Menden sử Dùng phương pháp nào dưới dây trong nghiên cứu di truyền

Câu hỏi:Phương pháp độc đáo nhất của Men đen trong nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là

A. Lai giống

B. Lai phân tích

C. Sử dụng xác suất thống kê

D. phân tích các thế hệ lai.

Lời giải:

=> Đáp án A.Lai giống

Cùng Top lời giải tìm hiểu phương pháp lai giống của Menđen nhé.

1. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen

G.J. Menden [1822 1884] được xem là ông tổ của ngành di truyền học. Phương pháp nghiên cứu của Menđen là phương pháp lai và phân tích con lai, gồm các bước:

- Tạo dòng thuần về từng cặp tính trạng tương phản bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

-Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc nhiều tính trạng, rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.

-Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

-Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.

2. Hình thành học thuyết di truyền học của Menđen

Thí nghiệm

Đậu Hà Lan [2n = 14]

Ptc: Cây hoa tím X Cây hoa trắng

F1: 100% hoa tím

Cho F1 tự thụ phấn

F2: 3 hoa tím : 1 hoa trắng.

Thực chất F2: 1 hoa tímtc : 2 hoa tím không tc : 1 hoa trắngtc

Học thuyết giao tử thuần khiết

- Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.

-Bố [mẹ] chỉ truyền cho con [qua giao tử] 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.

-Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.

-Kiểm tra giả thuyết bằng phép lai phân tích [còn gọi là lai kiểm nghiệm]

-ai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội [giả sử A-] với cá thể có kiểu hình lặn [giả sử: aa], mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.

-Nếu con lai xuất hiện 100% trội thì cá thể kiểu hình trội đem lai là thuần chủng [AA].

-Nếu con lai xuất hiện 50% trội : 50% lặn thì cá thể kiểu hình trội đem lai là không thuần chủng [Aa].

3. Cơ sở tế bào học và nội dung của qui luật phân li

Cơ sở tế bào học

Gen nằm trên NST, mỗi gen có 1 vị trí xác định gọi là locut. Trong tế bào sinh dưỡng, các gen alen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Mỗi alen nằm trên 1 NST nên không hoà trộn vào nhau.

Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của mỗi cặp alen, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử.

Sơ đồ lai

-Qui ước gen Alen A: hoa tím là trội hoàn toàn so với alen a: hoa trắng.

-Các gen alen sẽ quy định tính trạng

-Nội dung quy luật phân li

Mỗi tính trạng được qui định bởi 1 cặp gen alen, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.

Các bước :

-Bước 1: Chọn dòng thuần chủng về các tính trạng nghiên cứu, bằng cách cho tự thụ phấn liên tục.

-Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1; F2; F3

-Bước 3: Menđen dùng toán thống kê để xử lí số liệu thu được trong thí nghiệm, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả lai.

-Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết

Menđen thành công trong công trình nghiên cứu của mình bởi vì:

- Chọn được đối tượng nghiên cứu phù hợp: Menđen đã tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau như chuột bạch, bắp [ngô], đậu Hà Lan, ... nhưng thành công nhất là ở đậu Hà Lan bởi nó có những ưu điểm như: là cây ngắn ngày, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt và đặc biệt có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát.

- Menđen có phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền.

Video liên quan

Chủ Đề