Cách đánh của khởi nghĩa Hương Khê

3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1895]- Lãnh đạo:Phan Đình PhùngCao Thắng“Khen thay Cao Thắng tài toLấy ngay súng giặc về cho thợ rènĐêm ngày tỉ mỉ mở xemLại thêm có cả đội Quyên cúng tàiXưởng trong cho chí xưởng ngoàiThợ rèn cao tỉnh đều mời hội côngSúng ta chế tạo vừa xongĐem ra mà bắn nức lòng thắm thayBắn cho tiệt giống quân TâyCậy nhiều súng ống phen này hết khoe.”[Vè Quan Đình] 3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1895]- Lãnh đạo:Phan Đình Phùng, Cao Thắng- Địa bàn hoạt động:4 tỉnh: Thanh Hóa, nghệ An,Hà Tĩnh, Quảng Bình- Căn cứ chính:Ngàn Trươi[Hương Khê- Hà Tĩnh]- Chiến thuật đánh giặc:Du kích, vận động chiếnHƯƠNG KHÊ- Diễn biến:+ 1885-1888: thời kỳ tổ chức,huấn luyện, xây dựng công sự,rèn đúc vũ khí.+ 1888-1895: thời kỳ chiến đấu.Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê 3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1895]THANH CHƯƠNGPhan Đình Phùng khóc thương người anh hùng trẻ tuổiCaoThắng, hi sinh khi mới 29 tuổi [1893].“Có chí không thành, anh hùng đã mất.Chưa thắng đã chết, ý trời ra sao?Công muốn lập nên, gõ mái * nặng thề trừ giặc nướcViệc khôn tính trước, lên yên ** nay thấy vắng người.”HƯƠNG KHÊTHÀNH HÀ TĨNH* Điển tích “gõ mái”.** Điển tích “lên yên”Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê 3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1895]THANH CHƯƠNGVỤ QUANGHƯƠNG KHÊLược đồ khởi nghĩa Hương KhêTHÀNH HÀ TĨNH 3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1895]Bài thơ tuyệt mệnh của của Phan Đình Phùng“Nhung trường vâng mệnh đã mười đôngVũ lược còn chưa lập được côngDân đói kêu trời, xao xác nhạn,Quân gian chật đất, rộn ràng ongChín lần xa giá non sông cáchBốn bể nhân dân nước lửa hồngTrách nhiệm càng cao càng nặng gánhTướng môn riêng thẹn mặt anh hùng”Bản dịch của Trần Huy LiệuThơ văn yêu nước thế kỷ XIXPhan Đình Phùng [1847-1895]“Ông chết rồi, nhưng bọn Pháp vẫn không tha, chúng quật mộ ông lên, đốt xác vàcho đem vứt đi. Người ta báo thù cả người đã nằm yên dưới mộ”. [Trần Dân Tiên] 3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1895]- Lãnh đạo:Phan Đình Phùng, Cao Thắng Nhận xét về cuộc khởi- Địa bàn hoạt động: 4 tỉnhnghĩa Hương Khê?Thanh Hóa, nghệ An,Hà Tĩnh, Quảng Bình- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê- Căn cứ chính: Ngàn Trươiđánh dấu bước phát triển cao[Hương Khê- Hà Tĩnh]nhất của phong trào Cần- Chiến thuật đánh giặc:vương dưới sự lãnh đạo củaDu kích, vận động chiếncác văn thân, sĩ phu yêu- Diễn biến:nước.+ 1885-1888:+ 1888-1895:- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê- Ý nghĩa:thất bại cũng đánh dấu phongLà cuộc khởi nghĩa tiêu biểutrào Cần vương kết thúc trongnhất trong phong trào Cầncả nước.vương. CỦNG CỐ BÀI HỌCNêu những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởinghĩa Ba Đình?khởi nghĩa Ba Đình khởi nghĩa Bãi SậyĐịa bànhoạt độngChiến thuậtđánh giặcThời gian3 làng: ThượngThọ, Mậu Thịnh,Mỹ KhêPhòng thủ1886-18874 huyện: Văn Lâm,Văn Giang, KhoáiChâu, Mỹ HàoDu kích1885-1889 CỦNG CỐ BÀI HỌCEm có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuốithế kỷ XIX?Lãnh đạo:Tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nướcThời gian1885-1896Lực lượng tham giaĐông đảo quần chúng nhân dânTính chấtYêu nước chống xâm lược, mang màusắc phong kiếnKết quảThất bại [do ý thức hệ, lãnh đạo, so sánhlực lượng...]Ý nghĩaCó vị trí lớn trong sự nghiệp đấu tranhchống đế quốc, để lại nhiều tấm gương, bàihọc kinh nghiệm quý báu. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ1. Ôn tập các bài 24, 25, 26 để kiểm tra 1 tiết.2. Chuẩn bị bài 27:KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀOCHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐITHẾ KỶ XIXGợi ý tìm hiểu:- Đặc điểm vùng Yên Thế và dân cư.- Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.- Các giai đoạn chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế.- Những nét chung về phong trào kháng chiếnchống Pháp của đồng bào miền núi.

Tóm tắt mục 3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885 - 1896]. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng

Mục 3

3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885 - 1896]

- Địa bàn hoạt động chủ yếu: ở huyện Hương Khê và Hương Sơn [Hà Tĩnh], sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Các giai đoạn:

+ Từ năm 1885 - 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí.

+ Từ năm 1889 - 1895, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

- Đặc điểm: Mặc dù bị thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.

- Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới.

Lược đồ diễn biến khởi nghĩa Hương Khê

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 131-133 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương [12 năm từ năm 1885 đến năm 1896].

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Tìm hiểu về khởi nghĩa Hương Khê

  • 1. Tóm tắt Khởi nghĩa Hương Khê
  • 2. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê
  • 3. Cuộc khởi nghĩa hương khê chia làm mấy giai đoạn
  • 4. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê
  • 5. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
  • 6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
  • 7. Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Khởi nghĩa Hương Khê [1885-1896] là đỉnh cao của phong trào Cần vương, và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam. Sau đây là những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, mời các bạn cùng theo dõi.

  • So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Khởi nghĩa Lam Sơn

1. Tóm tắt Khởi nghĩa Hương Khê

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

* Căn cứ: Ngàn Trươi [xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh].

* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

* Diễn biến: Hai giai đoạn

- Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.

- Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.

+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi.

+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

2. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Lãnh đạo khởi nghĩa: Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng và cộng sự Cao Thắng

Căn cứ cuộc khởi nghĩa: Ngàn Trươi thuộc huyện Hương Khê – Hà Tĩnh

Địa bàn hoạt động: gồm bốn tỉnh: Nghệ An, Thanh hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bỉnh

Phương thức chiến đấu: lựa chọn lối đánh du kích với lợi thế dựa vào địa hình hiểm trở cùng hệ thống công sự chằng chịt. Một số lối đánh như chặn đường tiếp tế, công đồn, dụ đối phương…

Phan Đình Phùng chia 4 tỉnh thành hoạt động thành 15 quận thứ, xây dựng chiến tuyến cố định, đại bản doanh được đặt tại ở núi Vụ Quang.

3. Cuộc khởi nghĩa hương khê chia làm mấy giai đoạn

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có thể chia thành hai giai đoạn chính trong thời gian hoạt động, cụ thể như sau.

Giai đoạn I [1885-1888]: Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng

Giai đoạn II [1889-1896]: Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân

4. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Giai đoạn I [1885-1888]

Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu

Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi

Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp

Giai đoạn II [1889-1896]

Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thánh chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt.

Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh = > Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp.

Đối phó với hành động này, quân Pháp bố trí nhiều đồn lẻ phong tỏa khu vực nhằm cản trở hoạt động của nghĩa quân Hương Khê. Chỉ tính riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với 30 lính canh tại mỗi đồn

Quân Pháp bị đánh trả, tập kích suốt một vùng rộng lớn từ Nghi Lộc, Thanh Chương đến Diễn Châu, Yên Thành. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong giai đoạn này đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ.

Từ năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều trận càn quét, đồng thời cũng chủ động tấn công với nhiều trận thắng như trận công đồn Trường Lưu vào tháng 5 năm 1890, trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 1892.

Sau nhiều trận thất bại, đầu năm 1892 thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, đặc biệt là trận càn quét vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng.

Nghĩa quân tiến đánh đồn Trung Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 1892. Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà và bắt sống tri huyện, còn Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang.

Nguyễn Hữu Thành đã chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đánh phá nhà lao và giải cứu được hơn 70 nghĩa sĩ bị cầm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 1892.

Tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng 1.000 quân tấn công vào Nghệ An, tuy nhiên Cao Thắng bị thương rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân. Lợi dụng cơ hội này, quân Pháo siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận chiến ở núi Vụ Quang.
Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh.

Những thủ lĩnh cuối cùng một phần bị tử trận, phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Đến đây, khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

5. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại là câu hỏi được nhiều người quan tâm, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Mặc dù là tập kết nhiều nghĩa sĩ trên 4 vùng rộng lớn, thế những cuộc khởi nghĩa Hương Khê vẫn chưa liên kết và tập hợp được lực lượng với quy mô lớn trên toàn quốc

Sự hạn chế vì khẩu hiệu chiến đâu, sự chênh lệch về vũ khí, đạn dược

Tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch

6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc

Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là điển hình nhất trong phong trào Cần Vương

Địa bàn hoạt động và quy mô chiến đấu của nghĩa quân lớn, trải rộng ở bốn tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình

Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương: 10 năm. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương thất bại.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê với sự tham gia đông đảo của nhân dân và các dân tộc thiểu số
Nghĩa quân hoạt động có sự tổ chức chặt chẽ và quy cũ kỉ luật, gồm 15 quân thứ đều do tướng lĩnh tài ba lãnh đạo.

Trong suốt quá trình hoạt động, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã lập được rất nhiều chiến công, khiến thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề

Nhận được sự ủng hộ của nhân dân, huy động được những tiềm năng to lớn từ nhân dân

Về mặt quân sự, đã sử dụng cùng kiểu trang phục, xây dựng công sự, vũ khí lợi hại

Phương thức chiến đấu phù hợp là đánh du kích và vận động chiến, biết tận dụng tối đã địa lý và địa hình khu vực. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã sử dụng linh hoạt tính chủ động, sáng tạo khi đánh trực diện cùng quân Pháp.

7. Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân [người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi]. Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung.

Khởi nghĩa Hương Khê được VnDoc chia sẻ trên đây giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn phong trào Cần vương cũng như những thời kì đỉnh cao và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam. Chúc các bạn học tốt và nhớ tương tác thường xuyên với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay và bổ ích nhé

.....................................

Ngoài Khởi nghĩa Hương Khê. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Lịch sử lớp 8, Giải bài tập Lịch sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 1

Video liên quan

Chủ Đề