Nâng mái nhà có cần xin phép không

Hiện nay có một số gia đình muốn thi công làm mái tôn sân thượng, mái tôn chống nóng hoặc làm mái hiên, mái che cho ngôi nhà của mình nhưng đang không biết là trước khi làm có cần phải làm giấy xin phép xây dựng với cơ quan quản lý của Nhà Nước hay không? Và Công ty Đức An hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi này cho mọi người.

Làm mái tôn sân thượng, mái tôn chống nóng có phải xin phép không?

Dựa trên căn cứ theo điều luật 89 trong Bộ luật Xây dựng 2014, những công trình không cần phải xin phép gồm có:

  1. Công trình thuộc bí mật Nhà Nước không được phép công khai thiết kế – kĩ thuật, công trình xây dựng theo diện khẩn cấp;
  2. Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
  3. Các công trình xây dựng có tính chất tạm thời, chủ yếu phục vụ cho mục đích thi công công trình chính;
  4. Các công trình mang tính chất nâng cấp, sửa chữa, hoặc cải tạo nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, không làm thay đổi đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng của cũng như tính an toàn của công trình;
  5. Các công trình mang tính chất sửa chữa, hoặc cải tạo bên ngoài nhưng hạng mục sửa chữa, cải tạo đó không tiếp giáp với mặt đường trong đô thị và tại mặt đường đó không yêu cầu về quản lý kiến trúc đô thị;
  6. Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt;
  7. Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
  8. Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt;
  9. Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
  10. Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Vậy với đề “Làm mái tôn có phải xin phép không?“, chúng tôn xin trả lời là KHÔNG cần phải làm giấy xin phép. Bởi vì với hạng mục làm mái tôn sân thượng, mái tôn chống nóng, mái che, mái hiên cho các công trình nhà ở nằm trong việc nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuộc diện được MIỄN xin cấp giấy phép xây dựng. Và việc làm mái tôn này cũng không ảnh hưởng đến nền, móng, khả năng chịu lực của ngôi nhà nên hoàn toàn có thể tự ý sửa chữa. Tuy nhiên, trong quá trình thi công mái tôn bạn phải tuân thủ các vấn đề sau:

  • Quá trình thi công không gây ảnh hưởng, gây hại đến môi trường xung quanh
  • Diện tích của mái che không được vượt quá diện tích sử dụng của nhà mình, không được lấn chiếm sang khu vực xung quanh, kể cả khu vực đó không có ai ở. Khi lợp mái tôn sân thượng cũng không được lấn chiếm diện tích trên không.
  • Không được thay đổi gì về thiết kế công năng sử dụng của nhà ở.

Nếu đảm bảo thực hiện 3 vấn đề trên thì bây giờ bạn có thể hoàn toàn yên tâm với việc thi công mà không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Các trường hợp làm mái tôn cần phải xin giấy phép

Có một số trường hợp làm mái tôn được miễn, không cần xin giấy phép được quy định trong điều 89 Bộ luật Xây dựng 2014, còn đối với những trường hợp nằm ngoài điều luật này sẽ phải tiến hành xin cấp phép với cơ quan quản lý có thẩm quyền trước khi sửa chữa hoặc thi công mái tôn. Một số trường hợp cần xin giấy cấp phép đó là:

  • Thi công làm mái tôn cho khu bãi để xe, mái tôn kho chứa, xưởng gia công, trang trại……ở khu thành phố, khu vực đã có quy hoạch và quản lý, thì sẽ cần phải làm thủ tục xin phép
  • Sửa chữa mái tôn làm cho thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu vực đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
  • Công trình thi công mái tôn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
  • Công trình mái tôn làm thay đổi kết cấu, tính chịu lực của ngôi nhà.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép đối với các trường hợp này gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng [tham khảo mẫu trên các trang luật];
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai;
  • Bản vẽ thiết kế;
  • Đối với công trình có công trình liền kề khác thì phải có giấy cam kết đảm bảo an toàn với các công trình liền kề xung quanh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp phường, xã.

Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị thi công mái tôn giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn, chất lượng công trình hãy xem ngay bài viết: [BÁO GIÁ] thi công lợp mái tôn trọn gói từ A – Z

Nâng nền nhà có cần xin phép? Câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc. Nhiều người ý định nâng nền nhà ở của mình lên khi nền bị thấp hơn mặt đường, nước tràn vào nhà, nền nhà ẩm thấp,…Vậy khi nâng nền nhà có phải xin phép cơ quan chức năng hay không? Nếu có thì cần đến những cơ quan chức năng nào để xin cấp phép? Sau đây Xây Dựng Sài Gòn xin chia sẻ một số thông tin nhằm giải đáp giúp bạn!

Câu hỏi về nâng nền nhà có cần xin phép

Nhiều năm trong quá trình xây dựng, chúng tôi đã tiếp nhận không ít những thắc mắc về nâng nền nhà của khách hàng

Khách hàng hỏi: “Hiện tại tôi có một căn nhà ngụ tại địa chỉ phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân. Năm 2009, UBND quận và dân đóng góp tiền vào để làm đường. Sau khi hoàn thành thì cao độ mặt đường hiện nay cao hơn nhà gần 60cm. Tất cả nhà mặt tiền dọc trải dài theo tuyến đường đó đều phải nâng nền, nâng gác. Thế nhưng khi UBND tại phường Bình Hưng Hòa A cấp giấy phép tạm cho sửa chữa thì nhà có người xin được, nhà không xin được. Rồi có người được làm gác suốt người không được”

Trả lời Ông Phan Huy Vũ [phòng cấp phép xây dựng Sở Xây Dựng] trả lời câu hỏi nâng nền nhà có cần xin phép:

Công trình khi nâng nền, nâng gác, nâng mái phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng, bạn phải thực hiện đăng ký việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình [theo mẫu số 4 – Phụ lục 2 – Quyết định 68/2010/QĐ-UBND ngày 14-9-2010 của UBND thành phố Hồ Chí Minh] tại UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Về cách xử lý của UBND phường, nếu thấy chưa thỏa đáng, hãy liên hệ UBND quận để được giải quyết.

Những lưu ý khi nâng nền nhà:

  • Công việc nâng nên nhà nói trên được miễn giấy phép vì nó sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, công trình xây dựng gần đó hoặc an ninh của công trình
  • Bên cạnh việc nâng nền, một số công đoạn sửa chữa – bao gồm gia cố nền, cải tạo chống lún, nâng gác, nâng mái và thực hiện các công việc liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi trên đất nông nghiệp của các hộ bán kiên cố – là cũng được miễn giấy phép.
  • Ngoài ra, cư dân có thể không phải xin phép khi thay đổi cách bố trí nội thất, thêm cửa, cầu thang hoặc gác lửng.

Chủ nhà sẽ có thể đấy nhanh tiến độ cải tạo, sửa chữa nhà cửa với việc miễn giấy phép trong các điều kiện nêu trên. Cùng với việc tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Nền nhà thấp hơn mặt đường sẽ bị tụ nước mưa, gây ẩm thấp và xuống cấp nhanh chóng

Đơn giá và các hạng mục nâng nền nhà tham khảo

Đơn giá chung

Có nhiều yếu tố các ảnh hưởng đến giá nâng nền nhà. Do đó, không thể áp giá cho mọi trường hợp nâng nền nhà cũng như rất khó để báo giá nâng nền nhà chung. Để biết được chính xác cần phải khảo sát thực tế và đo đạc cẩn thận. Cùng tham khảo ví dụ cụ thể này nhé:

Giả sử nền có diện tích 5 x 12m = 60m2 với điều kiện móng nhà vẫn còn tốt không cần gia cố móng, chỉ nâng nền, bạn cần nâng nền cao khoảng 50cm so với lúc đầu.

  • Phí nhân công tháo dỡ những thiết bị như cửa, tháo tủ bếp,…: 1.000.000 Vnđ
  • Phí mua vật liệu xây dựng và thuê thợ lắp đặt hệ thống thoát nước: 5.000.000 vnd
  • Phí mua vật tư và thợ lắp đặt hệ thống điện: 4.000.000 vnd.
  • Phí phí đào hầm, đổ đáy hầm, xây hầm, tô chống thấm, đổ nắp bể tự hủy…: 8.000.000 vnd.
  • Phí mua xà bần, cát: 5.000.000 vnđ.
  • Phí thuê thợ tưới nước, đầm: 1.000.000 vnđ
  • Phí vật liệu, thợ thi côngcán nền: 5.000.000 vnđ
  • Phí thợ lát gạch và mua gạch: 13.000.000 vnđ
  • Phí thợ thi công bếp, đổ mặt bếp, thay đá mặt bếp 3m2: 5.000.000 vnđ

=> Báo giá nâng nền nhà khoảng: 55 triệu đồng cho công trình diện tích 60m2

Một số lưu ý trong đơn giá

Các chi phí trên sẽ chưa gồm phí thay cửa các phòng, hay một vài nội thất như tủ, thiết bị wc… Tùy thuộc vào điều kiện thi công, vị trí địa lý nơi thi công cũng như nhu cầu sử dụng vật liệu mà giá cả có thể khác nhau

Đơn giá còn phụ thuộc yếu tố thi công như bơm cát vào, san phẳng, đổ nước, đầm nền,…. Nhà được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn, hay khu vực xe cộ qua lại nhiều đều phải xử lí kỹ, có khi phải đan sắt đổ bê tông để đảm bảo không xuất hiện sụt lún khi sử dụng.

Giá một số vật liệu và công thợ có cơ bản như sau:

  • Phí nâng nền nhà với cát + đá mi: Giá 500.000 Vnđ/m2
  • Phí nâng nền nhà với xà bần: 400.000 Vnđ/m2
  • Phí cán nền: 100.000 Vnđ/m2
  • Phí lót gạch: 300.000đ/m2 – 500.000 Vnđ/m2

Nâng nên nhà có cần xin phép không? Không cần nếu không ảnh hướng đến kết cấu an toàn của các công trình xung quanh | Nguồn: Internet

Hy vọng với bài viết giải đáp nâng nền nhà có cần xin phép  bên trên của Xây Dựng Sài Gòn có thể mang lại các thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn đang cần sửa chữa nhà, nâng nền chất lượng, nhanh chóng và giá cả hợp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

>>> Tham khảo các bài viết liên quan tại đây:

Video liên quan

Chủ Đề