Mức lương hưu 2023

Theo dự kiến, năm 2023 sẽ tiến hành cải cách tiền lương sau 03 năm "hoãn" do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có đúng năm 2023 sẽ cải cách tiền lương đối với công chức?

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 do Ban hấp hành Trung ương ban hành nêu rõ, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới đối với cả cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), và khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 01/7/2022, thay vì năm 2021 (vấn đề này cũng được Quốc hội quy định rõ tại Nghị quyết số 23/2021/QH15).

Sau đó, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nên lịch cải cách tiền lương đã không được thực hiện như dự kiến.

Đến tháng 11/2021, Quốc hội đã quyết nghị, tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. 

Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 cũng nêu rõ, tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

Như vậy, Quốc hội không hề "chốt" cải cách tiền lương vào năm 2023 mà chỉ nói rằng sẽ lùi đến thời điểm thích hợp.

Tuy nhiên, tại Thông tư 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính có nêu, dự toán chi thường xuyên năm 2023 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Đồng thời, các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.

Dựa vào quy định này, nhiều người cho rằng, nếu đủ "nguồn", rất có khả năng việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện ngay từ năm 2023.

Mức lương hưu 2023

 

Năm 2023, thu nhập công chức gồm những khoản gì?

Nếu việc cải cách tiền lương được thực hiện vào năm 2023 như dự đoán, cơ cấu thu nhập của công chức sẽ được thực hiện như trong Nghị quyết 27. Theo đó, lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, Nghị quyết cũng bổ sung tiền thưởng vào cơ cấu tiền lương của công chức, trong đó, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Ngoài việc cơ cấu lại tiền lương, Nghị quyết 27 cũng quy định nhiều điểm mới như sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới; bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề);  Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...

Đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp) sẽ không còn được áp dụng bảng lương công chức, viên chức như quy định hiện nay mà thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, năm 2023, có thể cơ cấu lương của công chức sẽ thay đổi. Thay vì được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số thì sẽ được tính theo bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm với cơ cấu 70% lương cơ bản và 30% phụ cấp. Đồng thời, có thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.

Trên đây là giải đáp năm 2023, thu nhập công chức gồm những khoản nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

Mức lương hưu 2023
 19006199 để được hỗ trợ.

Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Chế độ này nhằm ổn định cuộc sống lâu dài của người lao động khi họ bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi hết tuổi lao động, không thể tạo ra thu nhập để đảm bảo được cuộc sống. Trong việc áp dụng và thực hiện các các quy định của pháp luật về chế độ hưu trí vẫn còn nhiều vướng mắc: Liệu rằng cán bộ hưu trí có được tăng lương không? Điều này sẽ được gải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Sự thay đổi của lương hưu

1.1 Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theo nội dung được quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được quy định theo thời gian đóng BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong khu vực nhà nước và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH do người sử dụng lao động đóng quyết định. Vì vậy, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Công thức tính mức hưởng lương hưu:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1.2 Sự thay đổi của lương hưu khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng.

** Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối thiểu.

Mức tối thiểu đóng BHXH của người lao động (NLĐ) sẽ bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng. Mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức bình quân tháng đóng BHXH tối thiểu tăng, dẫn đến mức lương hưu tối thiểu cũng sẽ tăng theo. 

Mức tăng lương hưu tối thiểu vùng = Tỷ lệ lương hưu x Mức tăng lương tối thiểu vùng.

Mỗi vùng khác nhau thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cũng khác nhau. Đối với những NLĐ thuộc vùng I và II thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cao hơn vùng III vùng IV vì vậy mà mức hưởng lương hưu tối thiểu cũng sẽ cao hơn vùng III và vùng IV. 

** Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối đa.

Mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Từ 1/1/2020 mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,49 triệu x 20 = 29,8 triệu/tháng. Mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.

Có thể thấy, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng rất nhiều đến mức lương hưu mà NLĐ được hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng, mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương hưu tối thiểu và mức lương hưu tối đa tăng.

Mức lương hưu 2023

Dưới những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngày 19/06/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14  trong đó thống nhất không tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020. Vì thế, từ 01/07/2020 đến 30/06/2021, mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không được điều chỉnh tăng lên 7,38% như dự kiến trước đó (tăng từ 1,49 triệu/ tháng lên 1,6 triệu/ tháng).

Từ 01/07/2021, mức lương hưu của các cán bộ hưu trí sẽ thế nào? Có tăng hay không?

Theo thông tin mới ghi nhận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Nghị quyết số 122/2020/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, trong đó chỉ rõ, lương cơ sở năm 2021 vẫn được giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và giải quyết một số vấn đề cấp bách khác). Do đó, ở thời điểm hiện tại (năm 2021), mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không tăng

3. Dự kiến tăng 15% mức lương hưu và các loại trợ cấp từ 01/01/2022.

Bộ LĐTB&XH hiện đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Theo nội dung dự thảo, kể từ ngày 1/1/2022, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với 8 đối tượng dưới đây:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và NLĐ (bao gồm cả những người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg về việc chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và những người làm công tác cơ yếu đang được hưởng lương hưu hằng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và theo Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010 về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206/CP năm 1979 về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm công việc nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130/CP năm 1975 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định 111-HĐBT năm 1981 về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.

- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CANN đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.   

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

- Người đang hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hằng tháng.

Ngoài ra, đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi đã được điều chỉnh theo quy định trên thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng thì mức điều chỉnh cụ thể như sau:

+ Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người đang hưởng mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;

+ Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người đang hưởng mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

Bộ đề xuất mức điều chỉnh 15% này nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của các khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do những tác động của các yếu tố lạm phát và chia sẻ 1 phần thành quả từ việc phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH.

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết về việc các bộ hưu trí có được tăng lương không? Qua những thông tin bài viết đưa ra có thể thấy rằng, mức lương hưu năm 2021 sẽ vẫn giữ nguyên. Kể từ 1/1/2022 mức lương hưu sẽ tăng khi mức lương cơ sở tăng theo đúng quy định.