Bài tập học kỳ môn luật hình sự 2 năm 2024

Uploaded by

quynhslee

0% found this document useful [0 votes]

66 views

1 page

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful [0 votes]

66 views1 page

Luật Hình sự 2

Uploaded by

quynhslee

Jump to Page

You are on page 1of 1

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bộ luật Hình sự được ban hành có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước đồng thời bảo vệ chế chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền công dân, quyền con người và quyền bình đẳng… bảo vệ sự an toàn trật tự, chống lại nọi hành vi phạm tội, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật…. Môn học luật hình sự là môn học quan trọng đối với bất cứ ai học chuyên ngành luật. Việc làm bài tập hình sự giúp củng cố kiến thức và tư duy khi xử lý các tình huống gặp phải. Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chia sẻ đến bạn đọc Bài tập tình huống hình sự thường gặp có lời giải tại bài viết sau.

A [38 tuổi] vay của chị B 1,9 tỷ đồng để lấy vốn làm ăn. Do làm ăn thua lỗ, hạn cho vay đã hết và chị B ráo riết đòi nợ mà A không có tiền trả, A đã dùng dao giết chết chị B để không phải trả nợ. Tội giết người mà A đã thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

Câu hỏi:

1.Tội phạm mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại Điều 9 Bộ luật Hình sự?

2. Khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là gì? Hãy giải thích.

3. Phát biểu sau đây về vụ án này là đúng hay sai? Tại sao?

– Nếu toà án tuyên phạt 15 năm tù đối với A thì có nghĩa là tội phạm mà A thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng.

4. Giả sử A là người có quốc tịch Trung Quốc và vụ án trên xảy ra tại Quảng Ninh thì A có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao?

Lời giải

1. Tội phạm mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS

A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình.

Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có nêu:

“Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

  1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  1. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
  1. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
  1. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Theo cách phân loại tội phạm của Bộ luật Hình sự nêu trên, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu [tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt] nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa tội phạm được đặt ra như là nguyên tắc của luật Hình sự Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 9 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong bộ luật, tội phạm được chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiệm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc biệt nghiêm trọng. Và mỗi loại tội phạm được gắn với 1 khung hình phạt khác nhau được quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS.

A phạm tội giết người vì động cơ đê hèn, điểm q, khoản 1, Điều 123 BLHS.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Chủ thể của tội phạm là A, 38 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và mặc nhiên được thừa nhận có năng lực trách nhiệm hình sự. Khách thể của tội phạm là quyền sống của chị B, hành vi phạm tội là dùng dao gây án dẫn đến hậu quả là chị B chết.

Ở hành vi phạm tội của A, bị cáo đã giết chị B để không phải trả nợ khoản tiền 1,9 tỉ đồng đã quá hạn vay. Khi gặp khó khăn, túng thiếu A đã được B cưu mang giúp đỡ, cho vay tiền. Lẽ ra A phải biết ơn, ngược lại kẻ được cưu mang giúp đỡ lại giết người cưu mang, giúp đỡ mình nhằm trốn nợ.

Từ những phân tích trên cùng với việc tổng kết kinh nghiệm xét xử nhiều năm ở nước ta thì trường hợp giết chủ nợ để trốn nợ của A được kết luận là hành vi giết người vì động cơ đê hèn được quy định tại điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS. Căn cứ vào khoản 1 Điều 123 BLHS “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình…” thì tội phạm mà A thực hiện có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, căn cứ tiếp vào khoản 1 Điều 9 BLHS “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gậy nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”thì tội phạm mà A thực hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là gì? Hãy giải thích

Khách thể của tội phạm được hiểu là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo pháp luật hình sự Viêt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được quy định tại Điều 8 của BLHS. Hành vi bị coi là tội phạm, theo luật Hình sự Việt Nam, là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định đó. Nhưng như vậy không có nghĩa hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội này trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định – những trường hợp đã được cụ thể hóa qua những quy phạm pháp luật hình sự ở phần các tội phạm của BLHS.

Hành vi A giết chị B trong trường hợp này được quy định tại Điều 123 BLHS, thuộc các tội xâm phạm tính mạng của con người. Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, A đã trực tiếp xâm hại quyền sống của chị B bằng cách tước đoạt một cách trái pháp luật mạng sống của nạn nhân.

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, mà ta đã biết khách thể gồm có các bộ phận:

– Chủ thể của các quan hệ xã hội.

– Nội dung của các quan hệ xã hội: Là hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội.

– Đối tượng của các quan hệ xã hội: Là các sự vật khác nhau của thế giới bên ngoài cũng như các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại.

Trong tình huống đề bài nêu chủ thể của quan hệ nhân thân là chị B đã bị hành vi giết người của A tước đoạt mạng sống, như vậy chị B chính là đối tượng tác động của tội phạm.

3. Phát biểu sau đây về vụ án này là đúng hay sai? Tại sao? – Nếu toà án tuyên phạt 15 năm tù đối với A thì có nghĩa là tội phạm mà A thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng. Phát biểu “Nếu tòa án tuyên phạt 15 năm tù đối với A thì có nghĩa là tội phạm mà A thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng” là sai.

Điều 9 BLHS nêu rõ việc phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Việc nhận định tội phạm nào có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn cho xã hội dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó.

Căn cứ vào Điều 50 BLHS thì khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Như vậy tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm chỉ là một trong các tiêu chí để quyết định hình phạt, vì vậy hình phạt đối với hành vi phạm tội không phải là căn cứ để xác định tội phạm thuộc loại gì.

Việc quyết định hình phạt đối với A phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhân thân của A, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Dù hành vi của A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có mức hình phạt cao nhất là tử hình, nhưng có thể Tòa án chỉ quyết định phạt A mười lăm năm tù, nằm trong mức “từ mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” theo khoản 1 Điều 123. Đây là mức hình phạt cao nhất mà tội phạm rất nghiêm trọng phải nhận.

Giả thiết trường hợp của A có một số tình tiết giảm nhẹ:

1, Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả [điểm b, khoản 1, Điều 51].

2, Người phạm tội tự thú [điểm r, khoản 1, Điều 51]

3, Người phạm tội thành khẩn khai báo,ăn năn hối cải [điểm s, khoản 1, Điều 51]

Khi đó, áp dụng Điều 50 BLHS về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật thì hình phạt mà H phải nhận có thể nhẹ hơn mức thấp nhất của khung hình phạt được quy định là dưới mười hai năm.

4. Giả sử A là người có quốc tịch Trung Quốc và vụ án trên xảy ra tại Quảng Ninh thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam hay không? Tại sao?

Khoản 2 Điều 5 BLHS nói về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

“2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 BLHS thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra với hành động phạm tội của A:

a, Trường hợp 1: Nếu A không thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 5

A là người mang quốc tịch Trung Quốc, phạm tội giết người ở Quảng Ninh – thuộc lãnh thổ Việt Nam; mặt khác, A không thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc theo điều ước quốc tế thì A bị xử lí về hành vi giết người theo BLHS Việt Nam.

Như vậy A vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường như theo khoản 1 Điều 5 BLHS: “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cụ thể theo như đã nêu ở phần 1 thì A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có thể phải chịu mức án cao nhất là tử hình với tội danh giết người vì động cơ đê hèn được quy định tại điểm q, khoản 1 Điều 123 BLHS.

b, Trường hợp 2: A thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 5

Nếu A thuộc đối tượng “được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế”, giả dụ A là viên chức ngoại giao hoặc thành viên gia đình của viên chức ngoại giao… khi đó A sẽ được miễn trừ xét xử hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Tuy nhiên không phải cứ thuộc đối tượng tại khoản 2 điều 5 BLDS là H sẽ không phải chịu TNHS, nếu nước cử từ bỏ quyền miễn trừ đối với A một cách rõ ràng, thì khi đó A sẽ phải chịu TNHS một cách bình thường.

Tình huống 2:

A và B là người yêu của nhau, vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Toà án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS. Hỏi:

1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.

2. Hành vi phạm của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích tại sao.

3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.

4. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao.

Lời giải

1/ Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.

Theo cách phân loại tội phạm của BLHS Việt Nam, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu [ tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt] nhưng những hành vi pphamj tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa hình phạt được đặt ra như là nguyên tắc của luât hình sự Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 9 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được qui định trong bộ luật, tội phạm được phân chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc biêt nghiêm trọng. Mỗi loại tội được gắn với một khung hình phạt khác nhau.

Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong một điều luật của Bộ luật hình sự, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa án tuyên phạt. Trường hợp của A đã được tòa án xác định là phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS: “… bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.

Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt thì tội giết người mà A đã thực hiện là loại tội phạm rất nghiêm trọng. “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến mười lăm năm tù”.

2/ Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?

Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định.

Người cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện được trọn ven quá trình đó để đạt mục đích của mình. Nhưng trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có sơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự [TNHS] của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội [ Điều 14, 15, 16 BLHS].

Ở đây, vì ghen tuông, A có ý định giết B. Như vậy A giết B với mục đích trả thù để thỏa mãn sự ghen tuông của mình. Ý đinh giết B của A đã được chuẩn bị từ trước [tức là đã được lên kế hoạch từ trước], thể hiện ở một chuỗi những hành động được thực hiện rất tuần tự như sau: “ Rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút giao đâm B ba nhát”, nhưng tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi.

Từ những chi tiết trên, ta có thể xác định rằng hành vi phạm tôi của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì: Về mặt lí luận thì phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiên hết những hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả không xảy ra, tức là chưa đạt về hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi. Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi là dấu hiệu khách quan của cấu thành, tức là cấu thành tội phạm qui định bao nhiêu hành vi khách quan thì người phạm tội đã thực hiện hết.

Ở đây, hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội giết người mà A đã thực hiện đó là: rút dao và đâm B ba nhát. Hành vi này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, thể hiện ở chỗ nó gây ra và đe dọa gây ra thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho B [B bị chảy nhiều máu và ngất đi]. Vậy là với hành động dùng dao đâm B ba nhát, A đã thực hiện hành vi tước đoat tính mạng của B [đã đâm] là hành vi được mô tả trong cấu thành tôi phạm tội giết người theo Điều 123 BLHS. Tuy đã thực hiện được hành vi đâm B nhưng B lại không chết, tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Về mặt tâm lí, A mong muốn hậu quả chết người xảy ra [mong B chết], và nghĩ rằng hậu quả đó đã xảy ra, nhưng trên thực thì B vẫn còn sống. Như vậy dựa vào dấu hiệu hành vi và dấu hiệu về tâm lí của A mà ta có thể khẳng định rằng hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

3/ Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiêt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Trong vụ án này, mục đích của A là giết B để trả thù, B chính là đối tượng mà A hướng tới, vậy B chính là đối tượng tác động của tôi giết người mà A thực hiện, gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của B.

Việc xác định chính xác đối tượng tác động có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Để thực hiện được thành công ý định giết người của mình, A đã dùng dao làm công cụ gây án.

4/ Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?

Sau khi thực hiện hành vi đâm B một nhát, do thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. Như vậy A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người. Ta có thể thấy ở những dấu hiệu cơ bản sau:

+ Việc chấm dứt không thưc hiện tiếp hành vi giết B xảy ra khi A đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành [chưa hoàn thành về hành vi, chưa hoàn thành về hậu quả chết người: B chưa chết].

+ Việc chấm dứt không tiếp tục đâm B và bỏ chạy là do A tự nguyện và dứt khoát. Mặc dù A biết rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi giết B. Nhận thấy ở đây, A đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội và hoàn toàn là do động lực bên trong [sợ vì nhìn thấy B ra nhiều máu].

Theo luật hình sự Việt Nam, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm, nên A sẽ được miễn TNHS về tội giết người. Bởi về mặt chủ quan: A hoàn toàn tự nguyện từ bỏ hẳn ý định phạm tội cuẩ mình, không còn mong muốn thư hiện việc giết B đến cùng. Xét về mặt khách quan thì hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa có tính nguy hiểm đầy đủ của loại tội A định phạm- tội giết người.

Tuy nhiên trên thực tế, hành vi của A là đã đâm B, gây hậu quả B chảy nhiều máu với tỷ lệ thương tật là 21%, có nghĩa là A đã thực hiện đầy đủ các yếu tố của tội cố ý gây thương tích cho người khác [ Theo khoản 1 Điều 134 BLHS]. Vậy là A chỉ được miễn TNHS về tội giết người nhưng phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Khi quyết định hình phạt A sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 134 BLHS.

Tình huống 3:

A là thợ điện dựng xe máy loại xe LEAD có giá trị 35 triệu đồng ở ria đường để trèo lên cột điện sửa chữa điện nhưng quên không rút chìa khoá. B đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của A, gạt chân chống xe lên rồi nổ xe phóng đi. A ở trên cột điện nhìn thấy B lấy xe máy của mình nhưng không thể làm gì được. Vậy B có phạm tội không? Nếu có thì đó là tội gì?

Lời giải

B có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản [lấy xe máy của H có giá trị 35 triệu đồng], A là chủ xe máy biết là B lấy xe máy của mình mà không thể giữ được. Hành vi đó của B là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Do đó B đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, ngang nhiên. Người phạm tội lấy tài sản ngay trước mắt chủ sở hữu tài sản mà người này không làm gì được [không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai].

Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu tài sản biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Bài tập tình huống hình sự thường gặp có lời giải“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc

Câu hỏi thường gặp:

Người 16 tuổi thực hiện hành vi giao cấu với người 15 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Người 16 tuổi giao cấu với người 15 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì theo khoản 1 Điều 145 BLHS thì Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu với người 15 tuổi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiếp dâm người dưới 13 tuổi thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt từ 7-15 năm tù.

Chủ Đề