Làm nhà cho hamster bằng thùng giấy

- Hamster rất thích chui vào nhà vì ở đấy chúng cảm thấy tự do và an toàn.

Vị trí đặt lồng cho Hams :

- Hamster là động vật hoạt động vào ban đêm, rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng do vậy cũng cần phải nghiên cứu vị trí đặt lồng cho nó, không nên đặt tuỳ tiện. Thông thường cần chú ý những điểm sau khi đặt lồng cho Hamster. 1. Không đặt bên cửa sổ. Đặt bên cửa sổ rất dễ có hiện tượng bị gió lùa và mặt trời chiếu trực tiếp. Nhiệt độ bên cửa sổ cũng thay đổi rất lớn và những tiếng động do gió gây ra cũng không nhỏ, không hề có lợi cho giấc ngủ với tính cảnh giác rất cao của Hamster. Nếu bắt buộc phải đặt bên cửa sổ thì nên đặt gần rèm cửa tránh ánh mặt trời chiếu vào. 2. Không đặt ở cửa ra vào. Cửa lớn hoặc nơi ra vào hoặc giữa phòng đều là nơi thường có người qua lại, sự thay đổi của nhiệt độ cũng thường lớn hơn nữa với tiếng động lớn thì rất dễ làm cho Hams sợ. 3. Không đặt gần đồ dùng điện tử. Do chuột có thể nghe được những sóng âm mà chúng ta không nghe được và điều này cũng giống như đưa chúng ta vào một môi trường toàn là tạp âm vậy. Nếu cứ tiếp tục như vậy, lâu dần sẽ làm cho thần kinh của chuột rất mệt mỏi. 4. Không đặt ở phòng vệ sinh. Mặc dù phòng vệ sinh thường mát nhưng trong phòng vệ sinh không yên tĩnh, âm thanh ồn ào của tiếng nước chảy cũng hoàn toàn không có lợi cho nhu cầu cần nghỉ ngơi yên tĩnh của Hamster. 5. Không đặt ở nơi nhỏ hẹp, lộn xộn. Ngộ nhỡ một ngày nào đó, Hamster của bạn chạy trốn ra ngoài thì với một nơi như vậy không dễ dàng gì tìm lại được bé yêu. Cho nên tốt nhất là " phòng cháy hơn chữa cháy", cố gắng đặt ở nơi rộng rãi, dễ tìm là tốt nhất. 6. Đặt ở nơi an toàn. Nếu nhà bạn còn có con vật khác thì nhất định phải đặt ở nơi mà con vật khác không đến gần được. Vì những con vật nuôi đều có tính hiếu kỳ và sự cảnh giác. Nếu chúng ngửi thấy một mùi khác thì khó mà tránh khỏi những xung đột ngoài ý muốn. 7. Nên đặt ở nơi cao một chút . Ví dụ như tủ hoặc tủ chè, như thế sẽ rất dễ quan sát được hoạt động của Hamster. Nếu để trên đất thì không chỉ rất dễ bị dẫm phải mà còn dễ bị bụi bay vào. Những tiếng động của bước đi cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chúng khi chúng ta đặt lồng trên đất. - Trên đây là rất nhiều lưu ý về cách đặt lồng của Hamster. Thực ra chỉ cần các bạn "thử đặt mình vào vị trí của Hams" thì có thể nghĩ ra được một cách khái quát cuộc sống của nó, tự nhiên sẽ tìm ra được vị trí đặt lồng thích hợp với cuộc sống của Hams.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham  khảo thêm những cách chăm sóc hamster dưới đây nhé:

Thức ăn

Thức ăn ở đây dc chia làm 2 loại:
+ Thức ăn trộn các loại hạt
+ Thức ăn nén sản xuất công nghiệp Cả 2 loại trên điều có ưu và nhược điểm của nó. Đầu tiền là thức ăn nén sản xuất công nghiệp: Loại thức ăn này đã dc nghiên cứu kỹ và sẽ cung cấp 1 lượng dinh dưỡng hợp lý cho hamster của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra sự nhàm chán cho hamster của bạn vì lúc nào cũng chỉ có 1 loại. Kế đó là thức ăn trộn [ khá phổ biến]: Nhước điểm của loại thức ăn là khó có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hamster của [ vì hamster có xu hướng lựa thứ mình thik để ăn] Nhưng bù lại nó lại làm cho khẩu phần ăn của hams bạn phong phú hơn. Ngoài ra, khi lựa chọn thức ăn bạn nên lựa chọn trên 1 số tiêu chí sau: - Protein: 17-21% đối vs hamster trên 1 năm tuổi và 30-35% dối với hams dưới 1 năm tuổi or hams đang có thai sinh con or cho con bú. Đối với các bạn sử dụng thức ăn nén thì điều này dể bít vì trên vỏ bao bì có ghi còn đối vs các bạn dung thức ăn trộn thì các bạn có thể tăng giảm lượng protein bằng cách cho pé ăn them tàu hủ non, trứng, phô-mai… - Chất béo: hàm lượng chất béo hợp lý nhất là 4-8% [ có nhiều trong hạt hướng dương, đậu phộng, hạt bí]

- Đường: hạn chế càng ít càng tốt có nhiều trong bắp, đậu hà lan, cà rốt và trái cây.

Note: Đa số các hams của chúng ta rất dễ bị bệnh tiểu đường và bệnh này sẽ dẫn đến những biến chấn khó lường như: đục thủy tinh thể,….

Trước đây có 1 số quan niệm cho rằng hạt hướng dương ăn nhiều sẽ gây hại cho hams của bạn vì nó có nhiều chất béo. Nhưng thực chất hạt hướng dương chứ nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của hams, làm giảm cholesterol. Nhưng đừng thấy tốt mà cho pé ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng đấy nhé. Thịt, côn trùng: cũng là 1 nguồn cung cấp protein cho các bé của bạn [ trừ thịt heo nha] nhưng phải nấu chin cẩn thận và ko nêm gia vị nhé. Và có 1 số người nói cho hams ăn thịt về sau hams sẽ ăn thịt đồng loại điều này là sai hoàn toàn

- Mùn cưa, rơm, đất viên, khăn giấy… hoặc bông vải, cây cỏ,… Mục đích thấm hút phân và nước tiểu của hams, tạo không gian cho chúng đào xới, nô đùa, tạo cảm giác êm ái, tự nhiên…

Đồ chơi vận động cho hamster:


- Có nhiều loại: ống chạy, máng trượt, cầu thang, bập bênh… Nhưng quan trọng và hams yêu thích nhất là Vòng chạy. Chạy vòng thường xuyên sẽ giúp các hams lanh lợi, khỏe mạnh, tránh bị béo phì… Nếu không có vòng chạy, các  hams buồn chán quá lâu cũng có thể bị nổi khối u nữa đó. Các bạn nên dùng loại vòng chạy không có khe hở để tránh hams bị kẹt chân.


- Có 2 loại bình chủ yếu là bình bi và bình chân không. Ngoài ra trong trường hợp khẩn cấp không có bình, bạn có thể cho hams uống nước trong chén [như chó, mèo] hoặc tẩm nước vào bông gòn. Phải chắc chắn rằng bình nước đủ lớn để cung cấp đủ 1 ngày nước cho chúng. Nước cần phải sạch và thay thường xuyên. Nên sắm một kệ cắm bình chịu được sự gặm nhấm của hamster và tránh luôn việc cái bình bị chúng nhai nát.

- Răng của các hamster dài ra rất nhanh và thường xuyên, răng quá dài sẽ làm hams khó chịu dẫn đến cắn phá đồ dùng trong chuồng.


- Các hams thích lăn mình trong cát để làm sạch cơ thể

Khay thức ăn:

- Chọn một khay thức ăn mà chúng không nhai được, khay không quá sâu và phải nặng để tránh hamster lật đổ khay, làm thức ăn vãi ra ngoài. Khay thức ăn cần đủ lớn để đựng đủ thức ăn 1 ngày và hamster có thể ngồi ăn trong khay một cách thoải mái dễ chịu.

Hướng dẫn làm chuồng nuôi ong đúng cách
Hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà đúng cách
Hướng dẫn làm chuồng nuôi rắn mối
Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu

Hamster là một loài chuột gặm nhấm có hình dáng đẹp, dễ thương được nhiều người nuôi làm thú cưng. Nếu bạn đã sở hữu một em hamster ngộ nghĩnh thì hãy tự tay làm một ngôi nhà xinh xắn cho em ý nhé.

Cách tự làm nhà đơn giản cho hamster

Để làm nhà cho hamster, bạn cần chuẩn bị:

  • Hộp nhựa
  • Giấy vệ sinh [loại không có mùi thơm]

Cách làm như sau:

Bước 1: Bạn làm ướt hộp nhựa, sau đó dán giấy vệ sinh xung quanh hộp. [0:35]

Bước 1

Bước 2: Bạn dán lớp đầu tiên, sau đó dán thêm nhiều lớp giấy nữa, bạn có thể làm ẩm thêm bằng nước để tăng độ bám dính. [1:02]

Bước 2

Sau quá trình dán nhiều lớp giấy lên hộp nhựa đồng thời sau một hoặc vài bước bạn lại cho thêm nước làm ẩm và tiếp tục dán thì cuối cùng nó sẽ dày lên như hình dưới đây. [1:05]

Bước 3: Bạn đặt hộp vừa dán ra ngoài không khí cho khô. [1:16]

Bước 3

Hoặc bạn có thể đặt hộp trong lò nướng với nhiệt độ thấp. Lưu ý rằng nếu bạn sử dụng cách này bạn không dùng hộp nhựa nhé. [1:24]

Bước 4: Sau đó bạn cắt 1 lỗ nhỏ hình vòm để làm cổng cho ngôi nhà của hamster. [1:38]

Bước 4

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể học cách tự làm nhà đơn giản cho hamster của bạn. Tự tay làm nhà cho thú cưng sẽ là một việc làm rất thú vị đấy, mà lại tiết kiệm chi phí đi mua ngoài tiệm nữa. Chúc các bạn thành công nhé!

By: kheotay.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề