Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh

Dự thảo có nhiều điểm mới, đáng chú ý là tại Điều 4, dự thảo quy định cách ứng xử đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian phố đi bộ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa, trang phục lịch sự, không có hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục...

Thực ra không chỉ riêng trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận mới cầnthực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử mà ở bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào cũng cần điều này. Một xã hội văn minh, một Thủ đô ngàn năm văn hiến thì rõ ràng càng phải xây dựng, đề cao giá trị văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nơi công cộng nói riêng. Thế nhưng thực tế hiện nay, mỗi khi ra đường không khó để bắt gặp cảnh nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá nơi công cộng,ăn mặc phản cảm tại những nơi tôn nghiêm... Bên cạnh đó, những hành động, việc làm thiếu ý thức giữ gìn nếp sống văn minh còn xuất hiện ở nhiều người, nhiều nơi, như tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, xả rác bừa bãi, chen lấn, xô đẩy khi tham gia giao thông, thậm chí có những lời nói thô tục, "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" khi va chạm giao thông... Những biểu hiện không đẹp này cho thấy ý thức xây dựng, giữ gìn nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế.

Cần hình thành nếp sống văn minh từ mỗi người. Ảnh minh họa: TTXVN.

Nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử là những khái niệm tưởng như trừu tượng nhưng lại thể hiện qua từng lời nói, hành động cụ thể của mỗi người. Không thể có nếp sống văn minh khi không có những người có văn hóa. Bởi vậy, muốn xây dựng nếp sống văn minh phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức, ý thức, “phông” văn hóa của mỗi người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ-chủ nhân tương lai của đất nước. Cha ông ta dạy: “Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”, cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục con em ngay từ tấm bé. Để có những công dân tương lai giàu tri thức, đạo đức, có văn hóa ứng xử phù hợp thì các em phải được uốn nắn, dạy bảo từ nhỏ. Giáo dục trong gia đình phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở nhà trường, xã hội, trong đó gốc rễ là từ gia đình. Cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực để con cái noi theo. Nhà trường, xã hội cũng phải là nơi nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển nhân cách, lối sống đẹp của các em... Tất cả những điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của “người lớn” trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử. Nếu không, cả gia đình, nhà trường và xã hội sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ thành những người có văn hóa.

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, văn hóa ứng xử của người dân tại nơi công cộng, trong bối cảnh hiện nay, việc ban hành quy chế với những quy định cụ thể, như Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, là rất cần thiết. Để quy chế thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, cũng cần có chế tài phù hợp đối với các hành vi, lời nói thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục... Phải nâng mức xử phạt, đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm để tạo sự răn đe, không để xảy ra tình trạng “nhờn luật”.

ĐỨC THỊNH

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh Văn lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

HUYỆN THANH OAI

ĐỀ THI

VIẾT VỀ NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH

Năm học: 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 90 phút

[Không kể thời gian giao đề]

Đề bài:

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

[Ca dao]

Viết một bài luận trình bày suy nghĩ của anh [chị] về cách giao tiếp ứng xử văn minh thanh lịch ngoài xã hội của người Hà Nội để tạo nên vẻ đẹp "chẳng thơm cũng thể hoa nhài" ngàn năm lưu dấu trong câu ca dao trên.

******** Hết ******

Đáp án đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh chi tiết nhất

I. YÊU CẦU CHUNG

* Về kĩ năng:

  • Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.

* Kiến thức:

  • Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề giao tiếp TLVM ngoài xã hội của người Hà Nội nói riêng và con người nói chung.
  • Vận dụng kiến thức về giao tiếp ứng xử TLVM ngoài xã hội để nhận xét, rút ra được ý nghĩa, bài học và cách rèn luyện của bản thân về ứng xử TLVM của người Hà Nội.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

* Hình thức: 

Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.

* Nội dung:

1. Đặt vấn đề: 

Dẫn dắt từ câu ca dao vào vấn đề cần bình luận.

2. Giải quyết vấn đề:

a. Giải thích các từ ngữ " hoa nhài thơm" "người Tràng An", "văn minh thanh lịch" [người có hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh. Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày], giao tiếp ngoài xã hội [mối quan hệ của con người với các đối tượng giao tiếp của xã hội]...

Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của câu ca dao: hình ảnh biểu cảm, cách nói phủ định của phủ định tạo sắc thái khẳng định mạnh mẽ, âm điệu ca dao...gói chiều sâu truyền thống văn minh thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội, như khẳng định một chân lý: người Hà Nội tất yếu ứng xử văn minh thanh lịch!

b. Giải thích vấn đề:

Ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử TLVM trong đời sống xã hội:

  • Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người.
  • Văn hóa giao tiếp, ứng xử thể hiện sự hiểu biết, năng lực, nhân cách, bản chất của mỗi con người, giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích ứng trong mọi thời đại.
  • Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
  • Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, ổn định, tiến bộ và phát triển phồn thịnh.
  • Việc giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện nét đẹp về cốt cách của con người, nó góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội. Là người Hà Nội – công dân của Thủ đô càng cần gìn giữ nếp sống TLVM.

Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội

  • Trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
  • Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường.
  • Thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp, ân cần, nhiệt tình trong giao tiếp.

c. Thực trạng văn hoá ứng xử trong cuộc sống xã hội.

* Nêu các ứng xử có văn hoá, TLVM:

  • Cách giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa. Trong xã hội văn minh, việc đến những nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện để thưởng thức nghệ thuật và tìm tòi cho mình kiến thức là nhu cầu tất yếu trong đời sống văn hóa của con người. Chính vì thế, khi đến những nơi này mỗi người càng cần tỏ rõ mình là người có văn hóa [nêu biểu hiện cụ thể...].
  • Cách giao tiếp khi tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi vui chơi giải trí: Tham gia các hoạt động tập thể, đi tham quan, dã ngoại, khi đến công viên, vườn hoa...là những hoạt động mang tính cộng đồng, có nhiều người tham gia, đó là môi trường tốt để học sinh có thể học hỏi, giao lưu, thư giãn...Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải ứng xử có văn hóa. Điều đó được thể hiện từ trang phục, thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói sao cho xứng đáng là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Cách giao tiếp, ứng xử khi đến siêu thị, bến tàu xe: Khi đến những nơi công cộng như siêu thị, bến tàu xe, chúng ta cần lưu ý chấp hành vệ sinh công cộng, không chạy nhảy, đùa nghịch, la hét, cần thể hiện thái độ, cử chỉ văn minh, lịch sự...
  • Cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong một số hoàn cảnh đặc biệt : dự đám cưới, đám tang, thăm người ốm, gặp khách nước ngoài...

* Các biểu hiện về ứng xử thiếu văn hoá:

  • Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác. Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp. [Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dẫn chứng trong học đường, thói vô cảm, tính đố kỵ... trong xã hội; dẫn chứng cần cụ thể, sinh động, tiêu biểu...].

d. Suy nghĩ của bản thân:

  • Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.

Rèn luyện ứng xử TLVM

  • Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường khi giao tiếp.
  • Có thái độ, cử chỉ ân cần, nhiệt tình. Biết thể hiện cảm xúc của mình đúng lúc, đúng chỗ. Biết bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
  • Biết chào hỏi.
  • Biết tự trọng và tôn trọng người khác.
  • Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm:
  • Biết nói lời cảm ơn xin lỗi.
  • Biết thích ứng.
  • Biết hợp tác...

3. Kết thúc vấn đề:

Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.

* Lưu ý:

  • Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giải quyết vấn đề thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết về ứng xử TLVM ngoài xã hội.

* Cách cho điểm:

  • Điểm 9 đến 10: Khám phá đầy đủ, sâu sắc các ý trên. Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt; lập luận, trích dẫn, so sánh liên hệ tốt.
  • Điểm 7 đến 8: Khám phá, phân tích tương đối đầy đủ các ý trên, có nhiều đoạn phân tích sâu sắc tinh tế.
  • Điểm 5 đến 6: Phân tích được những nột cơ bản của yêu cầu trên, văn viết chưa hay.
  • Điểm 3 đến 4: Phân tích được một số ý, văn viết thiếu cảm xúc.
  • Điểm 1 đến 2: Nói được một vài ý, diễn đạt yếu.
  • Điểm 0: Lạc đề.

►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề