Mỹ có bao nhiêu đại cử tri

Phiếu đại cử tri rất quan trọng. Cả nước Mỹ hiện có 538 đại cử tri. Số đại cử tri của mỗi bang tương ứng số Thượng Nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của mỗi bang trong Quốc hội Mỹ.

Thủ đô Washington không có nghị sỹ trong Quốc hội nhưng vẫn có 3 phiếu đại cử tri. Bang chiếm nhiều đại cử tri nhất là California với 55, tiếp đó là Texas - 38, New York - 29.

Phiếu đại cử tri khác nhau ở mỗi bang.

Các bang chiến trường quan trọng nắm giữ số phiếu đại cử tri lớn là Florida - 29, Pennsylvania - 20, Ohio - 18.

Các bang có ít đại cử tri nhất là Alaska, Delaware, Montana, North Dakota, South Dakota, Vermont, Wyoming, tất cả chỉ được bầu ra 3.

Các ứng cử viên Tổng thống cần giành được tối thiếu 270 phiếu đại cử tri để đắc cử.

Trên thực tế số phiếu đại cử tri được tính theo nguyên tắc ứng viên nào giành được đa số phiếu phổ thông [50,1% số phiếu phổ thông trở lên] sẽ được trao 100% số phiếu Đại cử tri của tiểu bang đó. Điều này đồng nghĩa một ứng viên có thể trở thành Tổng thống kể cả khi họ thua phiếu phổ thông so với đối thủ.

Minh chứng rõ ràng nhất cho trường hợp "tréo ngoe" này là cuộc bầu cử năm 2016 khi "ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump" đắc cử dù ông thua đối thủ Hillarry tới 2 triệu lá phiếu phổ thông.

Cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ rất cam go và Tổng thống Donald Trump buộc phải tìm kiếm cho mình sự chắc chắn ở các "bang phải thắng" để giành được nhiều sự ủng hộ đại cử tri nhất.

Bài của Lê Khắc Lý, Trưởng Phòng Chương Trình Cộng Đồng, Sở Ghi Danh Cử Tri và Bầu Cử Quận Cam và Đỗ Hữu Thuận, Thành viên Liên Đoàn Cử tri Mỹ gốc Việt

TỔNG QUÁT

Trong cuộc tranh cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ,ø một Ứng Cử Viên [ƯCV] muốn thắng cử, không những phải vận động để thắng tại những Tiểu Bang [TB] lớn mà thôi, nhưng còn phải vận động để chiếm được đa số phiếu của dân tại nhiều Tiểu Bang thì mới mong thắng cử được trên toàn quốc. Nếu chỉ tính phiếu Cử Tri Dân Chúng [CTDC] tức “Popular Votes” tại những TB lớn nhất và cử tri phải hoàn toàn theo đảng của mình thì phải cần thắng được 11 TB trở lên mới có thể đủ 270 phiếu Cử Tri Đoàn [CTĐ], tức quá bán tổng số CTĐ toàn quốc, để thắng chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ. Do đó mới xảy ra trường hợp ƯCV thắng phiếu CTDC toàn quốc nhưng lại thua, vì không có được đa số phiếu của dân chúng tại nhiều Tiểu Bang để đủ quá bán số phiếu CTĐ tức 270 phiếu mới thắng cử Tổng Thống được. Đó chính là nét đặc thù của bầu cử tại Hoa Kỳ. Nguyên tắc dân chủ ở đâu cũng vẫn là đa số thắng thiểu số. Tuy nhiên tại Hoa Kỳ, tiếng nói của người dân ở mỗi TB được coi là quan trọng hơn trong việc chọn lựa Tổng Thống của Liên Bang.

Rất nhiều người, kể cả những người Mỹ chính gốc cũng hiểu rất lơ mơ về tổ chức Cử Tri Đoàn [CTĐ]. Bài viết này nhằm mục đích phân tách tổng quát và tìm hiểu những đặc điểm sơ đẳng của thể thức bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Trước hết, xin nhớ rằng nước Mỹ là một “Liên Bang”ø [United States]. Chữ “United States” có nghĩa là “những Tiểu Bang được liên kết lại”, cũng có nghĩa là “những địa phương được kết hợp laiï”. Tức là địa phương giữ vai trò rất quan trọng. Khởi đầu, Liên Bang Hoa Kỳ [LBHK] chỉ có 13 Tiểu Bang. Các nhà lập pháp lúc đó phải tìm một phương thức làm sao bảo đảm được sự công bằng giữa các địa phương tức các Tiểu Bang. Các tiểu bang nhỏ dù có số dân ít hơn cũng sẽ không bị các Tiểu bang lớn có số dân đông hơn lấn áp. Nhất là trong cuộc bầu cử chức vụ Tổng thống là người cầm đầu nền Hành Pháp, cơ cấu cai trị toàn thể Liên Bang Hoa Kỳ, thì quyền lựa chọn chức vụ này phải dành phần quan trọng cho yếu tố địa phương tức các Tiểu Bang.

Trong viêc bầu Tổng Thống tại Hoa Kỳ, phiếu của Cử Tri Đoàn [CTĐ] mới thực sự quan trọng, vì chính đó mới là “tiếng nói của người dân từng Tiểu Bang”. Chính nhờ sự tôn trọng ý dân từng TB nên các TB khác lần lượt gia nhập vào Liên Bang để nâng số lượng Tiểu Bang từ 13 vào lúc đầu lên tới sớ 50 như ngày nay.

Và cũng chính vì nhờ vào hệ thống CTĐ mà Hoa Kỳ còn giữ được sự gắn bó của các Tiểu bang sống chung với nhau trên hai thế kỷ qua. Giả sử, chỉ cần một TB bị lấn át bất mãn rút ra, thì nước Mỹ không thể tồn tại như đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên 200 năm nay. Sau đây là tóm lược tổ chức hệ thống Cử Tri Đoàn và những cơ cấu tổ chức Liên Bang Hoa kỳ.

LỊCH SỬ CỬ TRI ĐOÀN [CTĐ] [ELECTORAL COLLEGE]

Electoral College có thể dịch ra tiếng Việt là Cử Tri Đoàn [CTĐ], được khai sinh từ lúc Hoa Kỳ mới lập quốc, lúc 13 Tiểu Bang lần đầu tiên kết hợp với nhau. Họ không muốn các Tiểu Bang nhỏ bị áp đảo bởi những Tiểu Bang lớn, nên luật lệ được ấn định các Tiểu Bang dù nhỏ hay lớn cũng đều có 2 ghế Thượng Nghị Sĩ [TNS]. Còn Dân Biểu [DB] thì thay đổi tùy theo cuộc kiểm kê dân số mỗi 10 năm. Mỗi Tiểu Bang tối thiểu phải có một ghế Dân Biểu. Năm 1789 số DB là 65 người, năm 1910 tăng lên đến 435. Số dân mỗi ngày mỗi đông, số DB không thể tăng một cách vô giới hạn nên Quốc Hội quyết định ngưng ỏ số 435 cho tới nay. Số DB này được ấn định theo tỷ lệ dân số của mỗi Tiểu Bang.

Để bảo đảm sự hoàn toàn vô tư và công bằng trong việc lựa chọïn vị Tổng Thống, hệ thống Cử Tri Đoàn [CTĐ] được thiết lập. Mỗi Tiểu Bang có MỘT Cử Tri Đoàn, tiếng Mỹ gọi là “Electoral College”.

Hoa Kỳ có 50 Tiểu Bang cộng thêm Washington DC [theo Tu Chính Aùn Hiến Pháp số 23, năm 1961, Washington DC được quyền có 1 Cử Tri Đoàn gồm 3 người], như vậy toàn quốc có 51 Cử Tri Đoàn [CTĐ].

Mỗi Cử Tri Đoàn [CTĐ] gồm nhiều Electors tiếng Việt có nghĩa là một thành viên của CTĐ. Số người “electors” tương đương với tổng số các vị Dân Cử trong Tiểu Bang, tức số Dân Biểu cộng với 2 Thượng Nghị Sĩ. Ví dụ: Tiểu Bang California có 52 Dân Biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ, đồng đều như số các TNS tại các Tiểu Bang khác, vậy tổng cộng số “electors” trong CTĐ của California là 54 người [52 + 2 = 54].

Toàn quốc có 535 vị Dân Cử nên có 535 “electors” cộng thêm 3 của Washington DC là 538 “electors” hay là 538 phiếu. Muốn được đắc cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ, một ƯCV phải chiếm được quá bán của tổng số “electors” toàn quốc, tức trên một nửa của 538, hay là trên số 269, nghĩa là phải 270 phiếu “electors” trở lên.

CÁCH TUYỂN CHỌN THÀNH VIÊN TRONG CTĐ [ELECTORS]

Luật pháp cho phép mỗi chính đảng [political party] tại Hoa Kỳ có cách riêng để chọn thành viên CTĐ [electors] cho đảng mình. ƯCV đảng nào thắng cử Tổng Thống, thì đảng ấy chọn thành viên CTĐ [electors] của đảng mình. Những thành viên này phải tuyên hứa với đảng là khi làm việc “bỏ phiếu bầu hợp thức hóa” chức vụ Tổng thống vào “ngày Thứ Hai sau ngày Thứ Tư thứ nhì của tháng 12 năm bầu cử Tổng Thống” [riêng cho cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2000 này, ngày ấy là ngày 18 tháng 12, 2000] sẽ bỏ phiếu cho ƯCV của đảng đã được đắc cử tại TB mình. Thành viên CTĐ [electors] phải là người không giữ chức vụ công quyền cấp Liên Bang [nghĩa là công chức cấp Tiểu Bang thì được] và cũng không phải là một DB hay TNS đương nhiệm. “Chức vụ Thành Viên CTĐ” [electors] chỉ là “chức vụ danh dự”, không có lương, nhưng chỉ có phụ ï cấp tượng trưng là 10 đô la và 5 xu mỗi mile di chuyển khứ hồi [round trip] từ nhà đến điện Capitol của Tiểu Bang để bỏ phiếu. Thành phần thường là những người có thành tích trung kiên và hoạt động tích cực cho đảng. Như trên đã nói, mỗi đảng có cách chọn thành viên CTĐ riêng của đảng mình. Ví dụ tại California: Trong đảng Dân Chủ, mỗi ƯCV DB LB và mỗi ƯCV TNS LB của hai kỳ bầu cử vừa qua cử một thành viên CTĐ [elector]. Danh sách những người được đề cử này phải được đệ nạp cho Bộ Trưởng Nội Vụ Tiểu Bang [Secretary of State of California] vào ngày 1 tháng 10 năm bầu cử Tổng thống. Về phía đảng Cộng Hòa, thì thủ tục khác hơn. Thành viên CTĐ [electors] sẽ là những ƯCV được đảng chọn trong hai kỳ bầu cử vừa qua vào các chức vụ như Thống Đốc, Phó Thống Đốc, Thủ Quỹ TB, Kiểm Soát Viên TB, Bộ Trưởng Tư Pháp TB, Bộ Trưởng Nội Vụ TB, TNS TB, các vị Chủ Tịch đảng CH địa phương và những thành viên Hội Đồng Trung Ương của đảng. Còn các đảng khác như đảng “Người Mỹ Độc lập” [American Independent], đảng “Tự Do” [Libertarian], đảng “Luật Tự Nhiên” [Natural Law], và đảng “Cải Cách” [Reform], thì chọn thành viên CTĐ [electors] trong kỳ Đại Hội đảng và lựa người cân bằng về phái tính, một nửa phái nam và một nửa phái nữ.

Muốn được đắc cử Tổng thống, Ứng cử viên cần phải chiếm được đa số tuyệt đối là tối thiểu phải quábán của 538 tức là 270 phiếu hay nhiều hơn.

Có nhiều người hỏi: cử tri đã đi bầu rồi tại sao lại phải cần có Cử Tri Đoàn [Electoral Vote] bầu nữa " Thưa! Thực sự CTĐ [Electoral Vote] không bầu Tổng thống mà chỉ làm nhiệm vụ thực hiện theo đúng ý nguyện của đa số cử tri trong TB mình, nghĩa là CTĐ chỉ dồn tất cả phiếu cho ƯCV đã được đa số dân bầu trong TB. Bởi thế, người Mỹ thường nói "Winner-Takes-All" có nghĩa là “Người Thắng Lấy Tất Cả”. Thí dụ ƯCV Al Gore chiếm được đa số phiếu dân bầu tại California nên hốt trọn 54 phiếu của CTĐ của California. Nhưng riêng 2 Tiểu bang Maine và Nebraska thì có luật khác. Tại hai TB này, số thành viên của CTĐ [electors] được chia theo tỉ lệ đắc cử của các ƯCV, chứ không theo nguyên tắc “Winner-Take-All”.

Sự dồn phiếu của CTĐ giúp cho bầu cửû Tổng Thống trở thành giản dị khi ƯCV nào chiếm được 270 phiếu CTĐ trở lên thì hoàn toàn hợp pháp trở thành Tổng thống, Điều này tránh bớt trường hợp phe thất cử khiếu nại, tranh chấp, nhất là họ đòi kiểm lại phiếu. Nếu cần, thì việc kiểm lại 538 phiếu của tất cả CTĐ [Electoral Votes] vẫn dễ hơn việc kiểm lại hàng mấy trăm triệu phiếu của toàn thể nước My.õ

Trong lịch sử bầu cử ở Mỹ chỉ có 3 lần xảy ra CTĐ làm trái với ý nguyện của dân. Đó là cuộc bầu cử các năm 1824, 1876 và nắm 1888. Sự việc xảy ra đã quá lâu chắc cũng phải có uẩn khúc nào đó cần phải nghiên cứu sâu xa hơn. Từ đó đến nay không còn xảy ra lần nào nữa. Nhưng riêng California, có một lần “tréo cẳng ngổng”, là năm 1900, một “elector” “phá rào” tự ý bỏ phiếu theo ý riêng của mình. Người “elector” ấy đã bỏ phiếu cho William Jennings Bryan, trong khi người đắc cử là William McKinley.

Chủ Đề