Mẹo thi trực tuyến

Thi trực tuyến: Ra đề cách nào để đạt hiệu quả?

Ngày càng có nhiều trường đại học tổ chức xét tuyển bằng học bạ thì việc kiểm tra, đánh giá ở bậc phổ thông phải thực chất và khách quan hơn, trong đó đề thi đóng vai trò rất quan trọng

  • Trường ĐH Văn Lang tổ chức thi trực tuyến các môn năng khiếu

  • Nền tảng học - thi trực tuyến bị tấn công liên tiếp

  • Từ 22-4, mở chuyên mục ôn thi trực tuyến

  • Đổ dồn luyện thi trực tuyến

Theo thầy Lê Thanh Tùng, giáo viên [GV] tiếng Anh thuộc Hệ thống Giáo dục One Thousand Plus, muốn việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến được công bằng giữa các trường và học sinh [HS], không còn cách nào khác là chú trọng khâu đề thi.

Cần tính toán lại cách ra đề

Cụ thể, theo thầy Tùng, đề thi phải hết sức khách quan, đề không nên ở mức độ quá khó vì HS học online, lượng kiến thức tiếp thu không tốt như học trực tiếp, tuy nhiên cũng không được quá dễ, vì phải bảo đảm tính công bằng giữa HS các trường với nhau. Do đó nên sớm thống nhất một ma trận đề thi cho kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ cho tất cả các sở.

Một giờ học trực tuyến của học sinh TP HCM.[Ảnh: ĐẶNG TRINH]

Khi đó nội dung yêu cầu với HS sẽ tương đương nhau ở các trường. Riêng đối với các khối lớp cuối cấp có thể cho đề thi theo ma trận 80% - 85% ở mức độ nhận biết, thông hiểu; 15% - 20% là mức độ vận dụng; các khối lớp còn lại ma trận nên là 100% mức độ nhận biết, thông hiểu. Đề thi phải bảo đảm ra đúng nội dung các em HS được học, không ra những nội dung đã được giảm tải. Đồng thời, GV phải luôn có đề dự phòng, phòng khi gặp trục trặc về mặt kỹ thuật và đề dự phòng phải bảo đảm tương đương với đề chính thức về nội dung, hình thức, độ khó...

Cô Lê Thị Ngọc Kim, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lương Thế Vinh [quận 1], cho rằng khi thiết kế một đề thi trong bối cảnh dạy học trực tuyến, đối với phần lý thuyết, GV không nên yêu cầu trình bày lại toàn bộ lý thuyết đã học. Hãy bắt đầu từ thực tế dựa trên các hiện tượng lý thuyết đó. Đối với phần bài tập, cần cố gắng phân loại HS trong các bài giảng, thông qua tương tác trực tiếp với HS trong tiết học, từ đó xây dựng đề riêng cho từng đối tượng HS. "Cách này tuy mất thời gian nhưng các nền tảng online sẽ hỗ trợ GV rất nhanh" - cô Kim nói.

Giám sát chặt khi kiểm tra

Tại TP HCM, việc kiểm tra cuối kỳ I theo lãnh đạo các trường THPT sẽ diễn ra vào tháng 12. Thầy Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn [quận 3], cho biết việc kiểm tra trực tuyến giữa kỳ tại trường được thực hiện đồng loạt ở các khối lớp, mỗi trường sẽ tự ra ma trận đề, có sự kiểm tra, giám sát của các tổ chuyên môn và ban giám hiệu. Tuy nhiên, có một khó khăn là hệ thống mạng chập chờn do nhiều HS phải cùng truy cập một thời điểm. Riêng với kiểm tra cuối kỳ, có thể sẽ chia theo từng nhóm lớp, những em theo ban nào sẽ kiểm tra riêng ban đó.

Tại Hà Nội, trong khi nhiều trường còn đang loay hoay với việc kiểm tra đánh giá trực tuyến thì bài kiểm tra giữa kỳ của Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành [quận Cầu Giấy] được phụ huynh đánh giá là nghiêm túc, chặt chẽ như bài kiểm tra trực tiếp tại trường. Ở đợt kiểm tra giữa kỳ, các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, công nghệ, tin học… được kiểm tra như bài một tiết đơn giản, trong khi các môn toán, ngữ văn, Anh văn [bậc THCS] và toán, ngữ văn, Anh văn, vật lý, hóa học [bậc THPT, tùy từng ban] được kiểm tra tập trung trên nền tảng Microsoft Teams. Các môn toán, vật lý, hóa học, tiếng Anh được thiết kế theo hình thức thi trắc nghiệm 100%, môn ngữ văn thi trắc nghiệm 30%, tự luận 70%.

Lãnh đạo Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành cho hay nhà trường đã quán triệt đến HS về tinh thần nghiêm túc của kỳ thi. Mọi vi phạm quy chế đều được xử lý như kiểm tra trực tiếp ở trường. HS phải chuẩn bị các dụng cụ học tập, đường truyền cũng như máy tính và camera, trong thời gian làm bài không được ra khỏi vùng quan sát của camera.

Trong khi các môn trắc nghiệm HS làm bài trên máy thì môn tự luận HS làm bài trên giấy, sau đó chụp lại các trang bài thi và chuyển thành file pdf để gửi cho GV. Mỗi giám thị giám sát một phòng thi 24 HS, 3 phòng thi lại có thêm một giám sát. Ngoài ra còn có thêm một đội trợ giúp về kỹ thuật là GV của tổ tin học sẵn sàng hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn về máy móc.

Cần sự quản lý thống nhất

Một GV Trường THPT Gia Định [quận Bình Thạnh, TP HCM] cho biết hiện nay việc tổ chức kiểm tra đánh giá cuối kỳ do các trường chủ động. Chính vì thế, sẽ khó có thể đạt được sự đánh giá công bằng giữa các trường, nhất là trong bối cảnh HS có thể dùng điểm học bạ để xét tuyển ĐH như hiện nay. Trong bối cảnh dạy và học online, thực tế từ thầy đến trò đều lúng túng trong khâu kiểm tra đánh giá. Do đó cần một sự quản lý thống nhất nhằm bảo đảm HS được đánh giá đúng với năng lực của các em.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

ĐẶNG TRINH - YẾN ANH

Trước khi đọc câu hỏi làm bài, bạn hãy nhìn sơ qua một lượt xem đề thi trắc nghiệm online có mấy câu rồi chia ra để có được khoảng thời gian trả lời một câu hỏi. Hãy nhớ là luôn trừ đi 10 đến 15 phút cuối dành cho những câu khó và để dò lại bài.

Việc phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm bài này sẽ giúp cho bạn không bị lố giờ thi và tập trung hơn vì đã nắm rõ thời gian cần phải dành ra làm bài.

2. Trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án

Hãy tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án vì thường các câu hỏi sẽ khá giống nhau và rất dễ gây nhầm lẫn. Nếu bạn đọc ngay phần trả lời sau khi xem câu hỏi, rất có thể bạn sẽ bị rối và tốn nhiều thời gian hơn cho một câu khi phải đọc lại từ đầu.

3. Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi

Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi là bước để tránh việc sai những câu đáng tiếc dù bạn đã biết rõ câu trả lời, vì yêu cầu đề có thể rất đa dạng từ chọn câu đúng, chọn câu sai, chọn nhiều câu, v.v.

Đọc kỹ câu hỏi trước khi chọn đáp án 

Nhiều bạn đọc câu trả lời đầu tiên và thấy nó đúng thì khoanh ngay để đến câu hỏi tiếp theo. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm bởi có thể những câu trả lời sau cũng chính xác và câu mà bạn cần phải khoanh là “Tất cả đều đúng” hoặc “Tất cả đều sai”. Vì vậy, hãy cực kì cẩn thận với những câu có đáp án này và tốt nhất bạn nên đọc hết một lượt câu trả lời trước khi quyết định chọn.

5. Hãy để những câu không biết sau cùng

Hãy trả lời ngay một lượt những câu bạn biết rồi quay lại những câu bạn không biết sau đó, vì việc dừng lại cố giải hết một câu vừa gây tốn thời gian mà còn khiến bạn thêm hoang mang, lo lắng khi làm bài.

6. Luôn luôn dò lại bài

Trong lúc làm bài rất dễ khoanh nhầm các câu trả lời, đặc biệt là khi giấy trả lời là một tờ giấy khác với đề. Vì vậy hãy luôn luôn dò lại bài để tránh gặp những lỗi đáng tiếc này, chưa kể bạn có thể phát hiện ra những câu mình đọc nhầm, thiếu và dẫn đến sai đáp án trong quá trình xem lại.

7. Đừng bỏ trống câu hỏi

Nếu câu sai không bị trừ điểm thì bạn đừng bỏ trống câu hỏi nào, vì với mỗi câu hỏi có 4 đáp án bạn đều có 25% xác suất trả lời đúng, còn khi bạn không trả lời sẽ không có cơ hội trả lời đúng nào cả. Trên đây là những mẹo thi trắc nghiệm online mà AZtest muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng với những mẹo trên sẽ giúp bạn có được bài thi trắc nghiệm với kết quả thật tốt. Chúc bạn thành công!

>>> XEM THÊM: Thi thử trực tuyến đem lại những lợi ích gì?

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage //m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Video liên quan

Chủ Đề