Mối quan hệ giữa quân với dân được thể hiện như thế nào

Mục lục bài viết

  • 1. Quân sự là gì ?
  • 2. Mối quan hệ giữa chính trị và quân sự
  • 3. Mối quan hệ giữa quân đội và pháp luật
  • 4. Bản chất của luận điệu “phi chính trị hóa quân đội”
  • 5. Tư tưởng xây dựng quân đội của Việt Nam

1. Quân sự là gì ?

Quân sự theo nghĩa rộng: là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội hay các lực lượng vũ trang.

Quân đội là lực lượng vũ trang tập trung có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng và là một trong những lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ của đất nước. Khái niệm quân đội chính thức được quy định từ Hiến pháp năm 1980.

2. Mối quan hệ giữa chính trị và quân sự

Quân đội trước hết và bao giờ cũng là công cụ bạo lực để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước và giai cấp cầm quyền. Từ khi có giai cấp và nhà nước đến nay, dù là của giai cấp nào thì quân đội luôn là lực lượng vũ trang [LLVT] của một giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội nhất định; là công cụ để tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội tổ chức ra nó. Đứng ở mũi đầu của cuộc đấu tranh chính trị, quân đội vừa là một lực lượng chính trị, một bộ phận chính trị của nhà nước, vừa là biểu hiện tập trung nhất của chính trị nhà nước, của đấu tranh giành, giữ quyền lực nhà nước.

Đây là một thực tiễn lịch sử, một chân lý đã được khái quát thành nguyên lý trong các học thuyết xây dựng quân đội của mọi giai cấp và nhà nước tư sản hay vô sản. Giai cấp nào, nhà nước nào không nắm vững, xao nhãng, từ bỏ chân lý này tất yếu sẽ mất quân đội, mất quyền lực nhà nước và sẽ bị giai cấp, lực lượng chính trị-xã hội đối lập tước bỏ mọi lợi ích.

3. Mối quan hệ giữa quân đội và pháp luật

Quân đội một khi được thành lập không nên phụ thuộc vào cơ quan lập pháp mà nên phụ thuộc và cơ quan hành pháp. Thế là hợp với bản chất của sự việc, vì quân đội lập ra là để hành động chứ không phải để bàn cãi.

Theo cách suy nghĩ thông thường thì can đảm được coi trong hơn nhút nhát, hăng hái hành động thì hơn là quá ư tự thân đề phòng, sức mạnh hơn cả lời khuyên. Quân đội sẽ luôn khinh thường Viện Nguyên lão mà kính trọng các sĩ quan của họ. Họ chẳng coi ra gì các mệnh lệnh do một cơ quan gồm những người nhút nhát không xứng đáng chỉ huy họ. Có nên khi mà quân đội chỉ phụ thuộc vào cơ quan lập pháp thì chính thể sẽ trở thành quân phiệt, và nếu chuyện đó không xảy ra thì chỉ là do mấy trường hợp bất thường: khị quân đội luôn luôn bị phân tán; khi mỗi quân đoàn trực thụộc một tỉnh riêng biệt; khi các thành phố có vị trí tuyệt hảo có thể tự bảo vệ nhờ địa thế tốt mà trong thành phố thì không có quân đội.

Nước Hà Lan còn an ninh hơn là thành Venise. Nếu quân đội làm phản họ sẽ tháo nước và làm cho binh lính chết trôi, chết đói [Hà Lan mặt đất thấp hơn mặt biển]. Quân đội lại không ở trong những thành phố, có thể ngừng cung cấp quân nhu cho nó, quân nhu là cái tối cần mà lại bấp bênh thì nguy hiểm cho quân đội lắm.

Cơ quan lập pháp quản lý quân đội mà không xảy ra tình trạng quân phiệt hoá thì cũng sẽ sa vào tình thế rối ren khác: hoặc là quân đội phá bỏ chính thể, hoặc là chính thể làm cho quân đội suy nhược đi, và sự suy nhược của quân đội là có tính nhân quả, tức là do sự suy nhược của chính thể.

Nếu đọc kỹ tác phẩm rất hay của Tacite [nhà sử học thời La Mã] "Về phong tục người Germain", ta sẽ thấy chính là từ lich sử Đức mà ngườii Anh rút ra ý niệm về chính thể cho Germain

Mọi thứ do người làm nên đều có lúc kết thúc. Nhà nước mà chúng ta đang bàn tới sẽ mất hết tự do. Rome, Carthage,… đều đã tiêu vong, tiêu vong khi mà quyền lập pháp đã bại hoại hơn là quyền hành pháp.

4. Bản chất của luận điệu “phi chính trị hóa quân đội”

“Phi chính trị hóa” quân đội là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.

Đây là luận điểm đã có từ lâu nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hoặc hạn chế sự “can dự,” “tham gia” của quân đội vào việc tranh giành quyền lực chính trị.

Hiện nay, lợi dụng việc góp ý với Đảng, Nhà nước về các vấn đề “dân chủ,” “nhân quyền,” “đổi mới đất nước...” thông qua các “bức thư tâm huyết,” “kiến nghị của công dân,” một số người đã lên tiếng kiến nghị với Đảng rằng “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”, “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và Nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức chính trị nào, đảng phái nào”, “quân đội và công an chỉ cần tuân theo pháp luật”, “quân đội cần đứng ngoài chính trị”... Theo đó, một số người đã ngạo mạn cho rằng “ở Việt Nam, lực lượng vũ trang không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”...

Thực chất của những quan điểm nêu trên là nhằm “phi đảng hóa” “phi chính trị hóa” tách quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vô hiệu hóa vai trò của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang để dễ bề thực hiện những ý đồ đen tối: Xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã giành được.

Cần khẳng định ngay rằng, những luận điệu nêu trên là hết sức nguy hiểm, rất phản động, phản khoa học, vì nó trái với pháp lý và hoàn toàn không đúng với đạo lý, nhân cách con người Việt Nam yêu nước, biết quý trọng những giá trị tốt đẹp mà lịch sử văn hóa dân tộc và thành quả cách mạng mà nhân dân ta bằng xương máu của mình mới giành lại được độc lập, tự do, mới có cuộc sống ấm no, hòa bình và hạnh phúc hôm nay.

Sự thật này không thể bác bỏ, chân lý và lẽ phải không thể đổi thay dù ai đó cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật; dù ai đó cố tình nhắm mắt làm ngơ, chối từ lẽ phải.

Hẳn là những người viết “thư tâm huyết,” kiến nghị với Đảng, Nhà nước không lạ gì những luận điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mac-Lênin.

Khi các nhà kinh điển chỉ rõ cơ sở lý luận khoa học của sự ra đời giai cấp và các lực lượng vũ trang, rằng không thể có và không bao giờ có lực lượng vũ trang hoặc quân đội đứng ngoài chính trị, “phi chính trị”, “phi giai cấp”, “trung lập”, “quân đội chỉ tuân theo pháp luật” thuần túy.

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, trong xây dựng quân đội của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, bất kể giai đoạn lịch sử nào thì vấn đề chính trị luôn được đặt lên vị trí cao nhất, chiếm “ngôi đầu;” là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của quân đội ấy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị - xã hội và vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

5. Tư tưởng xây dựng quân đội của Việt Nam

Thứ nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc “chính trị trọng hơn quân sự”, “lấy chính trị làm gốc”. Quan điểm này của Đảng ta và Hồ Chủ tịch không chỉ đúng với học thuyết Mác - Lê-nin về xây dựng quân đội của giai cấp vô sản, mà còn kế thừa những giá trị truyền thống đặc sắc về xây dựng quân đội của ông cha ta, như “hun đúc bằng những điều nhân nghĩa” cho quân đội. Hơn cả, là sự phù hợp với thực tiễn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, BVTQ của nước ta đang thua kém hơn các thế lực xâm lược về vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh. Vì vậy, việc coi trọng nhân tố chính trị-tinh thần, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

Ngày đầu định tên cho quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng ta xác định: “Chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”. Đồng chí Võ Nguyên Giáp nói rõ: “Tuyên truyền trọng hơn tác chiến”; “Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho khởi nghĩa sau này”. Từ đó, quân đội ta luôn chăm lo xây dựng vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp. Hồ Chủ tịch xác định: “Muốn cho quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị, làm cho có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Thứ hai: Quân đội mang bản chất giai cấp công nhân [GCCN], có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, có mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân-biểu hiện tập trung của xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Sự nghiên cứu, quán triệt không đầy đủ vấn đề này ắt dẫn đến sai lầm: Một là, tuyệt đối hóa bản chất GCCN của quân đội; hai là, tuyệt đối hóa tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội. Vừa qua đã xuất hiện nhận thức, quan điểm, kiến nghị lối thứ hai này. Sự sai lầm của họ chính là ở chỗ hoặc đọc chưa hết, học chưa thuộc, hiểu chưa kỹ Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng xây dựng quân đội về chính trị; hoặc chỉ nhấn đến tư tưởng “Trung với nước, hiếu với dân” của Người. Hồ Chủ tịch đã nhiều lần nói đến cụm từ này với quân đội ta. Trong đó, có hai lần với Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn là nhân Lễ khai giảng ngày 26-5-1946 và thư gửi tháng 5-1948, Người đã tặng trường 6 chữ: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Nhớ được lời căn dặn của Người là chưa đủ, mà còn phải hiểu ở giai đoạn đầu xây dựng Nhà nước và quân đội, chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược, vì lợi ích của Tổ quốc, đó cũng là lợi ích của Đảng, mà Hồ Chủ tịch và Đảng ta quyết định đưa Đảng vào hoạt động bí mật. Việc này không đồng nghĩa với từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Hồ Chủ tịch nhắc đến “Trung với nước, hiếu với dân” là sự hiểu biết sâu sắc về chính trị quân đội mà Đảng ta đã xác định.

Luật Minh Khuê [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề