Nguyên nhân của cmts pháp

Gửi bn

@Yui

Nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

Nguyên nhân sâu xa:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba [muốn xóa bỏ chế độ phong kiến] với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc [muốn duy trì chế độ phong kiến].

Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Diễn biến cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII:

Cách mạng bùng nổ, thành lập nền quân chủ lập hiến:

-Ngày 14/7/1789: Ngục Ba-xti bị quần chúng đánh phá, mở đầu cho cách mạng Pháp. Ở khắp mọi nơi, cả thành thị và nông thôn các phong trào quần chúng nổ ra khắp nơi, chính quyền tư sản tài được thiết lập [Quốc hội lập hiến].

-Tháng 8/1789: Quốc hội lập hiến thông qua thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khẩu hiệu “Tự do – bình đẳng – bác ái” => đây là văn kiện lịch sử quan trọng, là lời kêu gọi toàn dân đứng lên đấu. Ban hành chính sách khuyến khích phát triển công thương nghiệp.

-Tháng 9/1791: Hiến pháp được thông qua xác lập nền quân chủ lập hiến. Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến bằng cách xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài.

-Tháng 4/1792: Chiến tranh giữa Pháp và Liên minh phong kiến Áo – Phổ.

-Ngày 11/7/1792: Quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy, toàn dân Pháp đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:

-Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập nên chính quyền công xã cách mạng [phái Girôngđanh]; bắt vua và hoàng hậu.

-Ngày 21/9/1972, Cộng hòa thứ nhất được thành lập, nhà vua bị xử tử.

-Đầu năm 1793, nước Pháp đối mặt với rất nhiều khó khăn: trong nước bọn phản động nội dậy, quấy nhiễu đời sống nhân dân; bên ngoài bị đe dọa bởi Liên minh phong kiến châu Âu.

-Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ chính quyền công xã cách mạng [phái Gi-rông-đanh], ngày 2/6/1793 chính quyền về tay phái Gia-cô-banh.

-Đến tháng 12/1792, Vua Louis XVI bị đem ra xét xử.

Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII:

-Chiến tranh kéo dài, xã hội bị thoái hoá đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Đứng trước tình trạng này Chính quyền Gia-cô-banh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp.

-Giải quyết tiền lương cho công nhân.
-Giải quyết ruộng đất cho nông dân bằng cách chia nhỏ ruộng đất thành những khoảnh nhỏ và bán cho nông dân trong thời hạn 10 năm.
-Xóa bỏ các nghĩa vụ phong kiến cho nông dân.
-Hiến pháp mới được thông qua, mở rộng quyền tự do dân chủ.
-Ban hành lệnh “Tổng động viên” phát huy sức mạnh toàn dân.

=> Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ cải thiện đời sống nhân dân, chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

-Trong lúc cách mạng đang lên, phái Gia-cô-banh bị suy yếu do mâu thuẫn nội bộ. 27 /7/1794 chính quyền vào tay bọn phản động sau cuộc đảo chính thành công => cách mạng Pháp thoái trào.

Thời kỳ thoái trào của cách mạng:

-Sau cuộc đảo chính thành công, Ủy ban Đốc chính ra đời đã đập tan mọi thành quả của cách mạng: Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản mới, xóa bỏ luật giá tối đa, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, loại bỏ những người cách mạng.

-Tháng 11/1799, cuộc đảo chính lật đổ chế độ Đốc chính được diễn ra, Na-pô-lê-ông Bô -na -pac được đưa lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.

-Năm 1815, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại => chế độ quân chủ được phục hồi.

Kết quả của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

-Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

- Quần chúng nhân dân là lực lượng đưa cách mạng tiến lên, hạn chế:

+ Chưa đáp ứng quyền lợi cơ bản của nhân dân.

+ Không hoàn toàn xóa bỏ chế độ phong kiến.

                                Chúc bn học tốt

Chủ Đề