát sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến đa dạng sinh học. Sự phát triển quá nhanh của loài lạ này trong môi trường mới tạo ra nguy cơ đối với các giống loài khác vốn tồn tại trong khu vực bản địa của chúng. Ở Việt Nam, việc kiểm soát loài lạ xâm nhập chưa được chú trọng đúng mức. Người ta có thể đem vào môi trường bất kì động thực vật hay vi sinh vật nào, miễn là nó không phải là loài gây bệnh dịch hoặc đang trong tình trạng bị bệnh. Song trên thực tế, ngay cả khi một loài lạ không hề có khả năng gây bệnh dịch khi xâm nhập vào các hệ sinh thái ở nước ta thì cũng không thể coi là an toàn. Tác động của các loài lạ không dễ thấy trước. Trong những năm 1994 - 1995, nạn dịch ốc bươu vàng trên miền Bắc Việt Nam là một minh chứng cho vấn đề này. Sự xâm nhập và tác hại của ốc bươu vàng ở nước ta trong những năm đó là ví dụ điển hình. Nó được nhập vào Việt Nam với mục đích kinh tế, được nhân giống và phổ biến khắp cả nước. Do sự sinh sản nhanh và tạp ăn, ốc bươu vàng đã lan rộng với tốc độ vô cùng nhanh, không thể kiểm soát. Thực tế, nó trở thành loài côn trùng gây hại vô cùng nguy hiểm đối vói cây lúa nước. Hàng chục ngàn ha lúa nước trên nhiều tỉnh có nguy cơ mất ttắng. Sự xuất hiện các loài lạ rõ ràng đang là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại cho tình trạng suy thoái môi trường ở nước ta.

3. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững về đa dạng sinh học:

-Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

>> Xem thêm: Phân tích hiện trạng đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học ?

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của Nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.

- Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật môi trường, gọi ngay: 1900.6162 để đươc Luật sư tư vấn pháp luật môi trường trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật môi trường - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề