Nguyễn đức ứng là ai

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 1 Ñeà thi: Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 2 “Hãy trình bày ý kiến về một danh nhân văn hóa hoặc một nhân vật lịch sử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà bạn tâm đắc nhất” Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 3 THÔNG TIN TÁC GIẢ 1. Họ và tên: LÊ HUỲNH NHÂN 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 30/07/1997 4. Nghề nghiệp: Học sinh 5. Dân tộc: Kinh 6. Đảng viên/ đoàn viên: Đoàn viên 7. Đơn vị học tập: Trường THPT Long Thành 8. Nơi thường trú: Tổ 17, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 9. Số điện thoại: 0932.156.892 10. Địa chỉ email: Bi d thi Tỡm hiu giỏ tr vn húa lch s ng Nai nm 2014 Lónh binh Nguyn c ng trong trỏi tim tụi v nhõn dõn Long Thnh Trang 4 Maỏy lụứi taõm huyeỏt Ai ó tng n quờ hng tụi, lm sao cú th quờn cõu ca dao ngt ngo gi thng gi nh v mt vựng t ng Nai th mng: Nh bố nc chy chia hai Ai v Gia nh, ng Nai thỡ v ng Nai cú con sụng hin hũa, ờm m trụi i, ti mỏt cho vựng bi Tõn Triu, bao bc ly nhng xúm lng to nờn cuc sng trự phỳ v ó tr thnh nim ao c ca bit bao cụ con gỏi ngy xa: ng Nai go trng nh cũ Trn cha, trn m, xung ũ theo anh õu ch cú v p ca thiờn nhiờn, mnh t ng Nai cũn cú b dy vn húa, lch s l nim t ho cho nhng ai c sinh ra v ln lờn trờn mnh t ny.Hn ba trm nm ca vựng t Biờn Hũa ng Nai so vi lch s 4000 nm dng nc v gi nc ca dõn tc ta l mt quóng thi gian khụng di, nhng ú l 300 nm ca bit bao s hy sinh ca nhiu th h v ó lm nờn mt ng Nai p nht trong lũng dõn tc. Sỏch i Nam nht thng chớ cũn ghi chộp li nhng nột p vn húa ca vựng t v con ngi Biờn Hũa ng Nai: t ai mu m, sinh sng d dngk s chm hc, dõn sinh siờng canh ci Vic vui mng thỡ mng nhau, vic tang thỡ ving nhau, dõn tỡnh trung hu sng gin d, thy chung, ngha tỡnh. Chớnh vỡ th,c vo trung tun thỏng 6 hng nm, Tnh y, Ban tuyờn giỏo v s khoa hc cụng ngh tnh ng Nai li cựng nhau t chc hi thi tỡm hiu giỏ tr vn húa lch s ng Nai nhm tụn vinh nhng giỏ tr vn húa, lch s, con ngi v nhng anh hựng t ng Nai. Qua ú, tng cng cụng tỏc giỏo dc, nõng cao nhn thc v giỏ tr vn húa lch s tnh ng Nai n ton th cỏn b, ng viờn, on viờn thanh niờn, lc lng v trang v cỏc tng lp nhõn dõn trong tnh, nht l th h tr. Nm nay [2014], hi thi tỡm hiu giỏ tr vn húa - lch s ng Nai vi thi Hóy trỡnh by ý kin v mt danh nhõn vn húa hoc mt nhõn vt lch s trờn a bn tnh ng Nai m bn tõm c nht nhm tụn vinh, tri õn nhng danh nhõn vn húa, nhõn vt lch s l nhng con ngi gc ng Nai hoc sng, chin u ng Nai qua cỏc thi k; cú nhng úng gúp tớch cc, hoc tiờu biu trong s nghip bo v v xõy dng t nc m s sỏch phn ỏnh, hoc c nh nc truy tng nhng danh hiu cao quý nh b m Vit Nam anh hựng, anh hựng lc lng v trang, Hng ng tinh thn ú, mc dự l mt hc sinh ang chun b chy nc rỳt bc vo k thi quan trng nht ca cuc i, nhng vi mt trỏi tim chõn thnh yờu lch s, yờu quờ hng, t nc, yờu con ngi ng Nai v mt s hi tng v ký c tui th ca chớnh mỡnh; tụi xin mng phộp chn v Lónh binh anh hựng Nguyn c ng ngi ó chin u v hi sinh trờn mnh t ng Nai Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 5 nhằm ngăn chặn bước tiến công của thực dân Pháp năm 1861 trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân cướp nước. Bài dự thi của tôi gồm ba phần chính:  Phần I: Những cảm nhận đầu tiên.  Phần II: Nguyễn Đức Ứng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở Long Thành – Biên Hòa năm 1861 .  Phần III: Nguyễn Đức Ứng – Những gì còn để lại.  Phần IV: Những đóng góp ý kiến. Việc biên soạn bài dự thi này là tâm huyết của chính bản thân bởi đó là một cách để tôi bày tỏ niềm kính trọng và tri ân các bậc tiền nhân đã quên mình vì dân vì nước. Và cũng từ những cảm xúc về vị lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, sẽ làm sống dậy về những ký ức của tuổi thơ chính mình. Tuy nhiên, do lượng kiến thức còn hạn hẹp cộng với việc tiếp cận, nhận định và thể hiện tính trung thực, khách quan, đánh giá đúng lịch sử là cả một quá trình. Vì thế, bài dự thi “tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai năm 2014” của tôi còn nhiều sai sót, hạn chế. Mặc dù đã cố gắng phần nào nhưng những ý kiến, kiến nghị mà bản thân đưa ra để gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử về danh nhân văn hóa còn nhiều tính chất chủ quan nên bản thân rất mong nhận được sự góp ý để bài dự thi “tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa tỉnh Đồng Nai năm 2014” của tôi thực sự có ý nghĩa hơn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Long Phước, Ban quản lý di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, thư viện huyện Long Thành, các thầy cô bộ môn Ngữ Văn và Lịch sử trường THPT Long Thành đã giúp tôi hoàn thành bài dự thi này. Xin trân trọng cảm ơn! Long Thành tháng 10 năm 2014 Tác giả kính bút! Bi d thi Tỡm hiu giỏ tr vn húa lch s ng Nai nm 2014 Lónh binh Nguyn c ng trong trỏi tim tụi v nhõn dõn Long Thnh Trang 6 Phn I: NHNG CM NHN U TIấN Coồ tớch cuỷa cuoọc ủụứi Chiu thỏng 7, mt bui chiu ờm nh ru vi ting lỏch tỏch ca nhng cn ma phựn cui h. Ngoi tri, lỏ vng lỏc ỏc ri theo tng hi ma bay, lũng ngi theo ú cng m bun. Thỏng 7 v khi gi trong lũng chỳng ta nhng k nim v mt thi th u vi ụng b, cha m v ca chớnh cuc i mỡnh. i vi tụi, c mi thỏng 7 v thỡ mi tụi li cú nhng suy t, hoi nim v nhng k nim ca tui th v nhng phong v quờ nh ni tụi sinh ra v ln lờn trong vũng tay ca ụng b, cha m v cng chớnh l ni tụi bc nhng bc chp chng u tiờn trờn ng i. Nhng suy t, hoi nim y l nhng iu thiờng liờng v cao quý m bn thõn tụi t nh s khụng sao tỡm li c trong kip ngi hu hn ny. Sinh ra v ln lờn ti mt vựng quờ yờn bỡnh thuc xó Long Phc, huyn Long Thnh, tnh ng Nai; t lõu, tụi ó mang trong mỡnh cỏi hng v phự sa nng m v mt nc da ngõm ngõm c trng ca nụng dõn Vit. Theo nhng gỡ m ngi b ỏng kớnh ca tụi k li, ngy m ba tụi cũn nh, lng tụi nghốo lm. Mi ngi sng ch hi vng sao cú n, mt l phc c lm ri!. Nhng dõn lng tụi may mn ch ụng tri ban cho nhng cỏnh ng cũ bay thng cỏnh. Nhng cỏnh ng rung lỳa ny ó mang li cho dõn lng mt ngun thu nhp v mt cụng vic n nh. Gia ỡnh tụi cng khụng ngoi cỏi khú khn, gian kh m dõn lng phi gỏnh chu. V li au n hn khi ụng ni, ngi tr ct trong gia ỡnh mt sm, mt mỡnh b tụi phi mt nng hai sng, nuụi to bỏn tn v cn lao bờn mónh rung m ụng b li nuụi ba tụi khụn ln, n hc thnh ti tr thnh mt ngi giỏo viờn, hng ngy tip ni tng lai cho th h mai sau. Núi n õy thụi thỡ cm xỳc trong lũng tụi li tro dõng khi ngh v ngy y, cỏi ngy mt thõn mt mỡnh b ln li sm tra ch vỡ cú ba tụi hụm nay. V cỏc bn, cú mt iu rt thiờng liờng v k diu luụn hin hu vnh hng trong dõn lng núi chung v gia ỡnh tụi núi riờng. iu k diu v thiờng liờng y chớnh l s tớn ngng vo mt v anh hựng trong cuc khỏng chin chng Phỏp m dõn lng tụi cung kớnh nh mt v thn thnh hong trong lng v c gi bng mt danh t tụn kớnh: ễNG. ú chớnh l Lónh binh Nguyn c ng mt lónh binh ó anh dng hi sinh nm 1861 nhm ngn chn bc tin cụng ca Phỏp tin vo v chim úng Long Thnh. Theo dõn lng truyn tng, ễng linh lm. Cú nm do hn hỏn kộo di, mựa mng tht bỏc lm cho i sng mi nh vụ cựng khú khn v c ng phi phú mt cho tri. Tuy nhiờn, mi ln nh vy, dõn lng tụi khụng ai bo ai, li tp trung bờn m ễng thp nhang v nguyn ễng phự h cho mựa mng bi thu, Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 7 công việc đồng áng thuận lợi, nhà nhà được cơm no, áo ấm. Kì diệu thay! Chính vì sự nương vào bến đỗ tâm linh này mà dân làng tôi đã có nhiều động lực hơn, chung sức chung lòng thoát khỏi tình trạng khó khăn, thiếu thốn mà dân làng đang phải gánh chịu. Đối với bản thân tôi, sinh ra và lớn lên khi đất nước đã thoát khỏi tình trạng chiến tranh nghèo đói, nên có lẽ tôi đã không cảm nhận hết những gì khó khăn, cơ cực ngày trước mà các bậc tiền nhân nói chung và bà của tôi nói riêng phải đổi bằng chính xương máu của chính mình. Nhưng trong trái tim của tôi luôn có một sự cảm thông sâu sắc và một niềm kính trọng vô bờ đối với các bậc tiền nhân khả kính. Nhất là một tấm lòng tôn kính thiêng liêng đối với vị Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng mà tôi cũng cung kính gọi bằng một danh từ “Ông”. Các bạn có biết không? Nếu gọi là duyên thì gia đình tôi có một cái duyên rất lớn đối với Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Nếu như bà tôi nương vào Ông mà có thêm động lực để quên đi những khó khăn, vất vả của một người nông dân “chân lội xuống bùn tay cấy mạ non”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì ba tôi lại nhờ vào chính những giọt mồ hôi nước mắt của bà và hơn hết là một tấm lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con nên đã vung đắp cho ba tôi trở thành một giáo viên giảng dạy tại ngôi trường mang tên Ông – THCS Nguyễn Đức Ứng. Còn đối với bản thân tôi thì đó là một câu chuyện cổ tích hay nhất, sâu xa nhất mà tôi cảm nhận được. Ngày tôi còn nhỏ, do mẹ phải đi làm ở công ty chiều mới về nên phần lớn việc chăm sóc tôi đều do ba phụ trách. Sáng tôi được ba đưa đi học mẫu giáo, chiều về theo ba lên trường THCS Nguyễn Đức Ứng, nơi ba đang công tác. Chính nơi đây đã xây đắp cho tôi những bài học đầu tiên trong cuộc đời. Đó là bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và một tin thần yêu nước ngay từ bé. Nhớ mỗi lần được mấy thầy cô kể về Ông với câu chuyện về một vị lãnh binh quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất mà cha ông ta ngày trước đã khai hóa được. Mỗi lần được nghe kể là mỗi lần tôi có thêm niềm tự hào về lòng yêu nước và sự hi sinh anh dũng của Ông – Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Nói thật, trong đôi mắt của một đứa trẻ lên 3 ngày đó, tôi cứ nghĩ Ông cũng giống như những nhân vật anh hùng trong truyện cổ tích với thân hình to lớn, vạm vở của con nhà võ, khoác trên mình một bộ quân phục triều đình với con ngựa sắt, áo giáp sắt, trụ giữa cánh đồng lúa Long Phước làm cho quân địch phải e dè, kiếp sợ. Có một kỷ niệm làm tôi không bao giờ quên đó là lần đầu tiên theo gia đình cùng các thầy cô xuống viếng Ông nhân ngày giỗ 26/11 âm lịch. Ngày đó, tôi chỉ là một đứa trẻ lên ba nên rất hồn nhiên, ngây thơ và rất mê chơi với những đứa trẻ cùng trang lứa. Vì thế, sau khi cùng gia đình và các thầy cô giáo dâng lễ cúng giỗ Ông xong, tôi đã chạy nhảy vui đùa cùng mấy đứa trẻ cùng lứa ở địa phương đến nổi vấp té và bị trầy xướt, chảy máu cả cái đầu gối. Lúc đó, tôi đau điếng cả người và bắt đầu sụt sùi trong nước mắt. Khi tôi khóc, có một cô mặt áo dài nằm trong ban tiếp lễ thấy vậy liền đem một quả quýt cho tôi và nói: “Con đừng khóc nữa! Cô cho con nè, lộc của Ông đó, con ăn đi cho hết đau chân!”. Rồi cô lột vỏ và bóc từng múi từng múi cho tôi ăn. Nói thật, hồi còn nhỏ, tôi rất ghét ăn quýt vì vị chua Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 8 của nó làm tôi ớn cả da gà. Thế nhưng, tôi không hiểu vì sao lần này những múi quýt lại ngọt đến vậy. Và đến khi lớn khôn, tôi mới hiểu nó ngọt là ngọt ở tình người và hơn hết là ngọt ở cái tấm lòng của những dòng người về đây dâng lễ vật lên Ông với niềm biết ơn và tôn kính vô hạn. Lần đầu tiên đến viếng mộ ông ấy đã làm tôi cảm nhận được một cái nghĩa tình trân quý mà bà con nơi đây dành cho nhau, cùng chung sống trong sự chở che của ông – Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, trong đó có bà, ba và cả tôi. Và cũng từ cái tình người thiêng liêng ấy đã thôi thúc tôi năm nào cũng về thăm Ông nhân ngày giỗ hoặc những ngày về thăm bà nơi quê cũ. Rồi đến năm học bước vào lớp 6, tôi đã vinh dự được học ở ngôi trường mang tên Ông – THCS Nguyễn Đức Ứng. Từ ngày đầu bước vào trường, tôi đã quyết tâm sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đưc thật tốt, tham gia các hoạt động do nhà trường và Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức nhằm góp một phần nào đó để xây dựng một ngôi trường THCS Nguyễn Đức Ứng vững mạnh, thân thiện, học sinh tích cực; xứng đáng là một học sinh trong ngôi trường mang tên vị lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Và cũng chính vì sự cần cù, quyết tâm ấy nên vào năm học lớp 9, tôi được toàn thể các bạn đội viên trong trường tin tưởng bầu làm Liên Đội Trưởng. Kể từ đây, tôi càng quyết tâm hơn nữa khi cùng với cô tổng phụ trách, các bạn trong Ban chỉ huy Liên đội và toàn thể các bạn đội viên nhà trường xây dựng một Liên Đội vững mạnh nhiều năm liền của tỉnh. Đồng thời, tham gia nhiều kỳ thi, hoạt động do huyện, tỉnh tổ chức và nhiều lần đạt được những thành tích cao, mang vinh quang về cho ngôi trường mang tên Nguyễn Đức Ứng. Hôm nay, dù đã là một đứa học sinh cấp 3 chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời, thế nhưng lòng khát ngưỡng, kính trọng, sự biết ơn và niềm tự hào về một con người đi vào lịch sử mang tên Nguyễn Đức Ứng vẫn mãi trong trái tim tôi. Nó luôn sôi sục, trào dâng và nhất là khi những ngày hội thi “Tìm hiểu giá trị - văn hóa- lịch sử Đồng Nai” đang ùa về… Phần II: LÃNH BINH NGUYỄN ĐỨC ỨNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN LONG THÀNH- BIÊN HÒA NĂM 1861 I. Bối cảnh lịch sử Đồng Nai trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta: Sau 5 tháng sa lầy trong nổ lực đánh chiếm ở Đà Nẵng, R. De Genouilly kéo 2.200 lính Pháp và Y Pha Nho vào Nam để đánh chiếm Gia Định. Ngày Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 9 19/12/1859, bọn xâm lược hội quân ở ngoài khơi Vũng Tàu, gồm 20 tàu chiến và ngày hôm sau, đã nổ súng tấn công bảo Phước Thắng. Kể từ lúc đó, quân dân Biên Hòa đứng lên giành lấy trách nhiệm của cuộc đối đầu lịch sử. Ngày 24 tháng 2 năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Duy tử trận, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương phải rút về Biên Hòa dựng đồn lũy chống giặc. Ngày 16 tháng 12 năm 1861, sau khi triển khai lực lượng, quân Pháp bất ngờ hạ lệnh tấn công thành Biên Hòa. Bởi nhiều lý do nên chỉ trong vòng một ngày cầm cự, Nguyễn Bá Nghi [Hộ bộ Thượng thư được vua Tự Đức sai làm Khâm sai Đại thần] đã phải bỏ chạy rút về Phước Tuy, sau đó theo đường Bà Rịa chạy ra Bình Thuận, mặc cho số phận của quân dân Biên Hòa. Vì thế, sau một ngày khởi chiến, quân Pháp ung dung tiến vào thành Biên Hòa. Lúc này, các tỉnh thần là Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan, Án sát Lê Khắc Cẩn bị vua Tự Đức trách cứ và ban dụ phải dốc sức tổ chức lực lương nghĩa quân kháng Pháp, nhưng Nguyễn Đức Hoan đã bỏ đồn Hố Nhỉ lui về đại phận thôn Thắng Hải thuộc tỉnh Bình Thuận, quân lính tan tác hầu hết. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng binh triều Nguyễn Bá Nghi và binh tỉnh Biên Hòa Nguyễn Đức Hoan đã bỏ phủ Phước Tuy [bao gồm vùng đất Long Thành – Nhơn Trạch – Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Long Khánh] mà chạy về Bình Thuận. Riêng Án sát Lê Khắc Cẩn còn trụ lại để gom lương thực, khí giới và tổ chức “sai người được việc, ngầm đi chiêu tập”. Kết quả của công việc này, sử sách không chép rõ, song theo ký ức được lưu truyền từ nhiều thế hệ ở đây [trong đó có người bà đáng kính của tôi] thì phong trào kháng chiến chống Pháp đặt dưới sự chỉ huy của một vị lãnh binh mang tên NGUYỄN ĐỨC ỨNG. II. Đất Long Thành – Nguyễn Đức Ứng dấy quân ứng nghĩa: Với những dữ liệu truyền miệng cùng với tài liệu văn tự trên tấm bia đá tại ngôi mộ : “Ici repose Nguyễn Đức Ứng – Lãnh binh de l’Armée Impériale Tự Đức. décédé le 26 Décembre 1861” chúng ta có thể định đoán rằng chính Nguyễn Đức Ứng được triều đình cắt cử vào chức phó Lãnh binh Biên Hòa theo chỉ dụ tháng 4/1859 của vua Tự Đức: “Đặt thêm chức Phó Lãnh Binh các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa, vì là việc sai phái có nhiều khẩn cấp” và tòng dưới quyền của Lãnh Binh Bùi Thỏa. Bia mộ khắc tên người Lãnh binh anh dũng Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 10 Theo sử liệu, sau khi giặc Pháp chiếm Biên Hòa vào ngày 16/12/1861, chúng liền theo sông Đồng Nai tiến đánh Long Thành, phủ Phước Tuy và chiếm nốt Bà Rịa vào ngày 07/01/1862. Trong khoảng giữa hai thời điểm thất thủ Biên Hòa và Bà Rịa, Nguyễn Đức Ứng đã trực tiếp chỉ huy lực lượng phòng ngự ở Long Thành. Sau đó, ông tiến hành thu thập tàn binh từ Biên Hòa chạy về nhằm tổ chức lại và cũng cố tinh thần chiến sĩ. Với lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, Ông mang tư tưởng chủ chiến và quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để ngăn chặn bước tiến công của giặc. Và đây cũng chính là điểm khác nhau giữa Ông với các vị chỉ huy khác cùng thời. Với tinh thần ấy nên đã cổ vũ và tác động mạnh mẽ vào tinh thần chiến đấu của các binh sĩ vì nước quên thân và được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân địa phương Long Thành. Chính vì thế, ngoài lực lượng quân sĩ từ Biên Hòa do chính ông chỉ huy, còn có lực lượng đông đảo quân Nghĩa dũng Long Thành thuộc các tầng lớp nhân dân địa phương quyết tâm phòng thủ, ngăn chặn bước tiến của quân Pháp từ hướng Biên Hòa xuống Bà Rịa. Với mục tiêu bảo vệ tuyến phòng thủ, không cho quân Pháp từ Biên Hòa tiến đánh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nguyễn Đức Ứng cho triển khai lực lượng dọc theo quốc lộ 15 [nay là quốc lộ 51] nhằm tiêu hao sinh lực địch. Đồng thời chọn lũy Ký Giang thuộc xã Long An, huyện Long Thành [nay là xã Long Phước, huyện Long Thành] làm điểm phòng thủ quyết chiến với giặc Pháp. Nguyễn Đức Ứng cho xây dựng căn cứ ở đoạn cuối khu rừng nguyên sinh thuộc ấp Xóm Gò, tiếp giáp với cánh đồng Bào Lùng rộng hơn 80 hecta của xã Long An [nay là xã Long Phước], huyện Long Thành. Căn cứ của Ông và nghĩa quân cách lũy Ký Giang khoảng hơn 1 km về hướng Nam, có vị trí chiến lược “tiến có thể đánh, lùi có thể giữ”. Vì thế, nếu địch từ Long Thành tiến vào căn cứ phải vượt qua được lũy Ký Giang dầy đặc tre gai và bàu nước sình lầy rộng lớn, quân ta sẽ dể dàng phát hiện địch từ xa, kịp thời bố trí lực lượng tấn công. Nếu địch vượt sông Đồng Nai để tiến vào căn cứ thì phải vượt qua sông Thị Vải và Suối Cả [cách căn cứ hơn 1 km] và một cánh đồng Bàu Lùng rộng lớn, quân ta có thể dể dàng phát hiện địch từ phía xa, bố trí lực lượng tiêu diệt; đồng thời, căn cứ được xây dựng gần khu dân cư nên nhận được sử ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; lại tiếp giáp với rừng nguyên sinh nên dễ dàng cho quân ta lùi vào rừng sâu ẩn nấp, bảo toàn lực lượng. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Lũy cũ Ký Giang ở địa hạt Long Thành, phía Tây bờ sông Ký Giang là chổ cựu Tiết chế Nguyễn Văn Tuấn đồn binh chống Tây Sơn. Năm Nhâm Tý khi triều Nguyễn trung hung [1792] khởi đắp từ bờ sông phía Tây chạn ngang giữa đại lộ theo bờ sông đắp qua phía Bắc, dài 20 dặm rưỡi, Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 11 lấy Trường Giang làm hào hố, chiếm cứ chổ hiểm yếu, nay di chỉ vẫn còn”. Năm 1861, lũy Ký Giang được Nguyễn Đức Ứng củng cố, rào trồng thêm tre gai tạo bức cản vững chắc, nhằm ngăn chặn quân Pháp từ Biên Hòa tiến đánh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trở lại tình hình chiến sự lúc bấy giờ. Sau khi chiếm được Biên Hòa, đại tá Bonard chỉ huy cánh quân của Pháp đánh chiếm Long Thành. Khoảng 9 giờ này 26 tháng 11 năm 1861, cánh quân do Đại tá Domenech – Diego chỉ huy tiến vào huyện lỵ Long Thành. Khi quân địch tràn đến ngã ba Nhà Mát gần ấp Bà Ký, cách căn cứ của nghĩa quân hơn 1 km theo đường chim bay thì bị quân ta do Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chỉ huy phục kích đánh trả quyết liệt. Nhưng do sự tương quan lực lượng, khi vũ khí và lực lượng của quân địch quá mạnh nên quân ta vừa ứng chiến, vừa tiêu hao sinh lực địch, vừa rút dần về phòng thủ tại hậu cứ của nghĩa quân. Quân Pháp đã bị chặn lại tại đây và trận đấu giữa hai bên diễn ra quyết liệt. Với tinh thần chiến đấu anh dũng và sự chỉ huy gan dạ của Nguyễn Đức Ứng, quân ta đã chiến đấu oanh liệt trước thế lực hung hậu của bọn Thực dân cướp nước. Cuộc chiến đấu càng lúc càng trở nên gay gắt, bất phân thắng bại mặc dù trong tay nghĩa quân chỉ có những vũ khí thô sơ và số binh sĩ thương vong rất nhiều. Đến khoảng 14 giờ chiều, khi cuộc chiến đấu vẫn chưa phân thắng bại thì một lực lượng viện binh của Pháp ở Biên Hòa đã tiếp ứng phối hợp với cánh quân của Đại tá Domenech – Diego, đồng thời một cánh quân khác do Đại tá Lebris chỉ huy đã vượt sông Đồng Nai đánh chiếm tỉnh lộ 17 và đánh sang tỉnh lộ 19, làm phá tan trận địa phòng ngự của nghĩa quân. Trước tình hình đó, quân ta vẫn giữ vững khí thế của người dân tộc Việt, tiếp tục chiến đấu anh dũng. Tuy nhiên, đến chiều, Nguyễn Đức Ứng bị trúng đạn thọ thương, các nghĩa binh phải khiên Ông rút vào căn cứ. Do vết thương quá nặng, ngày 27 tháng 12 năm 1891 [nhằm ngày 26 tháng 11 năm Tân Dậu], Nguyễn Đức Ứng đã trút hơi thở cuối cùng ôm theo mối hận: ĐẠI NGHĨA CHƯA THÀNH. Nguyễn Đức Ứng hi sinh, địch thừa thế dồn lực lượng bao vây và đánh úp căn cứ, ghết hại các nghĩa binh còn lại. Sáng ngày 27 tháng 12 năm 1861, Long Thành rơi vào tay của bọn thực dân cướp nước. Nhân dân Long Thành bước vào thời kỳ tủi nhục của một người dân sống trong cảnh “nước mất – nhà tan”. III. Tìm hiểu về thân thế của lãnh binh Nguyễn Đức Ứng: Do những đặc điểm tình hình lịch sử lúc bấy giờ nên việc ghi chép của sử thành văn còn nhiều khiếm khuyết về lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, song với nguồn truyện kể lưu truyền trong nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến ngày nay thì đủ để khắc họa một nhân cách anh hùng bất khuất xứng đáng với sự tôn vinh của nhân dân nơi chứng kiến sự hi sinh anh dũng của Ông và nghĩa quân. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 12 Như đã trình bày ở trên, nếu căn cứ vào chỉ dụ của vua Tự Đức vào tháng 4 năm Kỷ Mùi [1859] và văn tự trên tấm bia đá tại ngôi mộ :“Ici repose Nguyễn Đức Ứng – Lãnh binh de l’Armée Impériale Tự Đức. décédé le 26 Décembre 1861” chúng ta có thể định đoán rằng chính Nguyễn Đức Ứng được triều đình cắt cử vào chức phó Lãnh binh Biên Hòa theo chỉ dụ tháng 4/1859 và tong dưới quyền của lãnh binh Bùi Thỏa. Như vậy, về sau có hai khả năng: 1. Nguyễn Đức Ứng được cử làm Lãnh binh Biên Hòa thay cho Bùi Thỏa bị cách lưu. 2. Với cương vị là phó lãnh binh, ông đã lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng đất này và sau khi hi sinh được triều Nguyễn truy phong làm lãnh binh. Ngoài ra, cũng có khả năng, sau khi anh dũng chiến đấu, bị trọng thương phải bỏ mạng, ông được dân chúng địa phương kính trọng tôn phong là Lãnh Binh Theo tư liệu sách “Đồng Nai di tích văn hóa” ghi, vào khoảng năm 1936, có một người phụ nữ từ Sài Gòn đến tìm mộ, thường được gọi là Bà Năm Sài Gòn, bà nói giọng Huế mặc trang phục theo kiểu Tàu và tự xưng là cháu của Nguyễn Đức Ứng. Sau khi tìm được mộ, bà lập đàn cúng bái và thuê người xây dựng lại toàn bộ ngôi mộ như hiện hữu [ trước kia ngôi mộ chỉ là mộ đất]. Những năm sau đó, vào dịp tết Thanh Minh, bà có trở lại vài lần cúng viếng và sau đó qua nhiều năm biến động của chiến tranh, người dân địa phương không thấy bà quay trở lại nữa. Trong những lần Bà Năm đến viếng thăm mộ Nguyễn Đức Ứng, có nói cho ông Phạm Văn Nhị - chủ khu nhà vườn nơi ngôi mộ tọa lạc và là cậu ruột của ông Lê Xuân Bạc rằng Nguyễn Đức Ứng mất khi Ông 61 tuổi. Như vậy, có thể suy ra Nguyễn Đức Ứng sinh vào năm 1800. Năm 1991, lại có một người xưng là con cháu cụ [ không rõ họ tên] từ Huế vào tìm mộ và có gặp ông Lê Xuân Bạc [chủ nhân khu vườn có mộ Nguyễn Đức Ứng]. Sau khi viếng mộ, ông trở ra Huế và hứa sẽ trở lại nên có để lại địa chỉ của một người bà [ trên 90 tuổi] là Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy số 08 đường Đinh Bộ Lĩnh - thành nội Huế. Sau khi nhận được địa chỉ này thì vào năm 1992, Bảo tàng Đồng Nai đã gửi thư liên hệ nhưng bưu điện phúc đáp địa chỉ này không có người nhận và đến khi cử cán bộ ra tận Huế để xác minh thì được chủ ngôi nhà số 08 đường Đinh Bộ Lĩnh - thành nội Huế cho biết đã mua lại từ chủ của ngôi nhà này và bà ta đã qua đời rồi. Đặc biệt, sau khi nghiêm cứu Nguyễn Phước phả hệ, thì có phát hiện một nhân vật là Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy, cháu nội của Hoàng tử tử 55 con vua Minh Mạng là Miên Kiền. Bà sinh năm 1895, mất năm 1983. Tuy vậy, do tư liệu không nhiều nên hiện nay, Bảo tàng Đồng Nai vẫn đang tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ của bà với Nguyễn Đức Ứng nhằm làm rõ thân thế của Ông. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 13 Qua những nguồn thông tin trên cũng như tấm bia đá ghi chữ bằng tiếng Pháp năm 1936 và họ là Công Tằng Tôn Nữ trong địa chỉ đã phần nào có đủ cơ sở để khẳng định rằng Nguyễn Đức Ứng là thành viên cuả gia tộc Nguyễn Đức, một trong những gia tộc có nhiều người làm quan nhất triều Nguyễn. Phần III: LÃNH BINH NGUYỄN ĐỨC ỨNG NHỮNG GÌ CÒN Ở LẠI I. Di tích lịch sử: Mộ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh: 1. Vị trí hiện nay: Mộ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh chống Pháp tọa lạc tại ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ ngã ba Vũng Tàu hay đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Dây theo quốc lộ 51 nối thành phố Biên Hòa với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngôi mộ của Lãnh Binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh nằm bên trái, cách quốc lộ 51 khoảng 250m, cách trung tâm huyện Long Thành khoảng 7 km về hướng Nam. 2. Lịch sử xây dựng: Sau khi Nguyễn Đức Ứng và các Nghĩa binh anh dũng hi sinh, nhân dân Long Thành đã tìm cách đưa thi hài Ông và các nghĩa sĩnh về an táng trong một ngôi mộ chung trên một khu đất cao của khu rừng nguyên sinh, ngay căn cứ kháng Pháp của Ông thuộc xã Long Thuận [nay là xã Long Phước, huyện Long Thành]. Do cuộc sống lúc này còn đang rất khó khăn, đồng thời cũng để che mắt bọn thực dân Pháp, nhân dân đã an táng Ông và các nghĩa binh yên nghĩ dưới lòng đất, rồi đắp lên trên một ngôi mộ đất, dựng trước mộ một tấm bia đá trên khắc dòng chữ Hán tên Nguyễn Đức Ứng, với dòng lạc khoản: “Thân thời” [bên trái] “thập nhất nguyệt nhị thập lục nhật” [bên phải]. Và cũng chính từ đây, mảnh đất Long Thành này trở thành nơi yên nghỉ ngàn đời của người anh hùng bất khuất và các nghĩa sĩ đã hi sinh cho tổ quốc. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 14 Cách nay hơn 100 năm,ông Phạm Văn Luận [ông ngoại của ông Lê Xuân Bạc] ở ấp Xóm Gò, xã Long Thuận, huyện Long Thành [nay là xã Long Phước – huyện Long Thành] vào khu rừng bàu sình lầy, nơi có ngôi mả vôi thuộc ấp Ông Cua khai hoang trồng lúa, trồng tràm và cây ăn trái. Và khu đất ông khai phá có ngôi mộ của Lãnh Binh Nguyễn Đức Ứng. Ban đầu, ông Luận không biết mộ phần của ai nhưng gia đình vẫn thường xuyên rẫy cỏ, chăm sóc, nhang khói cho ngôi mộ. Thời gian sau, ông Luận dựng nhà cho con cháu đến ở trên khu đất có ngôi mả vôi, ông và những người trong gia đình vẫn tiếp tục chăm sóc ngôi mộ hết đời này sang đời khác và xem người dưới mộ như chính người thân trong gia đình mình. 3. Các giai đoạn trùng tu: a. Lần trùng tu năm 1936: Sau 75 năm tồn tại bằng một ngôi mộ bằng đất, năm 1936, Bà Năm Sài Gòn [như đã trình bày ở trên] thuê nhân công xây dựng lại có hình kim tử tháp cụt, bằng gạch xi măng, cát pha đá cuội và đặt một bia đá ghi bằng tiếng Pháp ở trước mộ phần: “Ici repose Nguyễn Đức Ứng – Lãnh binh de l’Armée Impériale Tự Đức. décédé le 26 Décembre 1861” [tạm dịch: Đây là ngôi mộ Nguyễn Đức Ứng –Lãnh binh của triều Tự Đức, hy sinh ngày 26 tháng 12 năm 1861]. Cũng xin nói thêm, do không tra cứu kỹ ngày tháng giữa âm lịch và dương lịch nên bà Năm đã cho khắc nhầm ngày mất của Nguyễn Đức Ứng trên bia. Ngày mất của Ông là 26 tháng 11 năm Tân Dậu, khắc nhầm thành ra ngày 26 tháng 12 năm 1861 thay vì tính ra dương lịch chính xác là ngày 26 tháng 12 năm 1861. Tấm bia đá cũ khắc chữ Hán lâu ngày bị lún dưới đất, bà cho nâng lên và để ở phía dưới, nơi đặt lư hương trước mộ. Để bảo vệ không cho trẻ con leo trèo lên mộ , bà Năm cho rào phía trên mộ hang trụ cột bê tông được nối bởi những thanh sắt tròn sơn đỏ và rào xung quanh [cách ngôi mộ khoảng 4m] dựng một hàng rào gỗ cây căm lục ngăn chặn không Vị trí của nền miếu cũ trong khu vườn của gia đình Ông Ba Bạc Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 15 cho trâu, bò vào phá mộ. Căm lục là một loại cây có sẵn ở rừng nguyên sinh của huyện Long Thành, gỗ có đặc điểm rất chắc, cứng như thép, có màu đỏ như gõ đỏ. Loại gỗ này để lộ thiên ngoài trời không sợ mối mọt, hư mục, thích hợp dùng làm cọc tiêu, hàng rào và làm bánh xe bò. Hình dáng của ngôi mộ trùng tu, sửa chữa lần này tồn tại cho đến ngày nay. b. Lần trùng tu năm 1996: Trải qua thời gian dài tồn tại, do tác động bởi thiên nhiên, thời tiết nắng mưa ngôi mộ đã bị xuống cấp, vôi quét trên mộ đã bị bong tróc, rêu phong. Hàng rào xung quanh ngôi mộ bằng gỗ căm lục đã bị mất gần hết. Được chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai, Bảo tàng Đồng Nai đã tiến hành lập dự án trùng tu tôn tạo lại phần mộ của Ông. Các hạng mục được tu sửa bao gồm: - Sơn sửa lại phần mộ - Lót gạch đất nung ở nền xung quanh mộ. - Xây một ngôi miếu nhỏ ở phía trước bên phải mộ, diện tích 9m2 [3m x 3m] để có chỗ thắp nhang cúng tế và đặt bản sao bằng xếp hạng di tích. Trong miếu, có tấm bia đá nội dung “ Đây nơi an nghỉ ngàn thu của Lãnh binh Nguyễn Ngôi mộ trước khi được trùng tu Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 16 Đức Ứng và 27 nghĩa sĩ đã anh dũng hiến thân cho Tổ quốc trong trận quyết chiến với quân Pháp xâm lược ngày 27 tháng 12 năm 1861 [26/11/ năm Tân Dậu]”. Trên hai trụ gạch trước miếu có cặp liễn chữ Hán, nội dung: “ Đức cảm thần linh báo hiệu thôn lân giai hữu phước Ứng linh phát hiện Lãnh binh tử trận tại Tuy Long”. - Xây một hồ nước hình lục giác rộng khoảng 50 m2 ở phía mộ, trụ gạch xi măng, giăng kẽm gai. - Làm cửa ra vào ngôi mộ: trụ cột bê tông cốt thép, cánh cửa bằng sắt. - Chỉnh trang khuôn viên khu mộ khang trang, sạch đẹp. c. Lần trùng tu năm 2010: Nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Long Thành lần thứ IX [nhiệm kỳ 2010 – 2015], hướng tới kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đồng thời, để phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn của một vị lãnh binh đã anh dũng chiến đấu và hi sinh trên mảnh đất Long Thành vì nền tự do và độc lập của dân tộc, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Long Thành quyết định đầu tư nâng cấp và trùng tu tôn tạo, mở rộng khu di tích mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh. Đơn vị lập dự án là Công ty TNHH Tư Vấn xây dựng Bình Quang. Tổng mức vốn đầu tư là 21.590.000.000 đồng bao gồm: chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí đền bù giải tỏa, chi phí khác và dự phòng phi. Nguồn vốn đầu tư là ngân sách huyện và huy động xã hội hóa. Ngày 23 tháng 7 năm 2010, công trình chính thức được chính thức khởi công và khánh thành giai đoạn 1 vào đúng ngày kỷ niệm 150 năm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng hi sinh tại mảnh đất Long Thành [1861 – 2011]. Các hạng mục xây mới gồm:Cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, hồ nước, hòn non bộ, nhà đón khách, hàng rào, khu trồng cây lưu niệm, thảm xanh, sân đường đi bộ, hệ thống cấp, thoát nước, hồ nước phía trước mộ Ông, đường dây trung thế, trạm biến áp, điện hạ thế, bãi để xe, các công trình phụ: nhà vệ sinh, tháp nước, giếng khoan. Các hạng mục trùng tu, tôn tạo: Khu mộ chính, ngôi miếu nhỏ xây dựng năm 1996 ở phía trước mộ [hiện nay ngôi miếu vẫn còn, không như một số tài liệu về Ông đã ghi], hồ nước ở phía trước mộ Ông. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 17 Khu mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh ngày nay II. Lễ giỗ người anh hùng vì nước Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh: Cách đây hơn 100 năm, việc hương khói, chăm sóc cho ngôi mộ Ông do gia đình ông Lê Xuân Bạc phát tâm và làm hết đời này sang đời khác. Đến năm 1980, nhà nước chủ trương cho thành lập lại hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Năm 1983, tập đoàn 8 sản xuất xã Long Phước được thành lập do ông Lê Xuân Bạc làm tập đoàn trưởng. Khu ruộng xung quanh mộ Nguyễn Đức Ứng được quy hoạch giao cho tập đoàn 8 sản xuất, nhân cơ hội này, ông Bạc đã đứng ra vận động các thành viên của tập đoàn hàng năm tổ chức cúng giỗ Nguyễn Đức Ứng, xin ông phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu, công việc đồng án thuận lợi và lời đề nghị của ông Bạc đã được các thành viên của tập đoàn 8 cùng nhân dân xã Long Phước hưởng ứng nhiệt tình. Từ đó hàng năm vào ngày 25-26/11 âm lịch, tập đoàn 8 và nhân dân xã Long Phước đều làm lễ giỗ Ông. Đây là mốc thời gian mở đầu và chính thức tổ chức giỗ Nguyễn Đức Ứng và các nghĩa binh mang tính cộng động của nhân dân địa phương. Ban quý tế gồm có 9 thành viên được thành lập. Trong đó, ông Lê Xuân Bạc được chọn làm Trưởng ban Quý tế - Chánh tế. Đồng thời, mời các cụ lão ấp Đất Mới tham gia với tư cách là cố vấn thực hiện các nghi thức cúng tế. Theo phong tục tập quán của người dân làng tôi, khi vụ mùa thu hoạch xong và sau khi mùa vụ cuối năm kết thúc, bà con trong xã tổ chức cúng ruộng, gọi là lễ cúng tạ ơn thần nông. Bên cạnh đó, bà con cũng Sắm sửa ra khu ruộng Phần Bàu gần ngôi mã vôi [tức mộ Nguyễn Đức Ứng] để cúng, xin Ông phù hộ cho mùa thuận gió hòa, công việc đồng áng được thuân lợi, mùa màng bội thu và phù hộ cho nhà nhà được ấm no, gia đình hạnh phúc. Tùy theo điều kiện năm thu hoạch được mùa hay thất, nếu được mùa bà con đóng góp cúng giỗ nhiều hơn như năm đó có thêm một con heo quay và lễ cúng có mượn thêm học trò lễ của các đình, miếu lân cận về dâng rượu cho Ông và các nghĩa binh. Ngoài ra ban quý tế còn Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 18 mướn các bộ phim video lịch sử, tuồng tích cổ của việt Nam chiếu suốt đến 25- 26 tháng 11 cho bà con xem, tạo không khí hội hè cho lễ giỗ. 1. Giai đoạn từ năm 1987 đến 1994: Khi chưa xếp hạng Di tích, người dân tổ chức cúng giỗ vị Lãnh binh do Ông Lê Xuân Bạc làm trưởng ban Quý tế Để việc cúng tế Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và các nghĩa binh thêm trang trọng và chu đáo, Đảng ủy, UBND xã Long Phước trực tiếp chỉ đạo việc cúng giỗ, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Phước đã thành lập Hội lễ Ông để lo việc cúng giỗ hàng năm và chăm sóc, bảo quản khu mộ; đồng thời lên kế hoạch xin đất các hộ dân có ruộng trước ngôi mộ Ông để làm con đường từ QL 15 đi vào mộ Ông cho thuận tiện cho nhân dân đi lại, thăm viếng và dựng tạm nhà võ ca trước ngôi miếu phục vụ cho việc cúng tế. Hội Ông gồm 67 thành viên ông Võ Văn Hạp – Chánh tế, ông Võ Văn Dân – Bồi tế, nhìn chung công việc cúng tế, làm đường và dựng nhà võ ca, chăm sóc, bảo vệ ngôi mộ tương đối thuận lợi, khu mộ ngày càng khang trang, sạch đẹp…Việc tổ chức giỗ Nguyễn Đức ứng và các nghĩa binh trong thời gian này cũng được tổ chức bài bản, chu đáo hơn, nghi thức cúng giống với lễ kỳ yên ở các ngôi đình trong vùng, có văn tế và có học trò lễ, nhân dân trong xã và các xã lân cận đến dự lễ giỗ Ông rất đông, ai cũng có chút lộc của Ông mang về. 2. Từ năm 1994 đến nay: Năm 1994, mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Năm 1996, ngôi mộ được Bảo tàng Đồng Nai tiến hành trùng tu, tôn tạo, từ đó nghi thức lễ giỗ Ông hàng năm có sự tham gia, hướng dẫn của Bảo tàng Đồng Nai và chính quyền địa phương nên lễ giỗ có nghi thức trang nghiêm và quy mô lớn hơn; có sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp xã và Ban quý tế các đình , miếu trong xã Long Phước và các địa phương lân cận. Ban Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 19 Quý tế tự nguyện tham gia đảm nhiệm nghi thức cúng tế bao gồm:13 thành viên và Ban cố vấn gồm các kỳ lão trong xã là 06 thành viên. 3. Nghi lễ giỗ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng: Lễ giỗ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng hiện nay do UBND xã Long Phước phụ trách. Theo đó, Ban tổ chức lễ hội do UBND xã thành lập và soạn thảo chương trình thong qua các cụ bô lão trong xã và Ban tế tự lấy ý kiến của toàn thể. Sau đó lập kế hoạch mua sắm vật thực, danh sách khách mời và in thiệp gửi; tiếp theo đó là ra mộ dọn vệ sinh sạch sẽ ngôi mộ và xung quanh, sau đó phân công trách nhiệm công việc cho ban, đoàn thể có liên quan tham gia đảm bảo cho lễ giỗ Ông được an toàn, tốt đẹp…  Chương trình lễ cúng như sau: Ban Tế tự, các cụ lão và Hội lão Ông quần áo chỉnh tề trong trang phục áo dài, khăn đóng vào vị trí đã được phân công để tiến hành làm lễ.  Ngày 26 tháng 11 âm lịch: 1. Cúng tiền hiền, hậu hiền. 2. Lễ Túc yết [Nghi yết].  Ngày 27 tháng 11 âm lịch: 1. Cúng Đoàn cả [lễ chính- tức lễ tế vị phúc thần của làng, tức Nguyễn Đức Ứng]: lúc 5 giờ sáng. 2. Sau lễ cúng đoàn cả xong, BTC bày tiệc đãi quan khách và nhân dân đến hành hương. Đến 15 giờ thì buổi lễ hoàn mãn. III. Nguyễn Đức Ứng trong trái tim người dân Long Thành: 1. Tâm linh hóa hình ảnh người Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng: Như đã trình bày ở phần đầu, nhân dân làng tôi luôn luôn ngưỡng vọng về Ông và xem Ông như một vị Phúc thần trong làng. Theo những gì tôi cảm nhận được, người dân làng tôi kính trọng, thờ tự Ông trước hết là ở cái truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân và báo ân với một bậc anh hùng đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, vì độc lập, tự do của dân tộc. Thứ hai, đó chính là ở cái bến đỗ tâm linh mà dân làng tôi dựa vào. Nói cách khác, dân làng tôi đã tôn người Lãnh binh anh dũng thành một vị Phúc thần với uy linh bao trùm và luôn ngự trị trong tâm thức – tín ngưỡng của người dân làng tôi. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 20 Ở làng tôi, không ai không biết đến những câu chuyện truyền miệng về sự hiển linh của Ông. Ví dụ như chuyện những đêm thanh vắng, bỗng có cơn gió lao xao tràn qua, trong gió nghe rõ tiếng quân reo và tiếng va chạm của binh khí. “ Ông về đấy”. Người ta còn kể về con rắn thiêng lẫn quất ẩn hiện quanh mộ Ông không cắn ai bao giờ. Và người ta cũng kể nhiều chuyện về việc ông quở phạt những người cố tình xâm phạm đến mộ Ông. Và quan trọng nhất chính là nhờ vào sự tín ngưỡng về Ông, dân làng tôi trở nên đoàn kết, yêu thương, cùng nhau chia sẻ, vượt qua mọi khó khăn, vất vả của công việc đồng án hằng ngày. Đồng thời, xin ông phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bà con có được mùa màng bội thu, nhà nhà được cơm no, áo ấm, con trẻ khỏe mạnh, học hành chăm ngoan. Tất cả đều xuất phát từ những tín niệm, lòng tin và lòng tôn kính của nhân làng tôi và được làng tôi kính trọng gọi bằng một danh từ rất thiêng liêng: ÔNG [như đã nói ở phần đầu]. 2. Hai áng văn ca ngợi vị lãnh binh anh dũng Nguyễn Đức Ứng: Thơ văn yêu nước là một đề tài lớn trong nền văn học Việt Nam. Đặc biệt là thơ văn yêu nước của những nhà văn lớn, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời. Đặc biệt là thể loại văn tế, ca ngợi những anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu: Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. […] Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ… Như vậy, bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Guộc” là khúc ca những anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…” Và lãnh binh Nguyễn Đức Ứng – một vị lãnh binh đã anh dũng hi sinh trên mảnh đất Long Thành để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc cũng được ca ngợi như thế. Về sau, khi nước nhà hoàn toàn độc lập, có hai áng văn ca ngợi vĩ lãnh binh anh dũng Nguyễn Đức Ứng rất độc đáo. Mặc dù, hai áng văn này không thể hiện được những nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật như “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng nó đã làm sống dậy được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ và hơn hết là tấm lòng tiếc thương, kính trọng và khâm phục trước anh linh người Lãnh binh đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tôc. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 21 Trước hết là bải “Văn tế lãnh binh Nguyễn Đức Ứng” được sử dụng trong nghi lễ Túc yết ngày 26 tháng 11 âm lịch hằng năm nhân dịp kỉ niệm ngày mất của ông. Xin được trích nguyên văn bản phiên âm chữ Hán: Phiên âm: Văn tế Lãnh bĩnh Nguyễn Đức Ứng Tuế thứ năm….niên kiến….sóc, việt…lương thần. Việt Nam quốc, Đồng Nai tỉnh, Long Thành huyện, Long Phước xã, Đất Mới ấp. Kim bổn thần nam nữ đại tiểu đẳng. Chánh tế… Bồi tế… Cẩn dĩ can lạp, tư thình , kim ngân, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi. Cảm chiêu cáo vu: Hỡi ôi! Nhớ linh xưa bậc tiền bối có công khai khẩn, quyết chí hy sinh, bảo vệ tổ quốc giống nòi, đem thân mạng làm ngọn đuốc sang soi đáp lại nền tự do cho hậu đại. Nay nhân dân xã Long Phước nam phụ lão ấu đồng thành tâm vọng bái trước ngôi mộ Ngài Nguyễn Đức Ứng, cấp bậc Lãnh binh nhất vị công thần nguyên triều Tự Đức. Ngài có công hy sinh cứu nước, chống dịch quân chẳng kể thân mạng, sát Pháp giặc chuyên quyền xâm phạm, quyết tử chiến hy sinh can đảm không đầu hàng lũ giặc ngoại bang. Hai mươi bảy nghĩa quân bỏ mạng nơi chốn chiến trường, thi hài đồng chung ư nhất mộ. Thanh sử tạc bảng vàng thiên cổ. Nơi cánh đồng hoang mồ chôn chiến sỹ vô danh. Nay nước nhà thống nhất hoàn thành, lập ngôi miếu phụng sự vị anh minh trung nghĩa, vì tổ quốc bỏ mạng nơi trận địa ngoài trăm năm. Nơi cánh đồng hoang ngôi ngộ vẫn còn trơ. Nay hậu thế tri ân phụng sự ngài tiền sử. Ngài hiển linh hựu nhân dân xã Long Phước được hai chữ mien trường. Nay nghi lễ hương đăng trà quả cung vọng: - Thành Hoàng bổn cảnh. - Ngũ phương ngũ thổ. - Tiên sư, thổ công, thổ kỳ, thổ chủ, thổ phủ. - Mộc trụ thần quan chi thần. - Cung thỉnh Đông Nam đạo Đô chỉ huy Nguyễn Đức Ứng cấp bậc lãnh binh nhất vị tướng quân chi thần. - Thỉnh nhị thập nhất nghĩa quân tử ư nhất mộ anh linh uy dũng liệt sỹ chi binh. - Tả ban liệt vị Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 22 - Hữu ban liệt vị. - Tiền hiền khai khẩn - Hậu hiền khai cơ chi vị. - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nương nương chư vị. - Thần nông thánh vị. - Chiến sỹ trận vong. - Đồng bào tử nạn. - Vong linh quá cố. - Nam thương yểu tử. - Thập loại cô hồn. - Hữu danh vô vị, hữu vị vô danh đẳng đẳng. Đồng Nai cách hưởng. Cáo viết: Vi hữu kỳ an, tất cáo lễ giả. Duy tư kim nhật, kính chính kiền thành, cung trần phỉ lễ, kiền cụ thần minh, thượng kỳ giám cách. Phù bổn thôn chi khang thái, hựu nam nữ dĩ cát xương, tiền tài thịnh vượng, mãi mại lợi danh, tăng bách phước, nguyệt tấn tài nghinh, tiêu tai viễn tống, phước huệ tinh tường, tứ dân tứ thú, thôn lợi nam bình, lương thần cát nhật. Phục duy cẩn cáo. Như vậy, bài “Văn tế Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng” chính là áng văn đầu tiên ca ngợi người Lãnh binh yêu nước Nguyễn Đức Ứng. Tuy áng văn còn mang nhiều tính chất của văn hóa tâm linh [vì được sử dụng trong lễ túc yết ngày giỗ Ông] nhưng lại mang một tinh thần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao quý của người dân Việt Nam. Đồng thời, áng văn đã ca ngợi người Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng với công “hy sinh cứu nước, chống địch quân chẳng kể thân mạng, sát Pháp tặc chuyên quyền xâm phạm, quyết tử chiến hy sinh can đảm không chịu đầu hang lũ giặc ngoại bang”. Đồng thời cũng thể hiện niềm kính tiếc “Hai mươi bảy nghĩa quân bỏ mạng nơi chốn chiến trường, thi hài đồng chung một mộ. Sử sanh ghi tạc bảng vàng ngàn xưa. Nơi cánh đồng hoang mồ chôn chiến sỹ vô danh”. Thứ hai là áng văn của Huỳnh Ngọc Trảng viết ngày 01 tháng 01 năm 2014 và được khắc trên bia đá tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh đặt tại khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Sau đây là nguyên văn bài tưởng niệm: Từng nghe: Quốc gia hung vong, thất phu hữu trách. Gặp thời đại định thì đem tài trí, mưu lập lấy điều thành, cốt cho muôn dân được an cư lạc nghiệp. Lúc hữu sự thì vì nước quên nhà, lúc gặp nguy thì không tiếc mạng. Phàm hào kiệt xưa Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 23 nay đều sống chết như vậy. Nên ngàn đời đều lấy đó làm gương, đấng trượng phu dốc lòng trung nghĩa, vì nước vong thân, thì không lấy chuyện thành bại mà luận bàn hay dở. - Nước Việt Nam ta từ trước: Trải các triều lịch đại đế vương, thăng trầm có lúc, nhưng chưa bao giờ cúi mặt làm tôi mọi cho người. Ấy vậy mà kể từ năm Mậu Ngọ, giặc Tây dương đem tàu sắt súng đồng đánh thành chiếm đất, mưu biến nước ta thành thuộc địa lâu dài. Dân ta gặp cảnh ly loan, Vận nước đang hồi bỉ cực. Đường trị loạn cổ kim đà chỉ rõ; Sự chiến – hòa, vinh – nhục sách sử hãy còn ghi. - Cho nên: khi giặc bắn đại bác vào đồn Phước Thắng, ta đắp hàn, cắt đứt đường sông. Lúc giặc giăng tàu chiến, pháo hạm tấn công, ta đánh chặn ở đồn Bảo Trâm Lương Thiên… Xông trận giữ đồn Danh Nghĩa, Nhà Bè: bắn thần công đốt cháy tàu Tây; Mấy phen cố thủ Tả Định, Tam Kỳ; kẻ đâm ngang, người chém ngược, liền mình như chẳng có. Hỡi ôi! Cơ trời chưa thuận: Thành Gia Định, mối oán thù chưa trả… Máu đỏ sông Đồng Nai, Bến Nghé; Vận nước đang hồi nghiêng ngã: Đại đồn Chí Hòa thất thủ, chốn sa trường… da ngựa bọc thây. Đang hồi lửa dây, việc chiến việc hòa tưởng chừng tương kế tựu mưu, nào ngờ quan khâm sai sợ tàu lớn súng to đã đành lòng toan bề hàn giặc; Vừa lúc thù đánh tới Biên Hòa, quan tướng binh triều bỏ chạy thoát lấy thân, tuần phủ. Án sát tỉnh thần rút về Hồ Nhỉ mấy ngày cũng tìm đường trốn ra Bình Thuận. Sức giặc đương lúc cương cường, được một muốn mười; trên lộ thúc bộ binh, dưới sông xua chiến hầm hè lấn tới; Nguyễn Lãnh binh ta, vốn đã trải mấy đồn lương thiện, tam Kỳ, tả Định, Bảo Trâm… Thù kia quyết chẳng đội trời chung; Biên Hòa thất thủ, thế lực bất cân: về Ký Giang đắp lũy xây đồn, giữ một góc bày lòng địch khải; Cắt quan lộ giàn quân ngăn giặc, chọn Vũng Lươn, bàu Lùng làm căn cứ công thù được vừa hai. Lũy cũ: vũng bàu bày thế hiểm; Rừng hoang: tre mây mọc kín dựng vách xây thành. Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 24 Cờ đại nghĩa vừa treo, trăm người như một rập theo: kẻ gươm giáo sung quân, người góp lương tiền gạo thóc; Giàn quân trực diện, đánh thù một trận lẫy lừng: đạp rào bước tới, thà thác còn hơn chịu chữ đầu tây. Than ôi! Thành Gia Định, đại đồn thưở trước còn khó bế xoay trở cự đương; Huống chi có lũy Ký Giang giờ khác thể ngàn cây treo sợi tóc. Chí dốc ngăn thù đánh xuống, đắp lủy rào dồn mưu đại sự nào hay đâu trời nỡ phụ anh hùng; Lòng những mong theo cờ phấn nghĩa tính kế dài lâu, sao đất vội chiêu hồn nghĩa binh về âm cảnh. Gác đầu về núi, ôi vương thổ ba tỉnh còn đâu; Nhắm mắt xuôi tay, biết bao giờ cờ phất trống rung, giành lại được nước non non nước cũ! Trăng lạnh đêm thâu, cỏ cây mãi xôn xao khua tiếng giáo gươm tướng binh chưa hề người hận; sương sốm mưa mai; hoa rừng khôn ráo gửi tiếc thương theo tiếng chim vịt kêu chiều. Mến người trung nghĩa: đá núi tạc bia son một tấm, kẻo ngày qua tháng lại phôi pha. Thương bao người vị quốc vong thân: vung đất cỏ đắp mồ giữa rừng… xuân hạ thu đông yên ấm dưới hai vầng nhật nguyệt. Nay đất nước yên bình; Giờ non sông đang đổi mới Đốt lọn nhang trầm cáo với các anh linh rằng: hận nước nay cháu con đã rửa sạch; xây đền thiêng đặng hương khói trang nghiêm, cốt tỏ tất dạ kinh thành Đảng bộ và nhân dân huyện Long Thành Long Thành ngày 01 tháng 01 năm 2011 Huỳnh Ngọc Trảng bái bút. Bài văn tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng do Đảng bộ và nhân dân huyện Long Thành phụng soạn làm chúng ta nhớ đến bài ca “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiều. Mặc dù hai áng văn chương yêu nước cách nhau đến 150 năm nhưng đều chung cảnh ngộ, chung thời buổi và chung dân tộc. Bài “ Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang : “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. Còn bài văn tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng là khúc ca ca ngợi người Lãnh binh anh hùng, suốt đời tận trung với nước, và than khóc 27 Nghĩa binh đã hi sinh để trọn nghĩa với dân tộc. Đặc biệt, bài văn tưởng niệm làm Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 25 mỗi người chúng ta thêm sôi sục với khí tiếc của Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh lúc bấy giờ. Đó là lòng căm thù vô hạn bọn thực dân Pháp xâm lược, nguyện hi sinh tất cả và chiến đấu đến cùng để cứu nước, cứu dân. Như vậy, bài văn tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng đã hội đủ những gì lịch sử vốn ghi nhận và ca ngợi về một vị Lãnh binh anh hùng quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập, tự do cho dân tộc. Đồng thời, bài văn cũng khẳng định được mối đại thù chưa trả của các bậc tiền nhân thuở trước, trong đó có Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, ngày nay hàng cháu con đã rửa sạch. Cuối cùng, bài văn bài tỏ tấm lòng tri ân và báo ân theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam đối với Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng nói riêng và các bậc anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ độc lập – tự do của dân tộc nói chung. Tấm bia tưởng niệm của Đảng bộ và nhân dân Long Thành 3. “Hành khúc trường Nguyễn Đức Ứng” “Hành khúc trường Nguyễn Đức Ứng” là một bản nhạc do thầy giáo Hoàng Điệp sáng tác thể theo nguyện vọng của thầy và trò trường THCS Nguyễn Đức Ứng. Bài hát này được xem là bản nhạc truyền thống của nhà trường. Tôi còn nhớ, trong những ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam hay lễ tổng kết; hoặc những hội thi như múa hát sân trường, hoa phượng đỏ,…; bài hát ấy lại vang lên hào hùng bởi từng cung nhạc là từng cơn sóng của nhạc sĩ và thầy - trò trường THCS Nguyễn Đức Ứng tự hào vì trường ta được mang tên một vị Lãnh binh anh hùng

Video liên quan

Chủ Đề