Mủ trôm trong tiếng anh là gì năm 2024

Mủ trôm là dịch nhựa tiết ra từ cây trôm- loại cây có tên khoa học là Sterculia foetida. Nó được sử dụng làm nguyên liệu chế biến nước giải khát, mỹ phẩm, dược phẩm…

Với công dụng thanh lọc cơ thể, nhuận tràng, điều hòa đường huyết… mủ trôm không chỉ điều hoà sức khoẻ mà còn trở thành một loại sản phẩm dưỡng nhan được chị em yêu thích!

Dưới đây là một vài công dụng của mủ trôm trong làm đẹp mà Heros muốn giới thiệu đến bạn.

Mủ trôm trong tiếng anh là gì năm 2024

Mủ trôm

Mủ trôm chống lão hoá da

Mủ trôm chứa thành phần các chất chống oxy hoá, nó giúp ngăn chặn tình trạng lão hoá da sớm, chính vì vậy mà các set chè dưỡng nhan ra đời đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của chị em. Cùng với kỷ tử, táo đỏ, mủ trôm tạo nên món chè dưỡng nhan cho làn da sáng hồng hơn, tiến trình lão hoa nhăn xệ chậm hơn.

Mủ trôm giúp giảm cân, giữ dáng

Mủ trôm có độ hút nước và ngậm nước lớn, sử dụng nước mủ trôm sẽ khiến bạn có cảm giác no lâu, từ đó sử dụng đồ ăn ít hơn, giúp bạn giảm cân an toàn mà hiệu quả vì dưỡng chất trong thức uống từ mủ trôm có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động.

Mủ trôm trong tiếng anh là gì năm 2024

Chè dưỡng nhan từ mủ trôm thanh mát, giúp giảm cân, làm đẹp da

Mủ trôm hạn chế mụn nhọt

Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan, vì thế giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt, nhất là mụn bọc, mụn mủ.

Ngoài ra, Mủ trôm có chứa thành phần hợp chất thành phần hợp chất polysaccharide được thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acid D-galacturonic…. Được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm có công dụng trị mụn, kháng khuẩn da vô cùng hiệu quả.

Mủ trôm giúp sáng da, mờ nám

Mỹ phẩm được chiết xuất từ mủ trôm có khả năng cấp ẩm, dưỡng trắng rất hiệu quả, cho bạn làn da mềm mịn, rạng rỡ, các chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa tình trạng nám sạm tăng sinh, trả lại làn da trắng sáng. L

Lưu ý khi dùng mủ trôm

Nước giải khát các loại từ mủ trôm là loại đồ uống tính mát, vị ngọt dịu nên hợp khẩu vị của rất nhiều người, tuy nhiên, với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi, người đang có khối u đường ruột không nên sử dụng để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.

Mủ trôm có tác dụng tăng hấp thu của ruột vậy nên không nên uống nước mủ trôm cùng lúc với các loại thuốc, tốt nhất nên uống thuốc sau khoảng 1 giờ uống mủ trôm.

Bạn nên tìm mua sản phẩm mủ trôm rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng với liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng như sử dụng thay nước để tránh gây phản tác dụng nhé!

-Sương sa nấu cứ 1 bịch bột sương sa thì cho vào 7 cups nước. Nếu ACE muốn cứng dai hơn thì bớt nước lại. Nấu cho sôi để nguội. (Khâu này ace có thể làm trước rồi để tủ lạnh) ----

-Mủ trôm, mủ gòn, rong biển chân vịt, hột lươi ươi ngâm qua đêm. Mủ trôm khi nở bung ra thì vớt ra rổ cho ráo nước. Mủ gòn sau khi nở thì vớt ra cắt mỏng. Rong biển chân vịt nhiều cát cho nên phải rửa thật sạch sau khi đã nở, rồi hãy cắt thành miếng vừa ăn. Hột lười ươi ngâm nở ra thì hãy nhặt vỏ, bỏ hột, va`chỉ tơ ra.

-Nâu đường phèn để nguội. Hột é ngâm trước khi pha khoảng 15 phút.

-Khi các thứ đã chuẩn bị thì pha lại với nhau. Pha ngọt hay lạt là tuỳ vào khẩu vị của ACE mà cứ gia giảm cho vừa miệng. Ăn với đá trong ngày nóng thì thật là tuyệt.

Trôm (danh pháp hai phần: Sterculia foetida) là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong họ Trôm. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây là một cây với lá chẻ ra hoa có mùi hôi ít. Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Panama, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines, Senegal, Sudan và Việt Nam. Nó có thể được trồng ở các khu vực nhiệt đới khác.

Mủ trôm[sửa | sửa mã nguồn]

Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Tại Việt Nam, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống có vị thuốc. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Thành phần dinh dưỡng (/100g)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ca: 101,06 mg
  • Zn: 0,29 mg
  • Na:5,27 mg
  • K: 297,01 mg

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Ngoài ra, mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, mủ trôm có thể làm keo dính dùng dán đế giày, cây gỗ, tranh dán. Làm keo công nghệ y dược, viên nang thuốc tây. Người Việt Nam thường sử dụng mủ trôm, mủ gòn đơn độc hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để pha chế thức uống có tác dụng làm mát, giải độc cơ thể.

Cảnh báo[sửa | sửa mã nguồn]

Mủ trôm không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của loại mủ này có thể gây ra một số phản ứng phụ. Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có khối u trong ruột.
  • Người đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu.

Pha chế[sửa | sửa mã nguồn]

Mủ trôm có thể ăn chung với nước đường cùng các loại sâm khác, nấu chè, nấu thức uống rất đa dạng.

Tinh dầu trôm[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, hạt trôm chứa hàm lượng lipid tổng số là 52,36%, thành phần axit béo trong dầu hạt trôm gồm axit hexadecanoic (42,15%) và axit octadecanoic (32,65%).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Plant List (2010). “Sterculia foetida”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  • ^ DS LÊ KIM PHỤNG (Thứ Hai, 19/10/2009, 02:40 (GMT+7)). “Mủ trôm uống mát?”.
  • ^ Lương y Võ Hà. “Mủ trôm, mủ gòn có độc?”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  • ^ Lương y Dương Tấn Hưng (13/11/2009 9:35). “Mủ trôm trị táo bón”. Trần Minh Hợi, Điều tra, đánh giá khả năng phát triển 3 loài thực vật Trôm, Sở và Lai cho dầu béo ở miền Bắc Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp nhiên liệu sinh học Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine. Website Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2013.

Cây mủ trôm tiếng Anh là gì?

- Tên thương phẩm: Poon tree, Wil almon , Bottle tree, Java olive (Anh). - Nguồn gốc xuất xứ: Loài này có nguồn gốc từ tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới.

Mủ trôm có tên gọi khác là gì?

Mủ trôm hay còn gọi là nhựa trôm. Đây cũng là một chất được tiết ra từ vỏ của cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida thuộc họ Sterculiaceae. Loại cây này phổ biến ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Australia, Panama, Thái Lan, Sudan, Philippines, Indonesia, Senegal và Việt Nam.

100g mủ trôm bao nhiêu calo?

Theo những thông tin mà ứng dụng này chia sẻ thì 1 cốc mủ trôm bạn uống sẽ nạp vào cơ thể là 60 Calories, nếu sử dụng 100 gram mủ trôm sẽ tiêu thụ 303 Calori.

Mủ trôm lấy từ đâu?

Mủ trôm là dịch nhựa tiết ra từ vỏ thân của cây trôm. Mủ trôm nguyên chất đa số có màu trắng trong, dạng chất đặc hơi sệt như thạch. Ở nước ta, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát và trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, kỹ nghệ.