Tại cửa hàng được phép chứa bao nhiêu bình gas

Bài viết dưới đây, NPLaw xin đưa ra một số vấn đề quan trọng nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có thể nắm rõ về vấn đề “thủ tục kinh doanh gas” cùng những vấn đề thường xuyên gặp phải trong quá trình kinh doanh để hạn chế tối đa rủi ro và mang về lợi nhuận cao

Cùng NPLaw tìm hiểu về kinh doanh gas tại Việt Nam

Như chúng ta biết, gas là một trong những mặt hàng kinh doanh khá phổ biến ở thị trường trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển tiến bộ của thời đại và nhu cầu sống ngày càng cao của người dân thì gas trở nên cần thiết và trở thành mặt hàng tiêu thụ với số lượng lớn và đem lại lợi nhuận cao.

Do đó, để kinh doanh đạt hiệu quả, các cá nhân tổ chức cần nắm bắt rõ các điều kiện, quy định về kinh doanh gas

I. Mã ngành kinh doanh gas

Không chỉ đối với ngành kinh doanh gas mà trong bất kỳ lĩnh vực nào, hàng hóa nào thì cá nhân, tổ chức kinh doanh đều phải biết và phải quan tâm đến mã ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

Theo hệ thống mã ngành nghề đăng ký kinh doanh, nhóm ngành bán lẻ dầu hỏa, gas, than nhiên liệu dùng cho gia đình trong các cửa hàng chuyên doanh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, [có hiệu lực từ ngày 20/8/2018], theo đó: 47735: Bán lẻ dầu hỏa, gas, than nhiên liệu dùng cho gia đình trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm:

  • Bán lẻ dầu hỏa;
  • Bán lẻ bình gas;
  • Bán lẻ than, củi.

Như vậy, mã ngành kinh doanh gas theo mã ngành trên hệ thống đăng ký kinh doanh là 47735

II. Điều kiện kinh doanh gas

Trong bất cứ một ngành nghề nào, để có thể kinh doanh hợp pháp thì cá nhân, tổ chức kinh doanh đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì mới có quyền được kinh doanh. Đối với kinh doanh gas cũng vậy, để có thể kinh doanh thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật

Căn cứ pháp lý:

Điều 8 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm:

  1. Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
  1. Có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG;
  1. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

3. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

4. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khoản 2,3 Điều 15 Nghị định 17/2020/ NĐ - CP quy định về việc sửa đổi như sau:

“ 2. Điểm b khoản 1 Điều 8 được sửa đổi như sau:

“b] Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG;”

3. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi như sau:

“2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này còn phải có trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này.”

Như vậy, so với quy định trước đó thì nghị định mới nhất về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương có thay đổi hai điều kiện đối với kinh doanh gas. Do vậy, bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.

III. Quy định mới về kinh doanh gas

Về căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 87/2018/ NĐ- CP về kinh doanh khí
  • Nghị định 17/2020/ NĐ-CP
  • Thứ nhất, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh khí gas

Điều 38. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG bao gồm:

“ 1. Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh.

3. Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa.

4. Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

5. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG kinh doanh LPG chai ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:

  1. Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;
  1. Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG.

6. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này phải bổ sung tài liệu chứng minh có đường ống vận chuyển khí hoặc hợp đồng thuê đường ống vận chuyển khí; bản sao Giấy chứng nhận kiểm định đường ống còn hiệu lực và tài liệu chứng minh có trạm cấp khí đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

7. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này phải bổ sung và tài liệu chứng minh có trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

8. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài giấy tờ quy định tại khoản 2, 4 Điều này phải bổ sung:

  1. Tài liệu chứng minh có xe bồn CNG đã được kiểm định còn hiệu lực;
  1. Tài liệu chứng minh có trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
  1. Tài liệu chứng minh có trạm nén CNG đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 17/2020 có quy định về Khoản 5 và 7 Điều 38 được sửa đổi như sau:

“5. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG chỉ có chai LPG hoặc thuê chai LPG, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:

  1. Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;
  1. Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG.

7. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải bổ sung tài liệu chứng minh có trạm cấp LNG đáp ứng các quy định về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đã được cấp Giấy chứng nhận còn hiệu lực.”

Theo đó, về cơ bản hồ sơ xin giấy phép kinh doanh gas không có nhiều thay đổi so với nghị định trước đó, tuy nhiên bạn cần lưu ý để bổ sung tài liệu đầy đủ để việc xin giấy phép được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Thứ hai, về trình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh gas. Cụ thể tại Điều 43 NĐ 87/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh gas gồm:

Bước 1: Thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền [Sở Công thương].Trường hợp thương nhân chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thương nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải nộp phí thẩm định điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.

Bước 4: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện nhận kết quả, các doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng gas nhận kết quả là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng gas tại Bộ phận một cửa của Sở Công thương.

IV. Những vấn đề thắc mắc thường gặp khi kinh doanh gas

1. Kinh doanh gas cần giấy tờ gì

Những giấy tờ cần thiết khi kinh doanh gas mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kinh doanh cũng cần có bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh gas
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng
  • Giấy phép chứng nhận phòng cháy chữa cháy do công an PCCC tỉnh, thành phố cấp
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp giấy phép an ninh, trật tự do công an phường cấp

2. Xin giấy phép kinh doanh gas ở đâu

Trước tiên, để xin được giấy phép kinh doanh gas các cá nhân, tổ chức phải làm đầy đủ các hồ sơ theo quy định của pháp luật, sau đó tiến hành gửi hồ sơ và xin giấy phép kinh doanh tại UBND Quận/ huyện

3. Muốn mở kinh doanh gas cần những gì

Không chỉ riêng kinh doanh gas, mà trong bất kỳ ngành nghề nào để kinh doanh được cần:

  • Mặt bằng kinh doanh thuận lợi
  • Nguồn vốn kinh doanh
  • Giấy phép kinh doanh
  • Có các chiến lược quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ

4. Kinh doanh gas cần bao nhiêu vốn

Số vốn để đầu tư kinh doanh một lĩnh vực nào đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như quy mô kinh doanh, đầu vào…Đối với kinh doanh gas để xác định số vốn cần có để thực hiện thì trước tiên tính giá trung bình của 1 bình gas hiện tại rơi vào khoảng từ 300-350 nghìn đồng. Từ giá gas trung bình của 1 bình thì tùy vào quy mô kinh doanh bạn có thể ước tính số vốn cần có để mở cửa hàng kinh doanh

Chẳng hạn, đối với các cửa hàng kinh doanh gas với quy mô nhỏ khoảng 15 bình thì số vốn cần có khoảng 4 đến 5 triệu. Còn đối với đại lý gas trung bình sẽ khoảng từ 500 bình cho đến 1000 bình số vốn cần khoảng 300 -350 triệu.

Tuy nhiên, đó chỉ là số vốn đề lấy gas, còn các vấn đề chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như mặt bằng, kệ giá, quảng cáo…thì số vốn cần bỏ ra có thể tăng lên so với ước tính như trên rất nhiều.

5. Tình huống kinh doanh gas hiện nay của các nhà bán lẻ

Một trong những tình huống thường gặp của các nhà bán lẻ gas mà chúng ta thường nhắc đến đó là sự lên xuống thất thường của giá cả. Vậy làm cách nào để bán nhanh, có lời mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả của thị trường? Đó là đối với các cửa hàng bán lẻ nên nhập số lượng ít, chú trọng vào dịch vụ lắp đặt thay bình gas để đẩy nhanh quá trình bán

6. Cách kinh doanh gas hiệu quả

Mặc dù hiện nay gas trở thành mặt hàng kinh doanh phổ biến và mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh gas dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, trái pháp luật..sau đây là một số cách kinh doanh gas hiệu quả mà bạn cần biết

  • Trước khi kinh doanh cần phải chú trọng khảo sát thị trường, nhu cầu của người dân và địa điểm kinh doanh có phù hợp hay không…thông thường những khu vực đông dân cư, chợ búa thì mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ nhanh hơn, nhu cầu dịch vụ cũng nhiều hơn.
  • Tiếp theo, cần tuân thủ đầy đủ và đúng các quy định pháp luật về kinh doanh gas để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và tránh được những rủi ro không đáng có
  • Tiến hành quảng bá cửa hàng gas của mình thông qua các phương tiện quảng cáo, hay “dịch vụ tốt” cũng chính là một cách để đại lý tự quảng bá sản phẩm của mình.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong kinh doanh gas mà NPLaw cung cấp để bạn có thể tránh việc kinh doanh không hợp pháp hoặc thua lỗ trong kinh doanh về lĩnh vực này. NPLAW có kinh nghiệm không chỉ trong tư vấn pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh gas mà ngoài ra còn có các lĩnh vực kinh doanh khác… Hãy liên hệ ngay với NPLaw để được giải đáp các thắc mắc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Bình gas 12kg là bao nhiêu lít?

Gas VT Xám 12 Kg: Dung tích nước 26,2 ~ 26,5 lít [± ​​0,2] Dung lượng LPG LPG 12 kg Tiêu chí Quảng cáo JIS G 3116 SG 255 Bầu bí và bình thường...

Cửa hàng gas được chưa tối đa là bao nhiêu gas?

Có thể thấy, đối với diện tích là 12m2 thì có thể trưng bày không quá 500 kg khí hóa lỏng và mỗi m2 diện tich tăng thêm thì sẽ được thêm 60kg, tức là nếu diện tích cửa hàng bạn là 60 m2 thì sẽ được chứa tối đa 3380kg khí hóa lỏng.

Xin giấy phép kinh doanh gas hết bao nhiêu tiền?

Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là bao nhiêu? Mức phí thẩm định để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ gas chai đối với hộ kinh doanh là 400.000 đồng/cơ sở/lần thẩm định [quy định tại Điều 4 Thông tư 168/2016/TT-BTC].

Nồng độ khí gas bao nhiêu là nguy hiểm?

Khí ga là chất không màu, không mùi, không độc hại, nhưng được pha thêm chất Etylmecaptan có mùi thối đặc trưng để dễ phát hiện khi có rò rỉ khí gas. Ngoài ra, các đặc tính kỹ thuật của khí ga có nguy hiểm về cháy nổ như: – Có giới hạn nồng độ nổ từ 1,55% – 11,8% nên nguy cơ nổ rất cao [ ];

Chủ Đề