Môi trường văn hóa giáo dục của trung quốc năm 2024

Bài viết này đánh giá một cách toàn diện việc hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục đại học ở Trung Quốc kể từ khi cải cách và mở cửa năm 1978. Với số liệu thống kê được trình bày, bài viết thảo luận về những hậu quả dự kiến và không lường trước được của cải cách giáo dục đại học Trung Quốc. Nghiên cứu này kết luận kết quả của nó là phân cấp, phân tầng, đại chúng hóa, thị trường hóa và quốc tế hóa.

Bài liên quan
  • Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024
  • Động lực quốc tế hóa giáo dục đại học: Một phân tích so sánh
  • Một số khuyến nghị định hướng tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới

Giáo dục đại học đã được công nhận trên toàn cầu như một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế thông qua tạo ra nguồn nhân lực thông qua đào tạo nhân tài, đổi mới khoa học bằng nghiên cứu và tác động xã hội thông qua các dịch vụ cộng đồng, bên cạnh chức năng của nó trong việc xây dựng và định hình bản sắc quốc gia. Kể từ khi Trung Quốc chính thức tiến hành cải cách và mở cửa năm 1978, hệ thống giáo dục đại học của nước này đã trở thành một phần thiết yếu trong các chương trình nghị sự. Sự phát triển của giáo dục đại học Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua cũng đã tạo ra tác động toàn cầu không thể bỏ qua vì Trung Quốc là quốc gia cung cấp sinh viên đại học quốc tế số một trong nhiều năm.

Kể từ năm 1978, Trung Quốc đã trải qua những cải cách lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm quyền sở hữu và đất đai, doanh nghiệp nhà nước, thị trường lao động, tài chính công, độ mở của thế giới,... Hơn nữa, Trung Quốc đã được hưởng những kết quả của sự chuyển đổi to lớn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội [GDP]. Trong số những cải cách này, như đã thảo luận trước đây, giáo dục đại học của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng với sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế và xã hội bằng cách kích thích tiêu dùng trong nước, nâng cao công nghệ và tích lũy vốn con người. Đồng thời, bản thân giáo dục đại học Trung Quốc cũng đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách khác nhau do những chuyển đổi về chính trị và kinh tế trong nước, cũng như sự phát triển quốc tế về giáo dục đại học, chẳng hạn như quốc tế hóa.

Có thể chỉ ra một số giai đoạn với thông tin tóm lược như sau:

Giai đoạn thứ nhất: 1978 đến 1992. Từ năm 1978 đến năm 1992, các chính sách và quy định của chính phủ chủ yếu giải quyết các vấn đề như cử sinh viên, học giả và thành viên các khoa ra nước ngoài học cao học, mời học giả và chuyên gia nước ngoài đến Trung Quốc, và thực tiễn dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Năm 1998, Ủy ban Giáo dục Trung Quốc đã ban hành văn bản quan trọng đầu tiên về chương trình của chính phủ nhằm cử thêm sinh viên đại học và sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài. Trong thời gian này, Trung Quốc cũng đã ban hành chính sách mời giáo sư, chuyên gia nước ngoài, giới thiệu và dịch thuật tiếng giáo trình đại học của nước ngoài [chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh, Pháp, tức là đã chuyển hướng sang tìm kiếm các mô hình học thuật của phương Tây và Nhật Bản thay vì của Liên Xô], khuyến khích Hoa kiều về nước.

Giai đoạn thứ hai: 1993 đến nay. Từ năm 1993, với làn sóng ngày càng tăng của các học giả, giảng viên và sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài, người ta đã chú ý nhiều hơn đến các vấn đề như làm thế nào để khuyến khích các học giả và sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài quay trở lại, làm thế nào để thu hút nhiều sinh viên nước ngoài hơn học ở Trung Quốc, và làm thế nào để thực hiện giáo dục xuyên quốc gia và quốc tế hóa chương trình giảng dạy đại học. Rõ ràng rằng hợp tác với các tổ chức giáo dục đại học nước ngoài đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách giáo dục của Trung Quốc và phải là một phần bổ sung trong chương trình giáo dục của Trung Quốc. Một yếu tố quan trọng khác đã thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục xuyên quốc gia ở Trung Quốc là mở cửa nền giáo dục ra thế giới một cách rộng rãi và tích cực hơn cũng như tiên phong tiếp cận thị trường giáo dục quốc tế bằng các biện pháp như thu hút nhiều sinh viên nước ngoài và phát huy ảnh hưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc ra nước ngoài.

Về mặt lịch sử, hệ thống giáo dục của Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các mô hình của Đức và Mỹ từ những năm 1910 đến 1920. Vào thời kỳ đầu thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hệ thống giáo dục đại học bị chi phối bởi mô hình Liên Xô. Kể từ cuộc cải cách và mở cửa năm 1978, giáo dục đại học Trung Quốc đã có một diện mạo mới và học hỏi từ các đối tác Bắc Mỹ và Tây Âu.

Về kết quả chính sách, trong bốn giai đoạn của quá trình phát triển chính sách giáo dục đại học thay đổi quản trị, mở rộng quy mô và sáp nhập thể chế, kiểm định và nâng cấp, cũng như cải cách hệ thống, các kết quả dự kiến và không mong muốn đã xuất hiện và có tác động tích cực cũng như tiêu cực đến sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Trong khi nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì các lực lượng bên ngoài, bao gồm nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, quốc tế hóa và đại dịch COVID-19 gần đây, đều ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục đại học Trung Quốc. Nhiều kết quả được chứng minh là sự phân cấp, ưu tiên, đại chúng hóa, thị trường hóa và quốc tế hóa đã định hình.

Có thể thấy, giáo dục đại học của Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế thông qua nguồn nhân lực, nghiên cứu cơ bản và công nghệ tiên tiến, được minh chứng bằng sự gia tăng của các trường đại học Trung Quốc trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu.

Bạn đọc muốn tìm hiểu sâu sắc hơn có thể tìm đọc tài liệu tham khảo dưới đây.

Khánh Hà lược dịch

Tài liệu tham khảo

Xiong, W., Yang, J., & Shen, W. [2022]. Higher education reform in China: A comprehensive review of policymaking, implementation, and outcomes since 1978. China Economic Review, 72, 101752. //doi.org/10.1016/j.chieco.2022.101752

Huang, F. [2003]. Policy and Practice of the Internationalization of Higher Education in China. Journal of Studies in International Education, 7[3], 225-240. //doi.org/10.1177/1028315303254430

Chủ Đề