Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản ngân hàng

09:30, 30/09/2016

Từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính thức áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Tài khoản kế toán [TKKT] được dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống TKKT gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống TKKT cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các TKKT quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Xây dựng hệ thống TKKT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo:

  • TKKT được phân loại thành các loại tài sản:
  • Tài khoản tài sản;
  • Tài sản nợ phải trả;
  • Tài sản vốn chủ sở hữu;
  • Tài sản Doạnh Thu;
  • Tài sản chi phí sản xuất, kinh doanh;
  • Tài sản thu nhập khác; 
  • Tài sản chi phí khác;
  • Tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
  • Phân loại các tài khoản đầu tư tài chính theo mục đích nắm giữ.
  • Tài khoản tài sản và tải khoản nợ phải trả không được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn. Tài khoản tài sản và nợ phải trả chỉ được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn khi lập và trình bày báo cáo tài chính;
  • Gộp các khoản dự phòng [TK 159] và Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn [TK 229] chuyển sang TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản [chi tiết cho từng TK cấp 2 phù hợp với nội dung dự phòng];
  • Gộp các tài khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn [ TK 1388] và ký quỹ, ký cược dài hạn [TK 224] chuyển sang thành TK 1386 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược;
  • Gộp chi phí trả trước ngắn hạn [TK 142] và chi phí trả trước dài hạn [TK 242] thành  TK 242 - Chi phí trả trước;
  • Gộp các tài khoản Vay ngắn hạn [TK 311], Nợ dài hạn đến hạn trả [TK 315], Vay dài hạn [TK 3411] và Nợ dài hạn [TK 3412]   chuyển sang thành TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính;
  • Các tài khoản Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn [TK 3414] và Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn [TK 3386] gộp thành TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược;
  • Bổ sung thêm TK 136 - Phải thu nội bộ [TK 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc; TK 1368 - Phải thu nội bộ khác] vào hệ thống tài khoản kế toán;
  • Bổ sung thêm TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
  • Bổ sung thêm TK 151 - Hàng mua đang đi đường
  • Đổi tên TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh thành Vốn đầu tư của chủ sở hữu;
  • Bỏ các tài khoản sau:
  • TK 1113 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý;
  • TK 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý;
  • TK 311 - Vay ngắn hạn, TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả;
  • TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
  • TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu 
  • Và các TK ngoài danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thông tư 133 hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC .

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Kế toán là công việc nhiều người yêu thích và lựa chọn. Khi học về kế toán, có nhiều thuật ngữ phổ biến cũng như có nhiều điều cần ghi nhớ trong đó điển hình là hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng. Do vậy, kế toán viên cần phải biết được định nghĩa tài khoản kế toán ngân hàng và cách phân loại cũng như đặc điểm cần chú ý. 

Tài khoản kế toán là một trong những phương pháp được dùng nhiều nhất đối với các kế toán viên. Mục đích nhằm giúp phân loại các nghiệp vụ kinh tế và tài chính theo một cách khoa học, rõ ràng và cụ thể nhất. Mỗi tài khoản được mở theo một đối tượng kế toán cụ thể và có nội dung riêng biệt về kinh tế. Vì vậy, nội dung phản ánh của tên tài khoản và số lượng tài khoản cần mở được yêu cầu quản lý một cách nghiêm ngặt. 

Như đã nhắc tới trước đó, trên phương diện thông thường, tài khoản kế toán ngân hàng không quá khác biệt so với các loại tài khoản khác. Tuy nhiên, để nói về mặt khác, tài khoản kế toán ngân hàng được hiểu thông qua hình thức phân loại riêng biệt. 

Hệ thống các loại tài khoản kế toán ngân hàng 

Việc phân loại các loại tài khoản kế toán ngân hàng có thể giúp người đọc cũng như khách hàng hiểu hết được nội dung, tính chất và kết cấu của mỗi loại tài khoản. Từng loại tài khoản đều phản ánh từng tài sản, hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác nhất theo đúng bản chất kinh tế. Vì vậy, tài khoản kế toán ngân hàng có thể được phân loại thành 3 cách sau.

Tham khảo thêm bài viết: Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Theo mối liên hệ với bảng cân đối kế toán, tài khoản được chia thành tài khoản nội bảng và tài khoản ngoại bảng. Trong đó, tài khoản nội bảng là tài khoản phản ánh được tài sản nguồn vốn của ngân hàng cũng cho phép ngân hàng chiếm hữu và sử dụng theo pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định đã được quy định. 

Tài khoản ngoại bảng ngược lại so với nội bảng, phản ánh những tài sản không thuộc sở hữu và sử dụng của ngân hàng. Nó có thể được xem là tài sản tạm giữ hoặc giữ hộ do bên thứ 3 đảm nhận. Ngoài ra, các nghiệp vụ chưa tác động ngay đến nguồn vốn và tài sản của ngân hàng. 

Tài khoản tổng hợp là những tài khoản giúp khách hàng cũng như kế toán nắm rõ được các hoạt động của ngân hàng theo từng tiêu chí khác nhau. Để từ đó, các thông tin hữu ích về tài chính và kinh tế sẽ được cập nhập một cách nhanh chóng tới người dùng. 

Cũng dựa vào đây, những chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể được đưa ra chính xác. Ngoài ra, có thể lập bảng cân đối kế toán ngân hàng dựa vào loại tài khoản tổng hợp này. 

Tài khoản phân tích hay còn gọi là tài khoản tiểu khoản là loại tài khoản ghi chép sự vận động của từng đối tượng trong kế toán một cách cụ thể. Ngoài ra, tài khoản phân tích còn giúp phản ánh hoạt động vay tiền hay gửi tiền của từng khách hàng có mối quan hệ với bộ phận tài khoản giao dịch của ngân hàng. Tài khoản tiểu khoản giúp phản ánh từng loại tài sản và nghiệp vụ của ngân hàng đối với hệ thống những tài khoản nội bộ. 

Phân loại các tài khoản kế toán theo các mục nội dung 

Cách phân loại cuối cùng là theo nhóm nội dung kinh tế. Cách sắp xếp nhóm tài khoản theo mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn giúp người dùng hiểu rõ bản chất của tài khoản và các nghiệp vụ phát sinh. 

Tài khoản phản ánh nguồn vốn của ngân hàng, tài khoản thuộc tài sản nợ có tính chất dư có được biết tới là tài khoản thuộc nguồn vốn – nghiệp vụ bên nợ. Tài khoản phản ánh hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng và có tính chất dư nợ là tài khoản thuộc tài sản – nghiệp vụ bên có. 

Tiếp theo là tài khoản lưỡng tính bao gồm tài khoản có thể dư có và dư nợ và tài khoản vừa có số dư nợ vừa có số dư có. Tài khoản thứ hai này không được bù trừ cho nhau khi lên cân đối tài khoản và để 2 số dư. 

Sau khi đã hiểu rõ về tài khoản kế toán ngân hàng, tiếp theo cần hiểu về hệ thống tài khoản ngân hàng là gì. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là toàn bộ các tài khoản kế toán được dùng trong để phản ánh nguồn vốn, tài sản và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh. 

Trong hệ thống này, mỗi loại tài khoản đều có tên gọi riêng phù hợp với từng đối tượng kế toán được phản ánh. Các loại tài khoản này đều có số hiệu riêng biệt và các tài khoản được phân loại một cách khoa học.

Định nghĩa về hệ thống các tài khoản ngân hàng

Kế toán ngân hàng có đặc điểm là vừa là kế toán giao dịch ở các doanh nghiệp hay cá nhân vừa là kế toán ngân hàng. Vì thế, hệ thống tài khoản cũng được mở để hạch toán nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng đó cũng như doanh nghiệp. 

Tài khoản kế toán ngân hàng được mở để thực hiện các giao dịch kinh tế thông qua ngân hàng như gửi tiền, cho vay hoặc phục vụ các hoạt động kinh tế của khách hàng với ngân hàng hoặc qua ngân hàng. Cũng vì thế mà hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được coi là tài khoản khách hàng cũng là tài khoản sổ cái. Đây cũng là điểm khác biệt khiến hệ thống tài khoản ngân hàng phức tạp hơn so với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp. 

Đặc điểm của các tài khoản kế toán ngân hàng 

Hệ thống các tài khoản kế toán của ngân hàng đã được thay đổi nhiều lần kể từ khi được phát triển cho tới nay. Việc thay đổi này phù hợp với yêu cầu quản lý, quản trị kinh doanh ngân hàng trong từng thời kỳ. Hiện nay, hệ thống tài khoản có hiệu lực được ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN cùng một số các quyết định bổ sung chỉnh sửa sau đó. 

Hệ thống các tài khoản kế toán ngân hàng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc như sau:

  • Đảm bảo sự thống nhất giữa hệ thống tài khoản của 2 cấp ngân hàng [Nhà nước và các TCTD], tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp thông tin ngành ngân hàng, phục vụ các chính sách kinh tế vĩ mô. 
  • Đảm bảo phù hợp với cơ chế nghiệp vụ ngân hàng cũng như tín dụng, huy động vốn, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Từ đó, giúp các thông tin liên quan tới kế toán ngân hàng được phục vụ tốt nhất cho việc quản lý và quản trị kinh doanh.
  • Phản ánh rõ ràng và đầy đủ về các loại nguồn vốn, sử dụng vốn trên báo cáo tài chính ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế. 
  • Đảm bảo việc mở tài khoản, hạch toán, xử lý, thu thập thông tin một cách thuận tiện và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tin học trong công tác kế toán. 
  • Đảm bảo về sự ổn định của cơ cấu các tài khoản kế toán ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phản ánh của nghiệp vụ ngân hàng mới trong tương lai. 

Xây dựng hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là thứ mà người làm kế toán chuyên nghiệp cần nắm vững và ghi nhớ về nội dung. Với những chia sẻ trên đây, WinPlace hy vọng các bạn có thể tích lũy thêm cho mình những thông tin hữu ích trong việc trở thành kế toán viên.

Tốt nghiệp chuyên nghành quản trị văn phòng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng văn phòng dịch vụ – Coworking Space. Thiên Bình luôn mong muốn truyền tải “giá trị mới” giúp các doanh nghiệp trẻ có cái nhìn cận cảnh về mô hình Coworking space, một mô hình văn phòng giúp doanh nghiệp tiếp thu – cải tiến – hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề