Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Theo thông tin trên web Đại học Tài chính - Kế toán, với số doanh nghiệp không ngừng tăng lên (cả nước có 124.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính đến tháng 11/2020) và hàng loạt các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng mở rộng hoạt động, đã cho thấy ngành nghề này đang cần lượng lớn nguồn nhân lực.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực cấp cao cho ngành tài chính - ngân hàng tăng khoảng 20% mỗi năm. Tài chính - ngân hàng sẽ là ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Cho nên, khi lựa chọn theo học ngành tài chính - ngân hàng, sinh viên ra trường sẽ không phải lo sợ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Ngành tài chính - ngân hàng mang lại cơ hội việc làm lớn. (Ảnh minh họa)

Học tài chính - ngân hàng ra trường làm gì?

Tài chính - ngân hàng là ngành học liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và được chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như: Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính….

Sau khi ra trường, sinh viên ngành tài chính - ngân hàng có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau từ chuyên viên phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính đa quốc gia, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm cho đến chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, công ty.

ThS. Vũ Việt Dũng - Cố vấn cấp cao khoa Tài chính - ngân hàng, Đại học Đại Nam cho biết: “Trong cơ chế thị trường hiện nay và tương lai dù có tăng trưởng nhanh hay chậm thì đây vẫn là ngành nghề cần thiết bởi lĩnh vực này liên quan đến dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ. Từ đó có thể thấy, hầu hết ở các đơn vị, tổ chức tài chính, doanh nghiệp… đều có các vị trí về Tài chính ngân hàng”.

Một số trường đại học đào ngành tài chính - ngân hàng tốt nhất hiện nay

Trường Đại học Ngoại thương đào tạo ba chuyên ngành chính thuộc ngành tài chính - ngân hàng: Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Phân tích và đầu tư tài chính.

Năm 2023, mức điểm chuẩn ngành tài chính - ngân hàng của trường Đại học Ngoại thương lấy 27,45 đối với cơ sở phía Bắc và 27,8 đối với cơ sở phía Nam.

Học viện Tài chính đào tạo 10 chuyên ngành liên quan đến ngành tài chính - ngân hàng: Quản lý Tài chính công, Thuế, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Ngân hàng, Hải quan, Định giá Tài sản, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính.

Năm nay, Học viện Ngân hàng lấy ngưỡng điểm chuẩn xét tuyển đối với ngành Tài chính - Ngân hàng 1 là 25,94 điểm, Tài chính - Ngân hàng 2 là 26,04 điểm, Tài chính - Ngân hàng 3 là 25,8 điểm.

Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) năm 2023 tuyển sinh theo 4 phương thức (điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, xét học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia và xét tuyển thẳng).

Trong đó, trường Đại học Kinh tế lấy mức điểm chuẩn 24 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và 26,75 điểm theo phương thức xét học bạ THPT.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được đánh giá là một trong 1.000 trường đại học chuyên ngành kinh tế đứng đầu thế giới và xếp trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia. Năm 2023, chuyên ngành tài chính - ngân hàng của ngôi trường này có mức điểm chuẩn là 25,7 điểm đối với chuyên ngành tài chính và 25,3 đối với chuyên ngành ngân hàng.

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm nay lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành tài chính - ngân hàng chất lượng cao là 23,1 điểm và 25,5 điểm đối với chương trình đại trà. Mức học phí Chương trình đại học chính quy năm học 2023 - 2024 dự kiến khoảng 7.050.000đ/học kỳ và chất lượng cao 17.922.500đ/học kỳ.

Ngoài ra, bạn có thể theo đuổi ngành tài chính - ngân hàng tại một số trường đại học khác như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Thương Mại, Ngân hàng TP.HCM, Kinh tế - Luật TP.HCM, Hoa Sen.

tìm việc làm | Tìm việc làm Nam Định | Việc làm tại Nam Định | Việc làm cho nữ ở Tây Ninh | quản lý tài chính công | tài chính bảo hiểm | ngân hàng | định giá tài sản | đầu tư tài chính | ACB tuyển dụng | Vietinbank tuyển dụng | Techcombank tuyển dụng | SeABank tuyển dụng | PVcombank tuyển dụng | Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam | Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam | Công ty TNHH Manulife Việt Nam

Ngành Tài chính Ngân hàng là ngành chuyên đào tạo những lĩnh vực liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ. Đây là ngành học “hot” trong khoảng thời gian gần đây và được nhiều trường đại học đào tạo nhưng vẫn không đủ nguồn nhân lực để cung cấp cho các tổ chức, ngân hàng. Bài viết dưới đây của UMT sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về ngành Tài chính Ngân hàng.

Ngành Tài chính Ngân hàng là gì?

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Ngành Tài chính Ngân hàng có tên tiếng Anh là Finance and Banking. Đây là một ngành nghề bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc luân chuyển tiền tệ và hoạt động kinh doanh thông qua ngân hàng. Tài chính Ngân hàng tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, phân tích tài chính... và mọi vấn đề cần đến công cụ tài chính, các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng như: ngân hàng đầu tư, thị trường chứng khoán, quản trị tín dụng,...

Tổng quan ngành Tài chính Ngân hàng

Dù cho nền kinh tế đang trong tình trạng nào đi chăng nữa thì ngành Tài chính Ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết, bởi ngành này liên quan trực tiếp đến các dịch vụ giao dịch tiền tệ và giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng chính sách tiền tệ của Nhà nước. Đây là một ngành nghề trọng điểm, cần đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và sự thiết yếu của việc hồi phục nhanh chóng trở lại của lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong thời gian gần đây. Do đó, ngành Tài chính Ngân hàng đang thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn làm nghề nghiệp trong tương lai.

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc, mức lương của ngành Tài chính Ngân hàng thường chia thành 3 cấp độ:

  • Sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc nên sẽ có mức lương cơ bản dao động từ 6 đến 9 triệu đồng/tháng.
  • Các bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 2 năm, mức lương cơ bản dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng.
  • Các bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong nghề, từ 3 đến 5 năm, mức lương thường lên hơn 20 đến 25 triệu đồng/tháng.

Ngành Tài chính Ngân hàng học những gì?

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Kiến thức

  • Kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Toán cao cấp, Pháp luật đại cương, Tin học đại cương.
  • Kiến thức cơ sở ngành gồm các môn học: Quản trị tài chính, Nguyên lý quản trị, Kế toán tài chính, Phân tích kinh doanh và định giá, Các định chế tài chính và thị trường tài chính,...
  • Kiến thức ngành bao gồm các môn học: Quản trị tài chính, Kế toán quản lý, Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư và phân tích đầu tư, Ngân hàng thương mại, Tài chính quốc tế, Tài chính hành vi, Quản trị tài chính quốc tế,...
  • Kiến thức chuyên ngành bao gồm các môn học: Chứng khoán phái sinh và (công cụ) quản lý rủi ro, Chứng khoán có thu nhập cố định, Phân tích tín dụng và cho vay, Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư và phân tích đầu tư, Quản trị tài chính quốc tế, Quản lý vốn lưu động, Tài chính cá nhân,…

Kỹ năng

Các kỹ năng mà sinh viên theo học ngành Tài chính Ngân hàng được học sẽ là:

  • Kỹ năng phân tích và phản biện
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
  • Kỹ năng tự đào tạo và nhận thức triển vọng
  • Kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin trong thời đại số
  • Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng

Bằng cấp, chứng chỉ nên có

Ngoài chứng chỉ phổ biến trong chuẩn đầu ra của các trường đại học như chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC, IELTS...), chứng chỉ Tin học (MOC, IC3...), nếu muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, sinh viên cần phải tích lũy cho mình một số chứng chỉ của chuyên ngành Tài chính Ngân hàng dưới đây:

  • CFA: Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính.
  • CFP: Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính.
  • CAIA: Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế.
  • ChFC: Chứng chỉ tư vấn tài chính.
  • CMT: Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường.
  • FRM: Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính.

Tài chính Ngân hàng có những chuyên ngành, lĩnh vực nào?

Tài chính Ngân hàng

Khi theo học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính và tiền tệ, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng, quản trị tín dụng; am hiểu các quy định của Nhà nước về hoạt động của ngân hàng; hiểu được nghiệp vụ, quy trình phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, quy trình hạch toán kế toán, thẩm định hạn mức tín dụng của ngân hàng; kiến thức bổ trợ về thị trường tài chính - tiền tệ và thị trường chứng khoán.

Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận công việc chuyên môn thuộc về dịch vụ tài chính tại các tổ chức tín dụng quốc tế, ngân hàng, quỹ đầu tư; kế toán ngân hàng hay tín dụng ngân hàng,...

Quản lý tài chính công

Trang bị cho sinh viên kiến thức về Quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để các bạn có thể áp dụng khi tham gia quá trình quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, chương trình đào tạo cũng xây dựng nền tảng tư duy về kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể phân tích, đánh giá và thực hành những nghiệp vụ như: Lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách hay quản lý tiền thuế người dân đóng góp một cách hiệu quả, công bằng.

Tài chính doanh nghiệp

Đối với lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn, nghiệp vụ huy động, tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng kỹ năng thẩm định tài chính của các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp; hiểu về quy trình hạch toán kế toán, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, chứng khoán, định giá; nắm được quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp và các quy định của Luật Thuế.

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Về cơ hội nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng thực hiện các công việc chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, tín dụng ngân hàng và công việc về dịch vụ tài chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, công ty chứng khoán, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng.

Tài chính thuế

Đối với chuyên ngành Tài chính thuế, sinh viên theo học sẽ được cung cấp kiến thức lý thuyết thuế, pháp luật về thuế, luật thuế, chính sách thuế, quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy trình hạch toán kế toán thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế và được bổ trợ thêm kiến thức pháp luật hay các cam kết quốc tế về thuế.

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính thuế có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn như: Kế toán thuế, thanh tra thuế, tư vấn thuế, quản lý thuế tại các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế và hải quan; các doanh nghiệp hay cơ sở cung cấp và sử dụng dịch vụ về thuế.

Tài chính quốc tế

Khi theo học ngành Tài chính quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: Kinh doanh quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; đồng thời am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, quy trình quản lý dự án ODA, quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý nợ... và bổ sung thêm kiến thức về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế hay các cam kết quốc tế về kinh tế.

Đầu tư tài chính

Ngành tài chính ngân hàng là làm gì năm 2024

Chuyên ngành này đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ Đầu tư tài chính; kỹ năng về đầu tư tài chính, kỹ năng phân tích và dự báo thị trường; đồng thời nắm chắc kiến thức liên quan đến thị trường tài chính, rủi ro và cách thức quản lý rủi ro, những công cụ đầu tư trên thị trường tài chính; hoạt động quản lý của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính; hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý thị trường tài chính; bổ sung kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán; hiểu rõ quy định của Nhà nước đối với thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Đồng thời, các bạn còn nắm vững được hệ thống pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.

Học ngành Tài chính Ngân hàng cần những tố chất gì?

Để có thể theo đuổi ngành Tài chính Ngân hàng lâu dài và thành công trong nghề nghiệp sau này, sinh viên học ngành Tài chính Ngân hàng cần có một số tố chất sau đây:

Ngành tài chính ngân hàng là học những gì?

Theo học ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên được trang bị các môn học từ nền tảng cơ bản đến chuyên sâu về ngành như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán, Kế toán doanh nghiệp.

Ngành tài chính ngân hàng cần học những môn gì?

Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô.

Lý thuyết tài chính tiền tệ.

Tài chính quốc tế.

Tài chính doanh nghiệp..

Thị trường chứng khoán..

Ngân hàng thương mại..

Kế toán doanh nghiệp..

Các môn học bổ trợ: Luật tài chính, Hệ thống tài chính Việt Nam, Luật ngân hàng, Hệ thống ngân hàng Việt Nam..

Ngành tài chính ngân hàng có mức lương bao nhiêu?

Tài chính ngân hàng lương cơ bản thường dao động khoảng từ 9 đến 10 triệu đồng/tháng. So với nhiều ngành khác, lương trong lĩnh vực này được coi là khá ổn định và hấp dẫn.

Ngành tài chính ngân hàng làm việc ở đâu?

Sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng Đại học Đại Nam thực hành, thực tiễn tại các ngân hàng. Ở đâu? Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty... Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…