Trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ làm thế nào năm 2024

Sốt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên giới hạn bình thường. Theo đó, nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khoảng từ 36,5ºC – 37,2ºC [nhiệt độ được cặp nách]. Nếu thân nhiệt của trẻ tăng hơn mức này là biểu hiện cho thấy trẻ đang bị sốt. Cụ thể:

• Nhiệt độ ở trực tràng > 38ºC [100.4ºF]

• Nhiệt độ miệng > 37.5ºC [99.5ºF]

• Nhiệt độ nách > 37.2ºC [99ºF]

• Nhiệt độ tai > 38ºC [100.4ºF]

Bên cạnh thân nhiệt, mẹ cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt khác như đổ mồ hôi, rùng mình hoặc run rẩy, da nóng hoặc đỏ bừng, tay chân lạnh, bỏ bú hoặc bú kém, ngủ không sâu giấc, ngủ li bì, co giật.

2. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt

Theo dõi thân nhiệt là cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt tốt nhất. Tuy nhiên việc đo thân nhiệt chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cha mẹ nên lựa chọn đo thân nhiệt ở các vùng, bộ phận khác nhau của trẻ để có kết quả đúng nhất. Cách thực hiện như sau:

- Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng

• Cho trẻ nằm úp sấp vào lòng người lớn.

• Bôi trơn phần cuối nhiệt kế với một ít vaseline hoặc dầu massage.

• Đưa nhẹ nhàng nhiệt kế vào bên trong hậu môn của trẻ khoảng 2,5cm, giữ cố định.

• Khoảng 1 phút sau, bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp thì lấy ra và đọc nhiệt độ hiển thị.

• Khi nhiệt độ ở hậu môn đo được > 38ºC [100,4ºF] nghĩa là trẻ bị sốt.

Lưu ý: Luôn vệ sinh nhiệt kế sạch sẽ trước khi đo và không dùng nhiệt kế đo ở miệng để đo hậu môn và ngược lại.

- Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng

• Làm sạch nhiệt kế bằng xà bông và nước sạch.

• Đặt phần đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ, đảm bảo nhiệt kế cố định, giữ cho môi trẻ được kín xung quanh nhiệt kế.

• Giữ nguyên nhiệt kế thủy ngân trong 3 phút hoặc nhiệt kế điện tử trong vòng 1 phút.

• Khi nhiệt độ ở miệng đo được > 37,5ºC [tương đương 99.5ºF] nghĩa là trẻ bị sốt.

Lưu ý: Để đảm bảo kết quả chính xác nhất khi đo thân nhiệt ở miệng, mẹ không nên thực hiện khi trẻ đã ăn và uống đồ nóng trong vòng 30 phút.

- Phương pháp đo thân nhiệt ở nách

• Lau khô nách của trẻ và đặt nhiệt kế ở kẽ nách.

• Giữ nguyên nhiệt kế thủy ngân trong 4 - 5 phút, nhiệt kế điện tử trong 1 phút đến khi phát ra tiếng bíp.

• Khi nhiệt độ ở nách đo được > 37,2ºC [tương đương 99ºF] nghĩa là trẻ bị sốt.

Lưu ý: Khi thực hiện đo nhiệt độ ở nách, mẹ nên điều chỉnh sao cho nhiệt kế được ép sát vào nách và đảm bảo kẹp đúng giữa phần da.

- Phương pháp đo thân nhiệt ở tai

• Sử dụng nhiệt kế đo tai đặc biệt, lắp đầu dò vào nhiệt kế và bật lên theo hướng dẫn.

• Kéo nhẹ vành tai ra ngoài, đẩy nhiệt kế từ từ vào ống tai.

• Nhấn nút đọc và chờ thông báo xong của nhiệt kế.

• Tháo nhiệt kế cẩn thận và đọc nhiệt độ đo được.

• Khi nhiệt độ ở tai đo được > 38ºC [tương đương 100,4ºF ] nghĩa là trẻ bị sốt.

Lưu ý: Đo nhiệt độ ở tai chỉ áp dụng cho trẻ > 6 tháng tuổi. Nếu trẻ vừa mới ở ngoài lạnh vào, cha mẹ nên đợi thêm 15 phút rồi mới đo thân nhiệt.

Mách mẹ: Trong các cách đo thân nhiệt kể trên, đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp cho kết quả chính xác nhất. Song, để thuận tiện hơn khi đo cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách nhưng cần lấy kết quả cộng thêm 0,5ºC để có được mức nhiệt chuẩn. Ngoài ra, thay vì dùng nhiệt kế thủy ngân mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại. Bởi nếu sơ ý làm rơi, vỡ, nhiệt kế thủy ngân có thể gây hại cho bé.

3. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? 5 cách chăm sóc cha mẹ cần biết

Nhiều cha mẹ bối rối không biết trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Trước tiên, bạn cần bình tĩnh quan sát các dấu hiệu khi trẻ sốt có gì bất thường không. Bởi trên thực tế, một số bé sốt 39,4ºC lúc đầu có thể vẫn thoải mái, chơi đùa, bú sữa bình thường, trong khi bé khác chỉ sốt 38,3ºC nhưng lại quấy khóc, mệt mỏi và đòi bế suốt. Chính vì thế, để giúp con sớm khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe, cha mẹ cần nhớ rằng thay vì chỉ tập trung vào hạ sốt, hãy điều trị các triệu chứng.

Dưới đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt phụ huynh nên biết:

3.1. Lau mát cho trẻ

Khi trẻ bị sốt cần làm gì? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt đơn giản nhất là tích cực lau mát người, nhằm giúp bé giảm sốt nhanh. Cha mẹ chỉ cần nhúng vài chiếc khăn với nước ấm, vắt ráo nước rồi đắp lên 2 bên nách và háng, dùng khăn khác nhúng nước ấm lau khắp người. Thực hiện nhiều lần như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường [37ºC].

3.3. Bổ sung chất lỏng cho trẻ

Tình trạng sốt có thể khiến cho cơ thể của trẻ mất nước. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt đúng cách là cha mẹ cần bổ sung chất lỏng cho con liên tục, nhằm hạn chế triệu chứng mất nước. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung nước lọc cho trẻ trên 6 tháng tuổi, với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tiếp tục cho bú mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo an toàn. Về cách thức uống, phụ huynh nên cho trẻ uống từ từ, mỗi 15 - 20 phút/ lần và một vài thìa mỗi lần.

3.4. Tạo môi trường thông thoáng cho trẻ

Một trong những điều cần thiết khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh chính là cho trẻ nằm, nghỉ ngơi trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, tránh gió lùa và hạn chế người xung quanh. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên cho trẻ ở môi trường quá kín, không có không khí lưu thông, như vậy không thể giúp trẻ hạ sốt mà còn có thể gây ra các bệnh khác.

3.5. Tích cực cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ bị bệnh thường sẽ mệt mỏi và khó chịu. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho con được phục hồi sức khỏe và khỏi bệnh nhanh hơn. Cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tuy nhiên không nên ép buộc con đi ngủ khi trẻ chưa muốn.

3.6. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ

Thân nhiệt của trẻ bị sốt thường tăng rất cao, nếu mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc các loại vải dày sẽ khiến nhiệt độ khó thoát ra ngoài. Vì thế, mẹ hãy thay cho trẻ những bộ quần áo chất liệu vải mỏng, nhẹ, khả năng thấm hút tốt và nên thay thường xuyên, tránh đồ ướt có thể làm trẻ bị ớn lạnh, sốt cao hơn.

4. Những điều cha mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị sốt

Ngoài những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt kể trên, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh làm những điều sau:

• Không giữ ấm cho cho trẻ bằng chăn bông hoặc mặc đồ quá kín.

• Không dùng nước lạnh để lau người hay tắm cho trẻ, dễ làm thân nhiệt của con tăng.

• Không dùng các đơn thuốc cũ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ và cần cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt cho con.

• Không kiêng khem ăn uống quá mức cho trẻ.

• Không nên cạo gió, cắt lễ hay đổ nước/thuốc vào miệng khi trẻ đang bị co giật.

5. Trẻ sơ sinh bị sốt có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa con đi bác sĩ?

Tình trạng sốt được xem là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt thì phụ huynh không thể chủ quan vì dễ xảy ra co giật và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.

Trẻ bị sốt cao co giật cũng là một tình trạng nguy hiểm cha mẹ cần chú ý. Cơn co giật thường diễn ra chưa đến 1 phút với các dấu hiệu như đảo mắt, cơ thể cứng, co giật và trẻ sẽ tỉnh lại sau khi hết co giật.

Trong trường hợp con bị sốt co giật, cha mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới lỏng quần áo và cất những vật sắc nhọn, có thể gây ra thương tích khỏi trẻ. Đa phần cơn co giật sẽ tự hết, nhưng nếu tình trạng này diễn ra quá vài phút thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhé.

Hơn nữa, tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

• Trẻ đang trong quá trình mọc răng.

• Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.

• Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

• Các bệnh lý tự miễn.

• Nhiễm các loại ký sinh trùng như nhiễm sán, sốt rét…

Do đó, nếu bé chỉ bị sốt nhẹ [khoảng từ 37,5ºC đến hơn 38ºC], cha mẹ có thể theo dõi tại nhà và áp dụng các cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt. Nhưng cần lưu ý, không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt [đặc biệt là aspirin] khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi trẻ có nguy cơ ngộ độc Paracetamol khi dùng 30mg/kg/lần hay 60mg/kg/24 giờ, hoặc dùng liều cao kéo dài.

Trường hợp nhiệt độ của bé không giảm hoặc sốt quá cao [từ 39ºC đến 40ºC hoặc trên 40,5ºC], đi kèm với các triệu chứng bất thường như nôn mửa, tiêu chảy liên tục, da khô, phát ban, mắt khô, tiểu ít… thì cần mau chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

6. Cách phòng tránh sốt ở trẻ sơ sinh

Việc trẻ bị sốt không chỉ khiến cho con mệt mỏi, chậm phát triển mà còn làm cha mẹ thêm phần lo lắng. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo một số cách giúp phòng tránh sốt ở trẻ sơ sinh, bảo vệ cho con có sức khỏe tốt hơn.

• Thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

• Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và người chăm sóc.

• Giữ vệ sinh môi trường và cho trẻ ngủ mùng.

• Chế độ sinh hoạt, vận động, ngủ nghỉ hợp lý.

• Vệ sinh kỹ dụng cụ cho trẻ bú/ ăn.

Nhìn chung, sốt là bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào. Điều quan trọng là cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt thật tốt để con mau chóng bình phục, đồng thời nên chú ý dinh dưỡng khoa học giúp con có đề kháng khỏe, miễn dịch tối ưu, từ đó ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại.

Chủ Đề