Nguyên nhân của đau quai hàm

Bất kỳ một triệu chứng đau nhức nào xảy ra cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ở trạng thái bất ổn. Nhiều người trưởng thành gặp phải tình trạng đau quai hàm với các triệu chứng như đau bên trong, đau quanh vùng tai, cứng quai hàm, đau khi nhai, nhức đầu… Trong bài viết dưới đây, nhakhoathuyanh.com sẽ chia sẻ một số nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị tình trạng đau quai hàm bên trái. Mời bạn đọc tìm hiểu!

Triệu chứng đau quai hàm bên trái là gì?

Tình trạng đau quai hàm bên trái

Khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng đau quai hàm bên trái: 

– Hàm bị đau hoặc cứng hàm

– Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai

– Gặp khó khăn hoặc khó chịu trong quá trình ăn nhai

– Đau nhức vùng mặt

– Khớp bị cứng, rất khó để há hoặc khép miệng lại.

Các yếu tố bạn bị đau quai hàm bên trái 

Trong hầu hết các trường hợp thì đau quai hàm bên trái xuất hiện do khớp hàm bị chấn thương hoặc đang mắc phải các vấn đề phát sinh tại bộ phận này. Đôi khi nguyên nhân có thể sâu xa hơn, theo bác sĩ Lê Sơn Tùng – trực thuộc nha khoa Thùy Anh thì các yếu tố khiến bạn bị đau quai hàm bên trái gồm: 

Bệnh viêm khớp thái dương hàm

Bệnh đau quai hàm bên trái

Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau quai hàm bên trái. Bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm bởi các nguyên nhân phát sinh cùng lúc như: 

– Cơn đau tới từ các cơ kiểm soát hoạt động của hàm

– Khớp hàm bị kích ứng, chấn thương

– Thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ chuyển động của hàm

– Viêm khớp đĩa đệm bảo vệ khớp hàm

Ngoài ra, một số thói quen xấu cũng có thể khiến khớp hàm và các cơ chịu trách nhiệm điều khiển chuyển động của hàm có nguy cơ chịu thương tổn như:

– Thói quen nghiến răng khi ngủ

– Siết chặt hàm mỗi khi căng thẳng hay lo lắng

– Khớp hàm thường xuyên bị chấn thương bởi nhiều nguyên do như chơi thể thao, hay bị té, va đập…

Đau đầu từng cơn

Tình trạng này có thể xuất hiện ngay phía sau hoặc xung quanh một bên mắt. Cơn đau đôi khi có thể lan tới cơ hàm gây đau quai hàm bên trái.   

Các vấn đề về xoang

Xoang là những hốc xương rỗng thuộc nhóm xương sọ. Một số chúng nằm ở vị trí gần khớp hàm. Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng xoang có thể lan sang khớp hàm, gây đau nhức quai hàm. 

Các vấn đề về răng miệng

Một số vấn đề sức khỏe răng miệng có khả năng tác động trực tiếp đến cơn đau quai hàm bên trái, ví dụ như sâu răng hay áp xe răng. 

Đau dây thần kinh sinh ba

Dây thần kinh sinh ba [tam thoa] ở thái dương là dây thần kinh chính trên mặt. Khi bị đè nén, nó sẽ gây đau cho toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả các bộ phận như cơ hàm trên hoặc hàm dưới.

Phương pháp điều trị đau quai hàm bên trái

Phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ ưu tiên các biện pháp điều trị không xâm lấn để giải quyết cơn đau cơ hàm dai dẳng của bạn, chẳng hạn như:

Sử dụng máng nhai để bảo vệ miệng

Điều trị máng nhai vừa có tính bảo tồn, vừa có thể theo dõi đáp ứng bệnh với liệu pháp một cách an toàn nên rất phổ biến. 

Máng nhai thường được nha khoa Thùy Anh sử dụng để đeo vào hàm trên, bao phủ toàn bộ các răng hàm trên và mang vào ban đêm khi ngủ, trong những đợt đau cấp tính bạn cũng có thể mang cả ngày trừ khi ăn uống và vệ sinh răng. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có làm máng hàm dưới để bệnh nhân tiện sử dụng hơn khi chỉ định mang 24/24 trong thời gian ngắn.

Mục đích chính của biện pháp này là ngăn chặn thói xấu nghiến răng khi ngủ của bạn, từ đó thuyên giảm cơn đau cơ hàm. 

Uống thuốc giãn cơ

Nếu cơn đau bạn gặp phải không có dấu hiệu cải thiện khi đã đeo máng nhai thì bác sĩ có thể sẽ kê thêm toa thuốc giãn cơ để giúp thư giãn nhóm cơ hàm. 

Tuy nhiên, trong một số tình huống, thì các loại thuốc này không giúp ích nhiều cho tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng các biện pháp điều trị xâm lấn để xoa dịu cơn đau. 

Phẫu thuật hàm

Trong trường hợp hiếm gặp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật hàm để khắc phục các vấn đề liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm. Đây cũng là giải pháp cuối cùng để thực hiện điều trị đau quai hàm bên trái, chủ yếu dành cho những người bị đau nghiêm trọng hoặc cơn đau phát sinh do cấu trúc khớp hàm gặp vấn đề.

Điều trị đau quai hàm bên trái tại nha khoa Thùy Anh

Hiện nay, với phác đồ điều trị chuẩn xác, nha khoa Thùy Anh đang là đơn vị hàng đầu trong thực hiện điều trị bệnh lý và các triệu chứng liên quan tới bệnh viêm khớp thái dương hàm, trong đó có tình trạng đau quai hàm bên trái với: 

+ Hệ thống chụp phim conebeam CT khảo sát khu vực lồi cầu, khe khớp trước, khe khớp sau, khe khớp trên, khe khớp dưới từ đó xác định được sự di lệch đĩa khớp cũng như điều chỉnh lồi cầu giảm nén vùng mô sau đĩa. 

+ Sử dụng giá khớp full adjustment mô phỏng chính xác chuyển động nhai, chúng tôi sẽ điều chỉnh khớp cắn giả định trên giá khớp sau đó mới thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân nhằm đảm bảo kết quả tiên lượng tốt nhất. 

+ Sử dụng sensor phát hiện điểm cản trở khớp cắn T-scan, và phương pháp xác định bằng máy tính, điện tử đảm bảo độ chính xác 100%, hoàn toàn ưu thế so với giấy cắn cơ năng truyền thống. 

+ Bác sĩ trực tiếp điều trị tốt nghiệp các khóa học chuyên sâu về khớp cắn, khớp Thái Dương Hàm, đau đầu mặt trong nước và quốc tế. 

+ Cam kết bệnh nhân khỏi bệnh 100% và bảo hành dài hạn. Hệ thống chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp bạn sẽ luôn giữ kết nối với bác sĩ để feedback cũng như xử lý kịp thời khi có bất cứ vấn đề gì thắc mắc.

Cách phòng tránh tình trạng đau quai hàm bên trái 

Dưới đây là một số cách tránh cơn đau quai hàm bên trái bạn có thể tham khảo:  

– Nếu bạn bị lên cơn đau quai hàm, hãy tránh nhai kẹo cao su hoặc cắn các vật cứng [như móng tay hoặc bút bi]. Tránh ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai.

– Khi bạn ngáp, hãy sử dụng tay để đỡ hàm dưới của mình. 

– Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy tìm tới nha sĩ càng sớm càng tốt. 

– Khi ăn không nên nhai ở một bên hàm, phải nhai đều hai bên hàm.

– Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị cơn đau quai hàm bên trái. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ ngay với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây nhé.

NHA KHOA THÙY ANH

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/thuyanhclinic

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Thái Nguyên:

– Phổ Yên: 488, đường Phạm Văn Đồng, phường Ba Hàng

– TP Sông Công: 149, đường CMT8, phường Thắng Lợi

– TP Thái Nguyên: 184, đường Thống Nhất, phường Đồng Quan

Chủ Đề